Những thương hiệu gắn liền tên tuổi Donald Trump
Tên tuổi Donald Trump, tổng thống thứ 45 của Mỹ, gắn liền với một số thương hiệu khách sạn, công ty quản lý người mẫu, tạp chí.
Rượu vang Trump được giới thiệu trong chuỗi khách sạn Trump. Rượu ủ từ nho trồng ở trang trại Trump Winery rộng hơn 500 ha tại vùng đồi núi Blue Ridge, miền trung bang Virginia. Thương hiệu này thành lập năm 2011, do Eric Trump, con trai thứ hai của tổng thống Mỹ quản lý. Ảnh: Trump Winery
Bò bít tết Trump Steaks ra mắt thị trường năm 2007 thông qua The Sharper Image, công ty bán lẻ nổi tiếng của Mỹ. Tuy nhiên, sau hơn hai tháng, sản phẩm được dỡ khỏi các kệ hàng của The Sharper Image vì lượng tiêu thụ kém. Sản phẩm này cũng được bán trong thời gian ngắn trên kênh truyền hình mua sắm QVC. Ảnh: New York Magazine
Nước khoáng tinh khiết Trump được bán trong Tháp Trump và các khách sạn mang tên Trump. Ảnh: AFP
Chuỗi khách sạn mang tên Trump. Trong ảnh, khách sạn và tháp quốc tế 5 sao gắn tên Trump ở Las Vegas, Mỹ, một trong 9 khách sạn Trump trên khắp thế giới. Ảnh: Trump Hotels
Bộ trò chơi Trump được tung ra thị trường vào tháng 2/1989 và ngừng phát hành vào năm 1990 bởi chỉ đạt doanh số 800.000 sản phẩm, thấp hơn nhiều so với dự kiến 2 triệu. Sau thành công của show truyền hình thực tế The Apprentice năm 2004, công ty sản xuất đồ chơi Parker Brothers phát hành lại sản phẩm này. Ảnh: AP
Bộ trò chơi cần 3 – 4 người chơi. Người chơi phải mua và bán các bất động sản có trong thẻ để kiếm tiền. Người chiến thắng là người kiếm được nhiều tiền nhất sau khi mọi bất động sản đã được giao dịch.
Video đang HOT
Hàng không Trump Shuttle. Công ty hàng không thuộc sở hữu của tỷ phú Donald Trump thành lập năm 1989 và đóng cửa năm 1992. Mục đích của ông Trump khi thành lập công ty này là ra mắt một dịch vụ bay xa xỉ, với máy bay được sơn màu trắng, nội thất trang trí bằng gỗ thích, dây an toàn và nhà vệ sinh mạ vàng cũng như các tính năng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, khách hàng lựa chọn Trump Shuttle vì tính tiện lợi chứ không vì tính xa xỉ.
Cuối năm 1989, vùng đông bắc nước Mỹ bước vào cuộc suy thoái kinh tế, nhu cầu di chuyển giảm mạnh, giá nguyên liệu tăng gấp đôi năm 1990 do chiến tranh vùng Vịnh. Hãng hàng không Trump Shuttle không trả được nợ và sở hữu thuộc về chủ nợ Citicorp vào tháng 9/1990. Tới năm 1992, US Airlines mua lại hãng này và sau nhiều lần mua bán sáp nhập, tới năm 2015, Trump Shuttle thuộc sở hữu của American Airlines Shuttle. Ảnh: NYCaviation
Khu nghỉ dưỡng kiêm sòng bạc Trump Taj Mahal tại thành phố Atlantic City, bang New Jersey. Tỷ phú Donald Trump đệ đơn xin phá sản sòng bạc này năm 1991, với khoản nợ 3 tỷ USD. Sòng bạc này đóng cửa vĩnh viễn hồi tháng 10/2016. Ảnh: AFP
Tỷ phú Mỹ cùng vợ trong quảng cáo nước hoa Donald Trump. Sản phẩm ra mắt năm 2004, có hai dòng là Empire (Đế vương) và Success (Thành công). Tuy nhiên, tháng 11 năm ngoái, tất cả các dòng sản phẩm đã bị ngưng lưu hành trên thị trường vì cáo buộc chứa thành phần gây hại sức khỏe. Ảnh: NY Daily News
Đại học Trump. Đây là một công ty chuyên đào tạo các khóa học kinh doanh bất động sản, quản lý tài sản, điều hành doanh nghiệp và làm giàu, thuộc tập đoàn Trump, thành lập năm 2005. Mặc dù mang tên Đại học Trump nhưng tổ chức này không được công nhận là trường học. Cơ sở này đóng cửa năm 2010 vì không đủ học sinh và không đủ kinh phí hoạt động. Sau khi đóng cửa, một vài sinh viên đã kiện tổ chức này lừa đảo. Ông Trump đã đồng ý dàn xếp các vụ kiện dân sự này với số tiền 25 triệu USD sau khi đắc cử năm ngoái. Ảnh: WSJ
Tạp chí Trump. Trump Magazine ra mắt thị trường năm 2007 và dừng xuất bản năm 2009. Theo NY Daily News, tạp chí thất bại về mặt nội dung vì ông Trump dùng nó như một sản phẩm ca ngợi các thương hiệu Trump và gia đình. Ảnh: NY Daily News
Show truyền hình thực tế The Apprentice cùng sự tham gia của tỷ phú Donald Trump và các con bắt đầu lên sóng từ năm 2004. Ông Trump làm người dẫn chính cho tới năm 2015. Người chơi chia thành hai đội, phải thể hiện nhiều kỹ năng như kinh doanh, quản lý dự án, quảng bá sản phẩm, để hoàn thành nhiệm vụ. Người thắng cuộc được thưởng 250.000 USD và ký hợp đồng điều hành với một trong những công ty của Donald Trump. Ảnh: New York Times
