Những thuyết âm mưu rùng rợn về Pokemon, đừng đọc nếu không muốn phá nát tuổi thơ!
Đây là những lập luận dựa vào các chi tiết rất nhỏ mà ít ai để ý đến trong thế giới Pokemon.
Cái tên Pokemon hẳn không còn xa lạ đối với nhiều game thủ bởi những phiên bản đầu tiên về thế giới đầy màu sắc này đã xuất hiện từ… 20 năm về trước. Bất kỳ ai từng trải nghiệm, theo dõi cuộc phiêu lưu của Ash Ketchum cũng đều mong muốn được sở hữu một chú Pokemon cho riêng mình.
Vì vậy, những tựa game về đề tài Pokemon như Vua Pocket 3D đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo game thủ. Có thể nói Pokemon là tuổi thơ của rất nhiều người, nhưng liệu có còn điều gì mà chúng ta không biết về chúng hay không? Hãy cùng đến với những “thuyết âm mưu” được các fan lập luận và đưa ra sau đây nhé:
Pokemon và “hội chứng Stockholm”
Chúng ta vẫn thường biết về một thế giới Pokemon đầy tươi đẹp, nơi con người và Pokemon cùng nhau chung sống, chiến đấu, luyện tập và là nơi của tình bạn, lòng trung thành. Tuy nhiên, cần phải nhớ lại rằng Pokemon vốn sống ở nơi hoang dã, sinh tồn và phát triển theo những gì tự nhiên vốn có.
Rồi những huấn luyện viên tìm đến, bắt chúng, tách chúng khỏi gia đình, đánh cho thừa sống thiếu chết, nhốt vào quả cầu bé tẹo. Sau đó chúng tập luyện khổ lao, chiến đấu sống còn với đồng loại để… kiếm tiền cho “chủ nhân”. Ấy thế, mà các chú Pokemon ấy lại răm rắp nghe theo huấn luyện viên của mình, yêu thương và hi sinh vì chủ nhân hết thảy. Tại sao vậy? Phải chăng chúng đều mắc “hội chứng Stockholm”?
Trong các tựa game lẫn phim ảnh về Pokemon, chúng ta chỉ thấy các trainer sử dụng Pokemon của mình vào một mục đích duy nhất là chiến đấu
Hội chứng Stockholm hay quan hệ bắt cóc là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó “con tin” lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ kẻ bắt cóc. Nghe có vẻ vô lý nhưng sự đồng cảm của nạn nhân với kẻ hành hạ là cách mà nạn nhân phản ứng với nỗi đau mà họ đang phải trải qua. Khi đó, nạn nhân chia sẻ chung những suy nghĩ, thái độ và giá trị với kẻ hành hạ, “tạm quên mất” rằng mình đang bị đe dọa.
Đây chính là một ví dụ điển hình nữa của hội chứng này
Đương nhiên chúng ta thấy các huấn luyện viên đều yêu thương và chăm sóc cho Pokemon, tuy nhiên cách giải thích này nghe chừng cũng… hợp lý.
Parasect là Zombie và… đã chết
Có lẽ chúng ta đã chẳng còn xa lạ với chú bọ cam nhỏ nhắn, dễ thương với cây nấm trên người từ thế hệ đầu tiên này. Tuy nhiên, ở Paras và tiến hoá Parasect ẩn chứa một bí ẩn rợn người?
Và nó có liên quan đến chính loại nấm trên lưng chú
Giả thuyết được đưa ra: Parasect là một zombie! Chính cây nấm trên người Parasect điều khiển hành động của chú. Pokedex của Parasect viết rằng: “Chúng thường cư ngụ tại nơi tối tăm, ẩm thấp. Tập tính này không phải của bọ mà là của cây nấm trên lưng của chúng”. Điều này củng cố quan điểm Parasect chỉ là một zombie, một cái xác không hơn, phục vụ vì nấm kí sinh. Hơn nữa, khi tiến hoá, đôi mắt của Parasect trở nên trắng toát, biểu hiện cho việc chú ta thực ra đã chết mất rồi.
Video đang HOT
Tập tính này không phải của bọ mà của cây nấm trên lưng
Loài nấm lớn hơn cơ thể của vật chủ kiểm soát Parasect. Nó phân tán các bào tử độc
Đặc tính của Parasect được lấy cảm hứng từ một loại nấm tên là Cordyceps, chuyên kí sinh vào côn trùng. Bào tử nấm dần dần lan toả trong người vật chủ và nắm quyền kiểm soát mọi thứ. Chúng thường ngụ trọng cơ thể kiến, ăn từ trong ra ngoài, ra lệnh cho kiến đến nơi cao, xé toang cơ thể zombie của chủ nhân rồi thoát ra để tìm vật chủ mới. Cứ thế, “vòng tròn địa ngục” không bao giờ kết thúc.
