Những thương hiệu khách sạn xa xỉ nhất thế giới
Mùa lễ hội cuối năm bao giờ cũng đi cùng với những chuyến du lịch và nghỉ dưỡng của giới thượng lưu.
Cùng theo chân những du khách sành sỏi này khám phá thế giới kỳ diệu của Park Hyatt, St. Regis, Four Seasons, Mandarin Oriental và The Peninsula – top 5 thương hiệu khách sạn xa xỉ bậc nhất thế giới.
Four Seasons Hotel Tunis
Đối với giới thượng lưu, xa xỉ chưa bao giờ đồng nghĩa với lấp lánh và đắt đỏ. Không nằm ở bề ngoài hào nhoáng, lộng lẫy, xa xỉ chính là một trải nghiệm thực sự tinh tế, đáng nhớ và chạm đến cảm xúc qua quy chuẩn dịch vụ đẳng cấp và cá nhân hóa cho từng khách hàng.
Theo The Luxury Travel Expert – một travel blogger chuyên đánh giá những khách sạn và resort siêu sang với lượng người theo dõi gần 500,000 trên Youtube, tiêu chí đánh giá những thương hiệu khách sạn xa xỉ bao gồm: dịch vụ hoàn hảo, địa điểm tuyệt vời, tiện ích đẳng cấp thế giới, ẩm thực xuất sắc, phòng nghỉ chất lượng và đương nhiên là có chính sách bảo vệ môi trường. Dưới đây là top 5 thương hiệu khách sạn xa xỉ nhất thế giới được tổng kết từ danh sách của The Luxury Travel Expert và tạp chí Forbes.
Four Seasons
Four Seasons là một trong những thương hiệu khách sạn xa xỉ được biết đến nhiều nhất trên thế giới với hơn 100 địa điểm ở 5 châu lục. Mặc dù ra đời vào năm 1960 bởi kiến trúc sư trẻ tuổi Isadore Sharp, tuy nhiên, thương hiệu chỉ thực sự bùng nổ vào những năm 1970 khi Four Seasons London chính thức khai trương, mở ra định hướng phát triển trong tương lai của công ty và trở thành chuẩn mực cho hệ thống dịch vụ của Four Seasons ngày nay trên thế giới.
Năm 1986, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng đến năm 2007, gia đình Sharp cùng với những cổ đông có cùng chí hướng như Bill Gates hay Hoàng tử Al-Waleed bin Talal đã đưa công ty trở về sở hữu tư nhân để bảo vệ sự nhất quán trong quan điểm phát triển của thương hiệu.
Mandarin Oriental
Video đang HOT
Mandarin Oriental Bangkok
Trong hơn 50 năm qua, Mandarin Oriental đã phát triển từ một công ty kinh doanh dịch vụ khách sạn tiếng tăm ở Châu Á thành một thương hiệu toàn cầu. Thương hiệu bắt đầu gây dựng tiếng tăm của mình với The Mandarin, ra đời vào năm 1963 tại Hongkong – tòa nhà cao nhất ở xứ Cảng Thơm vào thời điểm đó.
Cho đến năm 1974, công ty sở hữu The Mandarin mua lại The Oriental Bangkok, trước đó được biết đến là một trong những khách sạn huyền thoại của thế giới, và hợp nhất thành thương hiệu Mandarin Oriental, khiến cho thương hiệu này trở nên vô cùng đặc biệt theo cách nó sở hữu hai khách sạn danh tiếng nhất trong ngành khách sạn thời bấy giờ. Ngày nay, thương hiệu Mandarin Oriental là một gã “tay chơi” trong thế giới khách sạn xa xỉ, với hơn 30 điểm đến, mang dấu ấn phương đông đặc biệt, thể hiện rõ nét di sản của thương hiệu,
Park Hyatt
Park Hyatt Sydney
Là thương hiệu xa xỉ nhất trong danh mục thương hiệu của tập đoàn Hyatt Hotels Group, Park Hyatt ra đời vào năm 1957 dưới tầm nhìn của nhà sáng lập Jay Pritzker về những khách sạn mang đẳng cấp cao nhất về mỹ thuật và chất lượng dịch vụ. Những yêu cầu khắt khe nhất của những chủ nhân trong gia tộc Pritzker đã trở thành hệ đo lường tiêu chuẩn dịch vụ của Park Hyatt trên toàn thế giới.
Dù cho tọa lạc tại những kinh đô hoa lệ, những thành phố cổ kính hay những địa danh nghỉ dưỡng xa hoa của giới quý tộc, Park Hyatt luôn là một định nghĩa về sự xa xỉ, đi kèm dịch vụ hoàn hảo, những liệu pháp spa thư giãn đẳng cấp thế giới và đặc biệt, những phòng khách sạn được trang trí như một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng Park Hyatt đều là bản đồng vọng về địa danh – từ Paris sang chảnh, tới Maldives diệu kỳ hay một Chicago đậm chất Mỹ.