Tổng thống thứ 45 của Mỹ đã viết 16 cuốn sách, đa phần là sách dạy làm giàu. Trong ảnh là cuốn mới nhất “Nước Mỹ tật nguyền: Làm sao để chấn hưng nước Mỹ” xuất bản năm 2015. Ảnh: Fortune
Nhà hàng DJT (Donald John Trump) trong khách sạn Trump ở Las Vegas. Chuỗi nhà hàng DJT “phục vụ các món đậm nét ẩm thực Mỹ”, theo giới thiệu trên website nhà hàng. Ảnh: Amelinda B. Lee
Bộ sưu tập áo sơ mi, Âu phục và phụ kiện mang thương hiệu Donald J. Trump được bày bán trong chuỗi cửa hàng của Macy’s, công ty bán lẻ nổi tiếng nước Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Donald Trump tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ, Macy’s đã dừng bán thương hiệu này và hiện chỉ có thể mua các sản phẩm này trên mạng. Ảnh: CBS News
Công ty Quản lý Người mẫu Trump thành lập năm 1999, có trụ sở tại New York. Ảnh: CBS
Sân golf Trump. Tỷ phú Mỹ sở hữu hơn 10 sân golf khắp thế giới. Trong ảnh là Trump Turnberry, câu lạc bộ golf tại Scotland. Ảnh: Independent
Hồng Hạnh
Theo CBS
Tài sản của Trump trên khắp thế giới thành mục tiêu khủng bố
Nếu không thể tấn công Donald Trump hay nước Mỹ, khủng bố có thể nhắm mục tiêu vào một khách sạn Trump, các nhà quan sát cảnh báo Tổng thống Mỹ mới đắc cử có tài sản, bất động sản trên khắp thế giới và giờ đây tất cả đều là mục tiêu dễ bị khủng bố nhắm đến.
"Donald Trump là người có cá tính gây tranh cãi. Đây là loại hành vi nhiều khả năng sẽ gây chú ý đối với những kẻ tấn công tiềm năng. Nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công nhắm vào các khách sạn mang tên ông rõ ràng cũng vì thế mà gia tăng", Charles Regini, một cựu nhân viên FBI, hiện là người đứng đầu của công ty an ninh Unity Resources Group bình luận.
Daveed Gartenstein-Ross, một thành viên cấp cao của Quỹ Quốc phòng của Các nền Dân chủ cho rằng, nếu thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi hoặc thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda Ayman al-Zawahiri bị giết hại, các phần tử khủng bố có thể nhắm mục tiêu tấn công tổng hống hoặc nước Mỹ. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tấn công một khách sạn Trump nào đó trên toàn cầu.
Với địa vị là Tân Tổng thống Mỹ, có quan điểm bài Hồi giáo và thề quét sạch các chiến binh khủng bố Hồi giáo, Trump đã trở thành mục tiêu tiềm năng của các phần tử cực đoan. IS cũng như nhóm khủng bố al-Shabab đã tung video đe dọa lấy mạng ông Trump.
Trên thực tế, trở ngại đối với các nhóm khủng bố trên để thực hiện kế hoạch ám sát Trump hay tấn công vào nước Mỹ là khoảng cách địa lý xa xôi. Rất khó để các chiến binh Hồi giáo nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ. Châu Âu gần với các thành trì của khủng bố Hồi giáo hơn. Chỉ cần vào được một nước châu Âu thì có thể đặt chân đến 20 nước khác mà không phải lo về các thủ tục kiểm tra, xét hỏi hộ chiếu.
Ngoài ra, việc tấn công vào các đại sứ quán Mỹ hoặc các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài cũng là một thách thức vì những khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt, theo ông Victor Asal, một giáo sư và đồng giám đốc của Dự án về Xung đột bạo lực tại Đại học New York ở Albany bình luận. Theo ông Victor, tấn công một khách sạn Trump dễ dàng hơn nhiều.
Hơn nữa, khách sạn, sân bay cũng như các tụ điểm du lịch cũng là mục tiêu rất phổ biến của các chiến binh Hồi giáo. Trong tháng 6.2015, một tay súng giết chết 38 khách du lịch đến từ 6 quốc gia tại một khu nghỉ mát bãi biển ở Tunisia. Một cuộc tấn công tại Bảo tàng Bardo ở Tunisia tháng 3 cũng làm 22 người từ 10 quốc gia thiệt mạng.
Giáo sư Asal cho hay, các phần tử khủng bố muốn giết người Mỹ vì sẽ gây chú ý nhiều hơn. Do đó, chúng sẽ nhắm mục tiêu tấn công các khách sạn lớn, như khách sạn Trump vì đây là nơi có thể tập trung nhiều người Mỹ.
Theo Danviet
Dù gây khó hiểu, ông Duterte vẫn được tin tưởng! Việc ông Duterte trở thành Tổng thống giống như một làn gió mới thổi vào chính trường Philippines. "Thương hiệu" mang tên Duterte Ngay từ khi mới bắt đầu tham gia tranh cử, ông Rodrigo Duterte đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi liên tục có các phát ngôn táo bạo gây sốc, thậm chí có phần tục tĩu, trước...