Những tiến bộ trong điều trị ung thư máu
Thử nghiệm lâm sàng dẫn đến các đột phá trong điều trị ung thư máu như thuốc “thông minh”, thuốc hóa trị kiểu mới, liệu pháp sinh học hay miễn dịch trúng đích.
Hàng nghìn nghiên cứu về bệnh bạch cầu, còn gọi là ung thư máu, được tiến hành, đem lại kết quả khả quan trong điều trị. Các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh và giai đoạn của bệnh.
Những loại thuốc “thông minh”
Trong một thời gian dài, thuốc điều trị ung thư trước đây đã không còn được ưa dùng bởi chúng tấn công cả tế bào khỏe mạnh lẫn tế bào ung thư. Hiện nay, thuốc điều trị ung thư đã “thông minh” hơn. Chúng chỉ tấn công các tế bào ung thư mà không phá hủy các tế bào khỏe mạnh khác.
Người mắc ung thư máu dòng tủy mạn tính (CML) có thể dùng những loại thuốc này. Trước đây, CML là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Các loại thuốc hiện nay có thể ngăn chặn protein bất thường tạo ra bởi các đột biến trong nhiễm sắc thể gây bệnh CML.
Liệu pháp miễn dịch với mục tiêu xác định
Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm liệu pháp miễn dịch với mục tiêu xác định để điều trị một vài loại bạch cầu. Khi sử dụng phương pháp này, hệ miễn dịch sẽ tìm và phá hủy các tế bào mang gene bất thường, có khả năng gây bệnh. Biện pháp này bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khi phải trải qua hóa trị.
Video đang HOT
Bệnh bạch cầu tăng lympo bào cấp tính (ALL) là vô cùng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp miễn dịch với mục tiêu xác định khi điều trị cho người lớn. Liệu pháp vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nhưng đem lại hy vọng cho những bệnh nhân mắc ALL.
Thuốc hóa trị mới
Hóa trị được sử dụng để chữa nhiều loại ung thư, bao gồm bạch cầu. Các loại thuốc hóa trị mới có khả năng xác định và phá hủy các tế bào ung thư máu tốt hơn. Các loại thuốc đang thử nghiệm cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML) bao gồm tipifarnib, bortezomib, sapacitabine và laromustine.
Cấy ghép tế bào gốc
Hầu hết loại thuốc hóa trị đều tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào khỏe mạnh. Sử dụng thuốc hóa trị liều cao còn có thể phá hủy tế bào tủy xương, ngăn sự sản sinh của các tế bào máu mới, khỏe mạnh.
Để giải quyết vấn đề này, một biện pháp điều trị khác là cấy ghép tế bào gốc. Bác sĩ sẽ đưa tế bào gốc khỏe mạnh từ người hiến tặng vào cơ thể của người bị bạch cầu. Sau đó, tế bào tủy xương sẽ sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh. Hiện này, những bệnh nhân ung thư phải sử dụng hóa trị liều lượng cao thường kết hợp cả hóa trị và cấy ghép tế bào gốc.
Liệu pháp sinh học
Còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, liệu pháp sinh học giúp hệ miễn dịch thiết lập cơ chế tự bảo vệ và chống lại các tế bào bệnh bạch cầu. Phương pháp ít tác dụng phụ hơn so với các cách điều trị khác. Liệu pháp sinh học được sử dụng độc lập, kết hợp với hoá trị hoặc sử dụng sau các liệu pháp khác.
Thử nghiệm lâm sàng
Các thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu thuốc và liệu pháp khác nhau. Sự kết hợp của các liệu pháp điều trị vẫn đang được tiến hành trên nhiều giai đoạn của bệnh bạch cầu. Các thử nghiệm tiến hành đối với người mới được chẩn đoán và với người đã mắc bệnh này trong nhiều năm. Một số thử nghiệm dẫn đến biện pháp điều trị mới nhất.
Bé trai mắc ung thư máu kiên cường trải qua 3 lần ghép tế bào gốc
Hai trong số 3 lần ghép tế bào gốc đều thất bại khiến cơ hội sống của bé Phạm Nguyên Hà càng mong manh. Nhưng may mắn đã mỉm cười với bệnh nhi này.
Năm 3 tuổi, khi đang chơi đùa cùng các bạn, cậu bé Phạm Nguyên Hà phát hiện hai đầu gối có vết tím bầm kèm theo những cơn sốt nhẹ. Khi đó, gia đình chỉ nghĩ rằng Hà ốm vặt. Tình trạng xuất huyết của Hà ngày càng nặng hơn nên phải nhập viện cấp cứu.
Phạm Nguyên Hà trong thời gian điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội). Ảnh: Gia đình cung cấp.
Tại viện, chị Cúc (mẹ Nguyên Hà) bàng hoàng khi nghe chẩn đoán bệnh tình của con. Cầm tờ kết quả chẩn đoán ung thư máu Leukemia cấp, trái tim chị Cúc như vỡ ra nhiều mảnh.
Sau khi biết con mắc ung thư máu, chị Cúc, mẹ bé tìm mọi cách có thể để níu giữ mạng sống cho em. Niềm hy vọng của chị Cúc được thắp lên khi biết con có khả năng khỏi bệnh bằng phương pháp ghép tế bào gốc.
Lần thứ nhất, bé Hà được ghép tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn cộng đồng nhưng thất bại. Lần tiếp theo, con được ghép từ bố nhưng tiếp tục không thành công. Cơ thể nhỏ bé của Hà phải trải qua những đợt điều trị dài với nhiều đau đớn. Nhưng bệnh nhi vẫn luôn kiên cường, tràn đầy hy vọng sống.
Sau hai lần không thành công, gia đình Hà vẫn quyết không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào. Chị Cúc hạ sinh đứa con thứ hai. Họ quyết định lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn cho bé tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội).
Lần thứ 3, Hà được ghép tế bào gốc từ mẹ, nhưng kết quả vẫn là thất bại. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười mới gia đình bệnh nhi này. Cơ thể Hà bắt đầu có tiếp nhận lần ghép tế bào gốc thứ 2 từ bố.
18 tháng sau khi điều trị thành công, Nguyên Hà đã khỏe mạnh và cùng mẹ tham gia chương trình Gặp mặt và Thành lập Câu lạc bộ Ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh: Công Thắng.
Chị Cúc tâm sự: "Lúc ấy, gia đình tôi như vỡ òa vì hạnh phúc, thương con còn nhỏ đã phải chịu nhiều đợt điều trị. Chúng tôi sung sướng vì từ nay con đã có hy vọng khỏe mạnh trở lại".
Sau khi ghép tế bào gốc thành công, bé Hà vẫn phải đến viện thường xuyên để điều trị vì thiếu máu và tiểu cầu. Nhưng những đợt truyền máu dần giãn ra. Hiện tại, bé Hà khỏe mạnh hơn nhiều. Con vẫn hiếu động, thích đùa nghịch và đã quay trở lại đi học cùng bạn bè. Mầm mon nhỏ bé đã được hồi sinh nhờ sự tiến bộ của y học, sức sống kiên cường và tình yêu thương từ gia đình.
'Tôi khỏi ung thư máu nhờ tế bào gốc của anh trai' Sau 12 năm được ghép tế bào gốc đồng loài, người đàn ông ở Lạng Sơn hiện khỏe mạnh, có cuộc sống hạnh phúc. Ung thư là chết. Ung thư máu lại càng khó sống hơn. Đó là quan niệm phổ biến. Thực tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính đã khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Bước ngoặt...