Có hơn 40 khách sạn và khu nghỉ dưỡng Park Hyatt trên khắp thế giới, tất cả đều là những kiệt tác nghệ thuật độc bản lấy cảm hứng từ văn hóa và thiên nhiên bản địa, và thường xuyên đón chào những danh nhân, chính khách và nghệ sĩ hạng A với giá phòng lên đến $21,000/đêm (giá phòng Penthouse của Park Hyatt Sydney).
St. Regis
St. Regis Rome
Một trong hai thương hiệu khách sạn siêu xa xỉ được quản lý bởi Tập đoàn Marriott Hotel Group (cùng với The Ritz Carlton). Ra đời vào năm 1904, từ khoảnh khắc John Jacob Astor IV khai trương tuyệt tác Beaux-Arts đầu tiên ở Đại lộ Fifth Avenue tại Manhattan, New York, St. Regis luôn gắn liền với sự thanh lịch không ngờ và dịch vụ được thiết kế riêng cho từng khách hàng.
Dịch vụ quản gia cao cấp (butler) luôn là một nét đặc trưng của thương hiệu St. Regis qua hơn 1 thế kỷ. Ngày nay, có hơn 30 khách sạn và khu nghỉ dưỡng trên toàn thế giới mang thương hiệu danh tiếng này.
The Peninsula
The Peninsula Shanghai
Ra đời vào năm 1866 bởi tập đoàn Shanghai and Hongkong Hotels, The Peninsula là một trong những thương hiệu khách sạn xa xỉ lâu đời nhất trên thế giới. Tọa lạc tại những kinh đô văn hóa, tài chính, The Peninsula có thể được coi là định nghĩa của sự tinh tế với duy nhất 10 khách sạn kể từ khi ra đời.
Tại mỗi điểm đến, The Peninsula luôn nằm trong top những khách sạn mà thượng khách phải cân nhắc và lựa chọn. Đi vào hoạt động vào năm 1928, The Peninsula Hongkong được coi là biểu tượng của thương hiệu, với đội xe đưa đón bằng Rolls Royce nhiều nhất được sơn theo màu Peninsula Green đặc trưng. Trong khi đó, The Peninsula Beverly Hills được biết đến với thời gian nghỉ tại khách sạn đúng 24 giờ, bất kể thời gian check in hay check out của du khách.
Theo tienphong.vn
Độc đáo giếng Chăm cổ ở Gio An
Trải dài khắp các thôn An Nha, An Hương, Hảo Sơn, Long Sơn... thuộc xã Gio An, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) có hơn 20 giếng Chăm cổ độc đáo và kỳ lạ...
Độc đáo là bởi hệ thống giếng cổ này nằm dưới chân những quả đồi ở độ dốc khác nhau đã được người xưa khai mương, xếp đá theo ý đồ của mình để tận dụng những mạch nước ngầm trong lòng đồi chảy ra phục vụ cho ăn uống và tưới tiêu. Kỳ lạ là ở kỹ thuật lập bể, ngăn dòng hoàn hảo của người Chăm khiến hàng nghìn năm nay dù trời có hạn hán đến đâu thì nguồn nước thuộc hệ thống giếng cổ Gio An cũng không bao giờ vơi cạn, vẫn trong xanh, mát rượi và được dân làng xem như báu vật.
Máng nước giếng cổ.
Theo các nhà khảo cổ, hệ thống giếng cổ Gio An ra đời vào cuối thời đại đồ đá mới, cách đây khoảng 5.000 năm. Tùy vào mạch nước, độ chênh lệch của các triền đồi và dụng ý sử dụng mà người Chăm đã tạo nên hai loại giếng khác nhau ở Gio An. Loại thứ nhất là dựa hoàn toàn vào mạch nước tự nhiên để tạo nên những giếng nước với cấu trúc gồm phần tầng đá gia cố, bể lắng rồi sau đó tràn vào hồ chứa...