Loài nấm này đúng là một sát thủ
Ma có thật trong thế giới Pokemon?
Vẫn biết nhiều Pokemon từng là người, rồi có cả một hệ Pokemon Ghost, tuy nhiên việc xuất hiện các hồn ma vất vưởng thực sự vẫn là điều gì đó “sởn da gà”. Hãy cùng xem đoạn hội thoại trích trong Pokemon Origins nhé:
Người nữ: Bạn tin có ma không?
Red: Dạ không, làm gì có ma ạ
Người nữ: Ồ, vậy chắc chị nhìn lộn cái tay trắng trên vai em rồi
Red: Giỡn hoài, chị đừng có chọc
Do you believe in Ghost?
Cảnh trên diễn ra khi Red ở Lavender Town. Sau khi Red quay lại thì hai người đã biến mất (?!). Tuy nhiên, điều thực sự kinh hoàng không phải nằm ở đó, mà là đây:
Kể cũng lạ, sống cùng với Pokemon hệ ma, thậm chí là cả Pokemon mang khuôn mặt của người chết như Yamask thì thấy bình thường, thế mà “ma thật” thì lại “xanh mặt”!
Vẫn còn rất nhiều giả thuyết cực sốc được đưa ra mỗi ngày từ hàng triệu fan Pokemon trên toàn thế giới, các độc giả hãy chú ý đón đọc ở các bài viết sau nhé.
Theo GameK
Hóa ra Pokemon thực sự tồn tại ngoài đời, thậm chí còn có thể "bắt" được (Phần 2)
Ở phần trước, chúng ta đã cùng điểm mặt 12 loài Pokemon được "xác nhận" là lấy cảm hứng từ các loài động vật có thực ngoài đời. Ở bài viết này, hãy cùng đến với 8 cái tên tiếp theo và cùng xem chúng đóng vai trò như thế nào trong Vua Pocket 3D nhé.
Vua Pocket 3D là một trong những game Pokemon được game thủ Việt yêu thích nhất thời điểm hiện tại.Điểm nổi bật nhất của game chính là sự xuất hiện của các Pokemon huyền thoại như Mew, Mewtwo, Suicune, Raikou, Entei... Các Pokemon còn có thể tiến hóa theo đúng các cấp và hình dạng trong danh sách của Pokedek. Ngoài ra phải kể đến hệ thống siêu tiến hóa Mega cũng đã lần đầu tiên xuất hiện trong trò chơi, giúp Pokemon có những sức mạnh cực kì lớn.
Pokemon Zapdos, biểu trưng cho Team Instinct
Ở phần trước, chúng ta đã cùng điểm mặt 12 loài Pokemon được "xác nhận" là lấy cảm hứng từ các loài động vật có thực ngoài đời. Ở bài viết này, hãy cùng đến với 8 cái tên tiếp theo và cùng xem chúng đóng vai trò như thế nào trong Vua Pocket 3D nhé.
Omanyte và Cúc Đá
Omanyte sở hữu kỹ năng Water Gun - một trong những kỹ năng chiến đấu mạnh nhất của Pokemon. Nó được sinh ra từ một hóa thạch, chính vì thế mà nó có một lớp áo giáp vững chắc và nhân vật được dùng để làm ý tưởng sáng tạo ra Omanyte không ai khác ngoài Cúc Đá. Loài Cúc Đá này đã hoàn toàn tuyệt chủng nên việc nghiên cứu hóa thạch của chúng chỉ cho chúng ta thông tin chính xác về lớp vỏ mà thôi (đường kính thông thường từ vài cm đến 2-3 dm).
Pikachu và thỏ Pika
Loài động vật này có tên khoa học là Ochotona iliensis, hay còn gọi là Ili pika, thuộc bộ thỏ. Nhà khoa học người Trung Quốc Li Weidong tình cờ phát hiện động vật "thỏ lai gấu" này lần đầu vào năm 1983 ở vùng núi Thiên Sơn. Không những ngoại hình "na ná" nhau mà cái tên của nó cũng gần giống tên của Pikachu - Pokemon phổ biến và được yêu thích bậc nhất. Cả hai trông đều rất đáng yêu đúng không nào?
