Những tiện ích khó tin từng tồn tại ở rạp chiếu phim thời xưa
Ở thời kỳ đầu của ngành chiếu bóng, khán giả ra rạp xem phim còn được xem cả thời sự, phim dài tập và phục vụ bữa tối.
1. Rèm nhung đỏ
Rạp chiếu phim thời kỳ đầu vẫn mang thiết kế của các nhà hát cổ điển với nội thất cầu kỳ, sang trọng. Phần màn chiếu phim còn mang dáng dấp của một sân khấu lớn với rèm nhung đỏ phủ trước màn chiếu. Khi tấm rèm được kéo lên, khán giả sẽ biết bộ phim sắp bắt đầu và giữ trật tự.
2. Nội quy cởi mũ dành riêng cho các quý cô
Xem phim ngày trước là hoạt động giải trí dành cho giới thượng lưu. Việc các quý cô đến rạp trong bộ cánh lộng lẫy, đầu đội mũ quý phái là chuyện quen thuộc. Để tránh làm ảnh hưởng tầm nhìn, các rạp chiếu đều trưng bảng nội quy nhắc nhở các tiểu thư cởi mũ trước khi vào rạp.
3. Phòng “khóc nhè”
Một điều thú vị là các rạp chiếu thời bấy giờ đều có một căn phòng riêng tên là Cry Room. Căn phòng được cách âm hoàn toàn, có cửa kính nhìn ra màn chiếu và một số nơi còn có cả y tá riêng trong phòng. Đây là nơi các bậc phụ huynh có con nhỏ thưởng thức bộ phim mà không sợ làm phiền mọi người bằng tiếng quấy khóc của em bé.
Video đang HOT
4. Tặng kèm bữa tối
Vào khoảng thập niên 30, đại suy thoái kinh tế khiến các ngành công nghiệp giải trí lao đao, trong đó có cả điện ảnh. Các gia đình trung lưu đều cho rằng một bỏ tiền xem phim hàng tuần là quá xa xỉ. Để cứu vãn tình thế, các chuỗi rạp chiếu tung ra chiêu khuyến mại là tặng kèm bữa ăn khi mua vé xem phim suất tối. Chiêu khuyến mại thành công lớn vì nhiều bà nội trợ cảm thấy rất “hời” khi được đi xem phim mà vẫn tiết kiệm tiền ăn tối.
5. Nghỉ giải lao giữa giờ
Thông thường, một bộ phim sẽ được cắt làm 2 phần. Giữa 2 phần chiếu là thời gian nghỉ ngơi từ 3-10 phút. Trong khoảng thời gian này, rạp phim chiếu những đoạn quảng cáo mời gọi khán giả ra hành lang vận động tay chân và “tiện thể” mua bỏng, nước ngọt, bánh kẹo ăn vặt cho phần chiếu sau. Đây là cách giúp các chuỗi rạp tăng thêm doanh thu đáng kể.
Ngoài ra, một số suất chiếu còn chiếu liên tiếp 2 phim gồm phim bán vé và phim tặng kèm (thường là các tác phẩm ít tên tuổi, chất lượng thấp). Giữa các bộ phim, khán giả sẽ được giải trí bằng những đoạn hoạt hình ngắn vui nhộn.
6. Chiếu thời sự, phim dài tập
Ngày nay, trước khi phim bắt đầu, khán giả được xem các đoạn quảng cáo và trailer. Tuy nhiên thời trước các rạp lại chọn chiếu thời sự hoặc phim dài tập ở khung thời gian này. Khoảng thập niên 30, 40, người dân chủ yếu cập nhật tin tức qua báo giấy và radio nên nguồn tin khá hạn chế. Các hãng phim quyết định làm các clip tổng hợp tin tức dưới dạng phim tài liệu, giới thiệu về tất cả các sự kiện nổi bật trên toàn thế giới nhằm tạo sự thích thú cho người xem.
Ngoài điểm tin, hãng phát hành còn phát cả phim series trước giờ chiếu chính thức. Mỗi tập phim chỉ dài 7-10 phút, thường là phim hành động, giật gân, hài hước và luôn kết tập ở chi tiết cao trào. Điều này lôi kéo khán giả liên tục mua vé xem phim để được theo dõi liền mạch series.
7. Có chỗ ngồi cho thú cưng
Khách hàng thường xuyên của các chuỗi rạp chiếu ngày trước là giới nhà giàu, vì vậy rạp phim phải linh động với nhiều tiện ích đặc biệt, kể cả việc cho phép mang thú nuôi vào rạp. Những khán giả mang theo thú cưng sẽ được sắp xếp ngồi ở vị trí trên cao để không làm ảnh hưởng người khác mà vẫn có sự thoải mái.
Theo VNE
Giờ mới biết vì sao cứ xem phim lại phải ăn bỏng ngô
Chỉ cần nhìn thấy túi giấy đựng đầy bỏng ngô cũng lập tức khiến người ta liên tưởng tới nghệ thuật thứ 7.
