Những tiến bộ y học biến phim viễn tưởng thành sự thật
Những “bộ xương” robot giúp người liệt đi lại, những thiết bị tí xíu lấy cảm hứng từ… dòi có thể “ăn sạch” khối u, hay những cỗ máy việc không mệt mỏi để hỗ trợ thầy thuốc trong bệnh viện – trên nhiều khía cạnh, có vẻ như tương lai của y học đã bắt đầu.
Các chuyên gia cho biết, ở mức độ thử nghiệm, nhiều kỹ năng của con người đã được nâng cao hoặc thay thế bằng robot hoặc các thiết bị công nghệ cao khác – và có thể chúng sẽ trở nên phổ biến chỉ trong vòng vài năm nữa.
Mắt phỏng sinh học
“Nếu 10 năm trước có ai đấy được nghe kể về điều này, hẳn họ sẽ nói rằng đó là chuyện viễn tưởng. Nhưng ngày nay, nó đã trở thành hiện thực,” bác sĩ chuyên khoa mắt người Pháp Gerard Dupeyron nói về một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay giúp ích cho con người – mắt phỏng sinh học.
Mắt phỏng sinh học là một trong những tiến bộ gần đây trong việc điều trị bệnh thoái hóa võng mạc, đã giúp phục hồi thị lực thô cho hàng chục bệnh nhân ở châu Âu và Mỹ.
Hệ thống gồm một chip điện tử cấy trong mắt để mô phỏng chức năng các tế bào cảm thụ quang học của võng mạc, thường kết hợp với một camera tí hon lắp trên cặp kính đeo mắt giống như kính râm thể thao.
Camera gửi ảnh qua một máy tính nhỏ tới chip, chip điện tử sẽ chuyển ảnh thành tín hiệu điện gửi lên não, ở đây tín hiệu điện sẽ được diễn giải thành hình ảnh “nhìn thấy”. Trên một thiếu bị mẫu, bản thân con chip vừa có chức năng cảm thụ ảnh sáng, vừa có chức năng truyền tín hiệu.
Một nhược điểm đối với hàng chục triệu người bị những bệnh như viêm võng mạc sắc tố chi phí – thiết bị hỗ trợ này có giá khoảng 100.000 euro (khoảng 3 tỷ đồng) mỗi chiếc.
“Dòi máy” ăn khối u
Năm ngoái, các nhà khoa học tại Trường Y Đại học Maryland (Mỹ) đã phát triển một thiết bị “rùng rợn” lấy cảm hứng từ những… con dòi.
Video đang HOT
Thiết bị tiêu diệt khối u bằng dòng điện và “ăn sạch” những mảnh vụn.
Mẫu thiết bị có hình dạng giống như ngón tay có nhiều khớp nối cho phép nó di chuyển theo nhiều hướng. Ý tưởng về loại robot phẫu thuật thần kinh tí hon này ra đời từ thực tế là các bác sĩ rất khó “với tới” những khối nằm sâu trong não. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm thiết bị trên lợn và trên tử thi.
Kẹp nghiền ung thư
Lấy cảm hứng từ những chiếc càng cua, các nhà khoa học Singapore đã chế tạo một loại robot tí hon có thể đi qua họng vào dạ dày để cắt khối u bằng những chiếc kẹp rất nhỏ.
Một tay robot sẽ giữ chặt khối u trong khi tay kia cắt khối u ra từng mảnh nhỏ. Theo Trường Đại học công nghệ Nanyang (NTU), thủ thuật có thể chỉ mất 20 phút và một ngày nào đó sẽ thay thế cho những ca mổ mất nhiều giờ.
Hệ thống có tên The Master and Slave Transluminal Endoscopic Robot (MASTER) đã được thử nghiệm thành công trên bệnh nhân.
Bộ xương robot
Các kỹ sư trên khắp thế giới đang chạy đua để thiết kế ra những bộ xương robot nhẹ nhất và tự động nhất, không chỉ để phục hồi cử động cho người tàn tật mà còn để tăng cường sức mạnh và sức bền cho những người phải mang hành lý nặng hoặc phải đi bộ xa, nhưng các binh sĩ hoặc nhân viên cứu hộ.
Được gắn vào thân dưới, nhưng thiết bị này hoạt động nhờ những động cơ giúp cơ bắp đỡ căng – tương tự như bộ đồ được điều khiển bằng não giúp người liệt đá bóng tại lễ khai mạc World Cup vừa qua.
Nhiều mẫu thiết bị đã được phát triển, nhưng vẫn còn những thách thức cần vượt qua trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp điện liên tục, lâu dài và ổn định.
Để khắc phục tình trạng run tay ở người và nhu cầu cần có dụng cụ để phẫu thuật những cơ quan sâu trong cơ thể, nhưng chiếc kìm và kẹp robot thông minh được điều khiển bởi bác sĩ mổ đang được sử dụng ngày càng nhiều trong những thủ thuật xâm nhập tối thiểu. Chúng cũng có độ xoay và di chuyển vượt xa khả năng của bàn tay người, và khiến việc phẫu thuật từ xa trở nên khả thi bằng cách cho phép các bác sĩ điều khiển dao mổ trong những bàn tay robot ở tận một châu lục khác.
Để tiết kiệm cho ngành y chi phí quý giá về công lao động, các robot cũng đang bắt đầu đảm nhiệm nhiều công việc tại bệnh viện như đẩy cáng.