Cụ thể, bất cứ giếng nước nào cũng được khơi nguồn từ mội nước (mạch nước); xung quanh mội nước những hòn đá được chọn lựa và ghè đẽo vuông vức để xếp chồng lên nhau nhằm bảo vệ bề mặt thành mạch không bị lở lói. Phía trước mội nước là bể lắng, thường hẹp và sâu, quanh bể lắng cũng được gia cố bằng đá xếp lớp, dưới đáy bể có rải một lớp đá cuội nhỏ (sỏi). Nước từ bể lắng theo các máng nước (vòi nước bằng đá nặng hàng tạ) chảy xuống bể chứa - thường có độ sâu dưới 50 cm, rộng hẹp tùy mức độ nhỏ to của mội nước phun ra. Thành bể, đáy bể cũng được gia cố bằng đá tương tự như bể lắng... Người dân dùng gàu, gáo để múc nước uống, tắm giặt trực tiếp từ bể chứa, còn nước để phục vụ chăn nuôi được ngăn thành một bể chứa khác. Những lúc không ai dùng, nước trong bể chứa dâng cao, chảy tràn ra mương nước bên ngoài để tưới cho ruộng. Loại giếng cổ khai thác nguồn nước từ mạch cạn này phân bố nhiều ở thôn Hảo Sơn, vùng đất có những ruộng rau liệt (xà lách xoong) quanh năm tươi tốt, loại rau đặc sản thích nghi với môi trường nước chảy.
Loại thứ hai là giếng đào. Người Chăm bằng kinh nghiệm tìm nguồn nước sạch, nước ngọt từ lòng đất một cách bền bỉ, có chiến lược và không ngừng sáng tạo đã lần ra vị trí có nguồn nước ngầm mạnh. Từ đây họ sẽ đào giếng, khuôn giếng là những khối đá đã chế tác thành hình trụ rỗng được chồng lần lượt lên nhau. Mạch nước mạnh, các khuôn đá xếp lên nhau một cách kín kẽ sẽ tạo điều kiện cho mực nước trong giếng nâng hẳn lên, có khi tràn ra ngoài miệng giếng.Các khuôn giếng phía trên mặt đất có các lỗ khoét, nước sẽ theo đó chảy ra mương dẫn, đổ về đồng ruộng. Giếng đào ở thôn An Nha hiện còn cấu trúc hoàn chỉnh nhất và có thể xem đây là công trình khai thác nước tiêu biểu ở những khu đông người và có nguồn nước tự nhiên dồi dào.
Từng giếng cổ gắn với những tên gọi thân thuộc, nằm lòng trong tiềm thức của người Gio An. Xã Gio An có tám thôn, chỉ có hai thôn An Bình và Xuân Hòa là không có giếng cổ nào, sáu thôn còn lại nằm dọc dài khoảng hai cây số hai bên Tỉnh lộ 75 đều có hệ thống giếng cổ. Ngay đầu thôn Long Sơn rẽ phải chừng 50 m sẽ gặp giếng Máng, rồi từ cổng chào thôn Hảo Sơn đi khoảng 500 m là gặp cụm ba giếng nằm gần nhau: giếng Gái, giếng Ông và giếng Bà... Sở dĩ có tên gọi giếng Gái là vì người xưa quy định giếng tắm rửa giành cho ông, cho bà và cho các cô trinh nữ nên mới dùng các danh xưng này để phân biệt? Cũng có người gọi là giếng Gai là bởi cây lá gai (một loại thực vật mà người dân hay trồng trong vườn nhà để lấy lá làm bánh gai hay tước sợi để dệt lưới đánh cá) mọc đầy xung quanh giếng.
Tại thôn Gia Bình (cũng bên trái Tỉnh lộ 75) đi vào khoảng 500 m có giếng Đìa (cạnh giếng có đìa nuôi cá lấy nguồn nước từ giếng) nằm trong khuôn viên ngôi đình làng Gia Bình. Từ trung tâm xã Gio An, rẽ trái khoảng một cây số vào thôn An Nha có giếng Trạng, giếng Búng, giếng Phường gần di tích chùa Long Phước thờ chúa Nguyễn Hoàng với kiến trúc cảnh quan bền vững và đi lại thuận tiện. Cuối cùng là thôn An Hướng nằm vị trí cuối xã có các giếng Gái, giếng Côi (trên), giếng Dưới, giếng Nậy (lớn)...
Hệ thống giếng cổ Gio An là một loại hình di tích quý hiếm có giá trị dân sinh, khảo cổ, văn hóa nghệ thuật, là tài nguyên du lịch sinh thái độc đáo và tinh tế do người Chăm sáng tạo và được người Việt giữ gìn cho đến ngày nay. Giếng cổ Gio An đang ngày càng được nhiều người biết đến, đã và đang trở thành một địa chỉ du lịch ở Quảng Trị hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Báo Đắk Lắk Điện tử
Theo dulich.petrotimes.vn
Sức quyến rũ của phố cổ Hội An - Nơi thời gian ngưng đọng Mặc cho không gian và thời gian chuyển dời, phố cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất, những quần thể di tích được gìn giữ nguyên vẹn cùng với một nền tảng văn hóa phi vật thể đồ sộ. Không gian và thời gian Hội An đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. (Ảnh:...