Trong Vua Pocket 3D, Pikachu là Pocket hệ Điện với bộ kĩ năng sát thương cực cao - một sự lựa chọn đúng đắn cho vị trí hàng công khi mới chơi.
Bảo bối Chatot và vẹt Lovebird
Chú chim có chiếc đầu ngộ nghĩnh hình nốt nhạc này có bộ lông giống hệt với loại vẹt Lovebird hay còn gọi là Két Mẫu Đơn với phần lông cánh màu xanh dương, thân màu xanh lá, cổ vàng, mỏ đỏ và phần mặt màu đen.Tuy nhiên, biểu tượng lạ lùng hình nốt nhạc nhô ra trên đầu Chatot thì hầu như chưa có lời giải thích!
Sandslash và tê tê
Không thể nhầm lẫn với một loài động vật nào khác được, từ lớp vảy trên người, bộ móng vuốt và cả đôi mắt, phiên bản ngoài đời của chú Pokemon hệ đất này chắc chắn là con tê tê. Tuy nhiên xét về độ "ngầu" thì chắc chắn Sandslash "ăn đứt" rồi.
Limonde và cá Stargazer
Có thể bạn không tin nhưng đây là sự thật! Stunfisk có phiên bản gốc của mình là loài cá mặt ngầu Stargazer. Bảo bối mặt buồn này hẳn sẽ phát hoảng khi biết điều đó. Tuy nhiên, có lẽ Stargazer qua Hàn Quốc phẫu thuật thẩm mỹ cũng khó có được vẻ dễ mến như Stunfisk, riêng "bộ hàm" của nó đã đủ để người khác khiếp sợ rồi.
Kakuna và nhộng ong
Kakuna là hình dạng của Beedrill trước khi phá bỏ chiếc kén của mình. Điều này cũng giống hệt những con nhộng chờ ngày được thành những con ong tự do bay lượn. Bên cạnh đó, ngoại hình của Beedrill và nhộng ong có thể nói là "y sì đúc".
Tạo hình "ngầu quên sầu" của Kakuna trong Vua Pocket 3D
Metapod và nhộng bướm Pieris rapae
Bây giờ thì bạn biết hình dạng ngộ nghĩnh của Metapod từ đâu mà có rồi nhé. Ở trạng thái này, Metapod không hoạt động hay di chuyển mà ở yên trong kén để chờ giai đoạn tiến hóa tiếp theo. Lúc này nó vô cùng yếu ớt bởi lớp vỏ bên ngoài cũng rất mỏng manh. Thêm đôi mắt và những đường vân trên mặt, nhìn Metapod "đáng yêu" hơn hẳn phiên bản gốc của mình.
SeakiMetapod trong Vua Pocket 3D rất được ưa thích nhờ bộ kỹ năng cực đa dụng của mình
Seaking và Cá vàng
Seaking không khác chú cá vàng ở hình bên là bao nhỉ? Vì là bảo bối Pokemon nên Seaking cần ngầu hơn một tí, đó chính là lý do nó "mọc" thêm một cái sừng trên đầu.
Pidgey và chim Cedar bombycilla
Chú Pokemon Pidgey khiến ai cũng phải yêu thích có vẻ ngoài rất giống chim Cedar bombycilla. Nếu có điểm khác biệt thì chính là Pidgey "mập" và "lùn" hơn phiên bản đời thực.
Trong Vua Pocket 3D. Pocket Pigey là Pocket hệ thường, có khả năng thay đổi hình dạng sau khi tiến hóa ở phẩm chất nhất định. Pigey sở hữu bộ sát thương cực hấp dẫn: sát thương toàn bộ phe định, hồi nộ khi gây sát thương, giảm thủ mục tiêu. Bởi vậy sẽ là một sự khởi đầu tốt nếu ngay từ đầu các HLV có thể sở hữu Pocket này trong đội hình của mình.
Theo GameK
Tổng hợp các Pokemon huyền thoại từ Gen I đến VI (Phần 4) Kể từ Gen V, các Pokemon có nhiều vai trò hơn trong cốt truyện của game Pokemon cũng như các anime đã được hàng triệu độc giả yêu thích trên toàn thế giới. Tại thị trường game Việt Nam, có thể nói đề tài Pokemon chưa bao giờ hết "hot" và luôn thu hút lượng game thủ tham gia đông hàng đầu hiện...