Còn tại nhà, chúng có thể giúp người tàn tật giao tiếp và sống động lập hơn – ví dụ như cánh tay robot có gắn một chiếc thìa sẽ cho phép người tàn tật tự ăn.
Cẩm Tú
Theo Dantri/Channelnewsasia
Siêu tiêm kích F-35C chuẩn bị thử nghiệm trên tàu sân bay
Máy bay chiến đấu đa năng trên hạm F-35C do công ty Lockheed Martin nghiên cứu và phát triển đang hướng đến mục tiêu thử nghiệm bay biển trên tàu sân bay USS Nimitz CVN-68.
Ông Eric VanCamp, giám đốc chương trình phát triển quốc nội của F-35, thuộc công ty Lockheed Martin tiết lộ, thời gian thử nghiệm F-35C (DT-1) sẽ diễn ra từ ngày 12-10 đến ngày 3-11 năm nay.
Trước khi thực hiện thử nghiệm cất cánh bằng máy phóng và thực hiện hạ cánh bằng cáp hãm đà lần đầu tiên trên tàu sân bay, F-35C còn phải hoàn thành một số công tác thử nghiệm tổng hợp bắt buộc, một trong những trở ngại lớn nhất còn lại là kiểm tra giá cất hạ cánh và kết cấu thân máy bay.
Kiểm tra kết cấu tức là tiến hành một loạt thử nghiệm bay đặc thù, kiểm tra động lực học và kết cấu của máy bay trong các điều kiện bất bình thường, bao gồm tốc độ hạ cánh quá lớn, máy bay tiếp boong tàu sân bay trong tư thế không bình thường.
Hải quân cần phải thử nghiệm tất cả các tiêm kích hạm trong điều kiện như vậy, để máy bay và phi công tiêm kích hạm thích ứng với môi trường hoạt động khắc nghiệt trên biển, do khí hậu gây ra hoặc các nguyên nhân khác, kể cả sự sai sót của con người, dẫn đến máy bay bay lệch boong tàu.
Máy bay chiến đấu F-35C sẽ được thử nghiệm trên tàu sân bay USS Nimitz CVN-68
Những thử nghiệm liên quan đang được tiến hành ở trạm hàng không hải quân Patuxent River, thuộc bang Maryland. Trạm này được trang bị các thiết bị phóng hơi nước và cáp hãm đà trên bờ.
Tuy nhiên, ông Eric VanCamp cũng cũng khẳng rằng, mô phỏng trên bờ và việc hạ cánh trên tàu sân bay là hoàn toàn khác nhau. Phi công bay thử nghiệm của F-35C cần phải kiểm tra 44 điểm thử nghiệm độc lập, để đảm bảo cho việc hạ cánh an toàn trên tàu sân bay. Ngày 29-5, F35-C đã thử nghiệm khả năng hạ cánh an toàn với tốc độ thấp tối đa là 6,52 m/s.
Vị giám đốc điều hành này khẳng định, khi hoàn tất việc thử nghiệm, máy bay chiến đấu F-35C có thể tiến hành hạ cánh trên tàu sân bay mà không cần kiểm soát. Mục tiêu chính của thử nghiệm DT-1 là mỗi nhân viên thao tác trên tàu sân bay được một lần huấn luyện thao tác bảo đảm phóng và thu hồi máy bay.
Tiếp theo, sẽ tiến hành khâu thử nghiệm trên tàu sân bay mang tính thử thách cao hơn. Công tác thử nghiệm có thể mô phỏng quy trình cất cánh trên đường băng ngắn của phiên bản hải quân đánh bộ F35B trên tàu đổ bộ tấn công LHD-1 USS Wasp.
Phiên bản F-35B đang thử nghiệm cất cánh trên tàu đổ bộ lớp Wasp LHD-1 USS Wasp
Đồng thời với việc thử nghiệm cất hạ cánh trên hạm, nhóm thử nghiệm còn triển khai thí nghiệm mở rộng phạm vi hoạt động cho phi công như góc tới lớn, độ rung chấn khi bay với tốc độ cao và khả năng chịu tải của máy bay.
F-35C được lắp đặt phần mềm phiên bản Block2B, nên nó có thể đạt được các tiêu chí sau: Nâng trần bay lên 12192m, vận tốc so với không khí 500 hải lý (1019 km/h), vận tốc so với âm thanh Mach 1,2, góc tới 50 độ, quá tải 7,5G. Mang tải vũ khí cơ bản bao gồm tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, bom tấn công chính xác dẫn đường tổng hợp JDAM và bom dẫn đường laser.
Hải quân Mỹ đang hy vọng F-35C sẽ được lắp đặt phần mềm phiên bản Block3F vào tháng 8-2018, để trang bị vũ khí đồng bộ, tích hợp thông tin chuỗi số liệu với thiết bị cảm biến và có khả năng hoàn chỉnh, đạt được các tiêu chí sau: Trần bay cao 15240 km, vận tốc so với không khí 700 hải lý (1296 km/h), vận tốc so với âm thanh Mach 1.6, góc tới 50 độ, quá tải 7,5 G.
Theo ANTD
Bầu cử ở Ấn Độ: Ứng viên đối lập chiến thắng vang dội Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử Quốc hội cho thấy "Đảng Nhân dân Ấn Độ"(BJP) do ông Narendra Modi làm thủ lĩnh đã giành thắng lợi rực rỡ nhất trong vòng 30 năm qua. Ông Narendra Modi, đại diện cho đảng BJP (trái) và Rajiv Shukla, đại diện cho đảng Quốc đại. Theo Đài tiếng nói nước Nga, kết quả kiểm...