Những thương hiệu xa xỉ góp mặt tại Olympic
Thế vận hội không chỉ thu hút về các trận đấu mà còn là cuộc diễu hành thời trang từ nhiều nhãn hàng lớn.
Giorgio Armani đã thiết kế đồng phục cho đội tuyển quốc gia Italy kể từ Thế vận hội London 2012. Bộ trang phục của thương hiệu Armani có hình lá cờ Italy hình tròn ở mặt trước của áo khoác và áo sơ mi. Cổ áo bên trong áo khoác có dòng chữ “Fratelli dItaly” có nghĩa “Những người anh em của nước Italy”, bắt nguồn từ bài quốc ca của đất nước. Armani cho biết: “Tôi luôn cảm thấy hứng thú khi tìm kiếm giải pháp mới cho đồng phục của các vận động viên. Trang phục thanh lịch nhưng cũng phải thiết thực để giúp họ cảm thấy thoải mái nhất”. Ảnh: Emporio Armani.
Trước thời điểm diễn ra Olympic 2020, Hublot công bố Mujinga Kambundji làm đại sứ thương hiệu cho hãng. Kambundji là nữ vận động viên chạy nước rút nhanh nhất người Thụy Sĩ. “Tôi thích kiểm tra giới hạn của mình. Trên đường đua, mọi thứ đều là câu hỏi liên quan đến thời gian. Tôi sẽ thử thách bản thân với chiếc Classic Fusion trên cổ tay mình”, Kambundji nói về việc cô được bổ nhiệm làm đại sứ thương hiệu Hublot. Ảnh: Hublot.
Đội tuyển Mỹ tham gia thi đấu tại Olympic 2020 trong trang phục của Ralph Lauren . Đối với khai mạc, đội sẽ mặc chiếc áo blazer màu xanh nước biển, choàng khăn quàng cổ in họa tiết tương tự lá cờ quốc gia và đeo khẩu trang do thương hiệu thiết kế. Ảnh: Ralph Lauren.
Video đang HOT
Các bộ trang phục của Ralph Lauren áp dụng công nghệ mới lạ. Những người mang cờ sẽ mặc chiếc áo khoác denim màu trắng được trang bị thiết bị làm mát tự điều chỉnh được gắn vào cổ áo khoác. Điều này giúp các vận động viên chống lại cái nóng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Ralph Lauren.
Vận động viên bơi lội Joseph Schooling của Singapore là đại sứ thương hiệu cho TAG Heuer . Mới đây, nam vận động viên đăng tải hình ảnh của mình với chiếc đồng hồ này trên cổ tay. Anh cập nhật dòng trạng thái: “Đếm ngược tới những ngày cuối cùng thi đấu. Sức lực, kiên trì, niềm tin luôn song hành”. Ảnh: TAG Heuer.
Những trang phục thi đấu đẹp nhất tại Olympic Tokyo
Đội tuyển Úc gây ấn tượng với mẫu áo khoác kaki được thiết kế riêng, trong khi trang phục của các vận động viên Nhật Bản gợi nhớ hình ảnh tiếp viên hàng không từ những năm 1980.
Sau hơn 1 năm bị trì hoãn, Olympic Tokyo sẽ chính thức khai mạc vào tối 23/7. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch COVID-19, chính phủ Nhật Bản sẽ cấm người hâm mộ đến các sân vận động theo dõi trực tiếp.
Khán giả không được phép đến sân đồng nghĩa với việc mọi sự chú ý, ánh đèn sân khấu sẽ đổ đồn vào các vận động viên và quần áo họ mặc. Với tính chất quan trọng của Thế vận hội, đồng phục của các nước đều được chú trọng thiết kế riêng bởi đây là cách để các quốc gia tham dự thể hiện sức mạnh không chỉ trên sân đấu mà còn trong lĩnh vực thời trang.