Trong các rạp chiếu phim hiện nay, quầy bán bỏng ngô luôn là một phần không thể tách rời. Một hãng nghiên cứu thị trường tiêu dùng ở Mĩ từng khảo sát sở thích khi đi xem phim của người dân nước này và đưa ra số liệu người đến xem phim thường xuyên mua bỏng là 87%. Bỏng ngô trở thành mặt hàng siêu lợi nhuận lớn cho các rạp chiếu. Thế nhưng không phải ai cũng biết, đã từng có thời, rạp chiếu lại là nơi người ta cấm cửa bỏng ngô.
Đa số khán giả đều mua bỏng ngô để thưởng thức phim
Từ khi xuất hiện vào đầu thế kỉ 19, món bỏng ngô nhanh chóng được cả châu Mỹ yêu thích bởi hương vị mới lạ. Có điều các chủ sở hữu của các rạp chiếu phim đầu tiên lại không thích bỏng ngô đến thế. Theo Andrew Smith, tác giả cuốn một cuốn sách nghiên cứu về lịch sử xã hội đã giải thích rằng:"Các rạp chiếu không thích bỏng ngô vì họ muốn rạp chiếu phim chỉ là rạp chiếu phim. Họ có những tấm thảm đỏ và rèm đẹp đẽ như vậy, và tất nhiên không ai muốn bỏng ngô vương vãi đầy ra chúng."
Thật là một lí do chính đáng. Vậy câu chuyện đã thay đổi như thế nào? Quan điểm của các ông chủ Mỹ được giữ nguyên trong suốt thời kì phim câm. Bởi khi xem phim, người ta phải thật tập trung chăm chú lên màn hình, theo dõi từng cử chỉ, nét mặt thay đổi của nhân vật, từng dòng thông tin được tóm tắt dưới dạng phụ đề để nắm bắt diễn biến phim. Khán giả không có thời gian làm việc khác, vì thế chẳng có đồ ăn cũng không sao.
Thời kì phim câm, khán giả phải cực kì chăm chú theo dõi bộ phim và đọc phụ đề
Nhưng từ khi kỷ nguyên phim có tiếng bắt đầu, tất cả những điều đó đều bị đảo lộn. Âm thanh sống động và lời thoại giúp người xem không cần quá chăm chăm nhìn lên màn hình, đầu óc họ được thả lỏng hơn. Tất nhiên khi ấy khán giả sẽ quan tâm tới việc mang đồ ăn nhẹ vào để thưởng thức bộ phim trọn vẹn hơn, theo đúng nghĩa thư giãn. Các loại đồ ăn nhẹ phục vụ cho phim ồ ạt được chào bán ở cửa rạp, bao gồm cả bỏng ngô. Điều gì khiến bỏng ngô lên ngôi giữa vô vàn loại thức ăn nhẹ là gì?
The Jazz singer - Ca sĩ nhạc Jazz, bộ phim có tiếng đầu tiên trên thế giới, được chiếu năm 1927
Đơn giản vì chúng rẻ. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ thời kì hậu thế chiến thứ hai, mọi thứ trở nên đắt đến cắt cổ, chỉ riêng bỏng ngô vẫn rẻ. Giá một túi bỏng ngô những năm 1930-1940 dao động từ 5-10cent. Bỏng ngô trở thành cứu tinh cho những người thuộc tầng lớp bình dân.
Có điều thời gian này, bỏng ngô chỉ do những người bán lẻ bán trước cửa rạp cũng cấp chứ không liên quan tới rạp chiếu. Người bán bỏng ngô sẽ phải trả một khoản cho rạp chiếu nếu muốn có đặc quyền bán bỏng ngô ngay tại sảnh. Một thời gian sau, các ông chủ rạp phim nhận ra giai đoạn trung gian này là không cần thiết, họ có thể kiếm được nhiều hơn nếu tự bán đồ ăn nhẹ do chính mình cung cấp.
Ảnh hưởng từ Mỹ cứ vậy lan rộng ra toàn thế giới, cùng với sự ảnh hưởng của Hollywood.
Ngày nay bỏng ngô đã gắn chặt với rạp chiếu phim và các khán giả của môn nghệ thuật thứ bảy
Vậy là sau một cuộc hành trình dài, bởi nhiều nguyên nhân, từ những phát minh tạo ra phim có tiếng đến những biến động lịch sử, bỏng ngô trở nên ngày càng phổ biến ở các rạp chiếu phim. Ngày nay, chỉ riêng hình ảnh túi giấy chữ nhật đựng đầy bỏng ngô cũng lập tức khiến người ta liên tưởng tới nghệ thuật thứ 7.
Theo Danviet
3 lí do Star Trek không kém Fast and Furious Những cuộc rượt đuổi mãn nhãn trong không gian khiến Star Trek: Không giới hạn được nhiều fan so sánh với series Fast and Furious lừng danh. Vừa ra rạp, "bom tấn" Star Trek: Không giới hạn đã ngay lập tức nhận được những phản hồi tích cực từ các khán giả Việt Nam. Không quá lời khi nhận xét rằng bom tấn...