Mỹ : Ralph Lauren, được biết đến với những bộ cánh sang trọng, đã trở thành người đảm nhận thiết kế trang phục cho đội tuyển Olympic Mỹ. Các vận động viên sẽ khoác lên mình mẫu trang phục lấy cảm hứng từ lá cờ tổ quốc có tông màu trắng làm chủ đạo, với áo blazer màu xanh nước biển và sơ mi sọc polo. Bên trong trang phục còn được trang bị công nghệ làm mát điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp các vận động viên đối phó với cái nóng của Tokyo.
Pháp: Pháp đã tuyển dụng 2 thương hiệu quần áo thể thao nổi tiếng nhất của mình để thiết kế đồng phục cho các vận động viên thi đấu tại Olympic Tokyo là Lacoste và Le Coq Sportif. Trang phục đơn giản nhưng nổi bật với các khối màu đỏ, trắng và xanh lam, tượng trưng cho màu cờ Pháp.
Ý: Giorgio Armani là nhà thiết kế trang phục của đội Olympic Ý tại Thế vận hội Tokyo. Bộ trang phục có hình lá cờ được in ở mặt trước áo khoác jersey và sơ mi. Ngoài ra, phần cổ áo khoác còn có dòng chữ "Fratelli dItalia" trong bài quốc ca của đất nước.
Úc: Được thiết kế bởi Sportscraft, nhà cung cấp đồng phục chính thức cho Đội tuyển Olympic Úc từ năm 1996, bộ trang phục gồm áo khoác kaki được may riêng, quần đùi khỏe khoắn và mẫu váy màu xanh đậm. Tất cả đều được lồng ghép các hoa văn đẹp mắt lấy cảm hứng từ ánh đèn điện và màu sắc rực rỡ của Giao lộ Shibuya ở Tokyo.
Malaysia: Hãng quần áo thể thao Nhật Bản Yonex đảm nhận vai trò sản xuất trang phục cho đội Olympic Malaysia với những họa tiết sọc hổ nổi bật. Đây không phải là lần đầu tiên các vận động viên Malaysia khoác lên mình mẫu áo hổ vằn nhưng sự phối màu tinh tế giữa 3 mảng màu chủ đạo cam, vàng và đen giúp trang phục thêm phần ấn tượng.
Nhật Bản: Đồng phục của các vận động viên được thiết kế bởi Aoki, bao gồm một chiếc áo khoác ngoài màu trắng kết hợp với váy hoặc quần màu đỏ, gợi nhớ đến đồng phục của các tiếp viên hàng không sử dụng từ những năm 80. Các thiết kế mang màu sắc chủ đạo của quốc kỳ Nhật Bản, được làm bằng sợi thực vật thân thiện với môi trường và có khả năng chống nóng.
Hàn Quốc: Nhà sản xuất áo khoác ngoài The North Face, gần đây hợp tác với nhà mốt sang trọng Gucci, đứng sau đồng phục của đội tuyển Hàn Quốc tại Thế vận hội Tokyo. Áo khoác ngoài được thiết kế riêng với màu xanh ngọc và trắng, hai trong số những tông màu chính được sử dụng trong đồ sứ truyền thống ở Hàn.
Trung Quốc: Ye Jintian đảm nhận khâu thiết kế trang phục cho đội Olympic Trung Quốc. Bộ đồng phục "rồng vô địch" gây ấn tượng với chất liệu vải cao cấp kết hợp cùng hai tông màu đỏ và trắng chủ đạo, được tô điểm thêm bằng lá cờ Trung Quốc và biểu tượng của hãng đồ thể thao khổng lồ Anta, nhà sản xuất trang phục.
Giorgio Armani - ông hoàng thời trang thảm đỏ Giorgio Armani tiên phong làm đồ thảm đỏ cho sao, tạo nên những thiết kế ấn tượng, kinh điển. Giorgio Armani được khen ngợi khi thiết kế các bộ suit cho huấn luyện viên tuyển Italy - Roberto Mancini - cùng các trợ lý của ông ở Euro 2021. Trong làng mốt, Armani được coi là "ông hoàng thời trang thảm đỏ" -...