Những thước phim ngoạn mục thay đổi nền công nghiệp điện ảnh của ‘Avatar’
Vào giây phút khán giả lần đầu tiên được nhìn thấy hành tinh Pandora kỳ ảo, nền công nghiệp điện ảnh bước sang trang mới về công nghệ hình ảnh.
Năm 2009, siêu phẩm Avatar của đạo diễn diễn James Cameron trình làng. Bộ phim kể về một anh cựu chiến binh bị liệt nửa thân, được tham gia chương trình thí nghiệm hoán đổi thân xác để thâm nhập hành tinh Pandora. Đây là một hành tinh mới được khám phá, sở hữu trữ lượng lớn khoáng vật unobtanium quý giá. Kịch bản và cách kể chuyện không quá đột phá nhưng Avatar gây kinh ngạc bởi công nghệ quay phim, kỹ xảo chưa từng có trên màn ảnh rộng.
Avatar là bộ phim tiên phong cho công nghệ 3D trên màn ảnh rộng, được quay hoàn toàn bằng máy quay kỹ thuật số cho hình ảnh nổi 3D. Đạo diễn James Cameron đã có ý tưởng cho bộ phim từ năm 1994, tuy nhiên công nghệ lúc bấy giờ chưa cho phép ông thể hiện các ý tưởng ấy một các mãn nhãn nhất.
Năm 2006, đạo diễn Cameron mới chính thức công bố thực hiện dự án sau khi được hãng Fox đồng ý đầu tư 237 triệu USD. Ông bắt đầu làm việc với giáo sư thực vật học trường Đại học California cùng các hoạ sĩ siêu tưởng hàng đầu thế giới. 3 năm ròng rã nghiên cứu, thực hiện nhiều thử nghiệm, cuối cùng đạo diễn Cameron cũng đã có thể mang đến cho khản giả trải nghiệm chưa từng có.
Khi những thước phim giới thiệu về hành tinh Pandora xuất hiện trên màn ảnh rộng, khán giả bộ phim đã nín thở vì lần đầu được du hành đến một thế giới khác bằng hình ảnh 3D vô cùng sắc nét, chân thực. Pandora là một “ốc đảo” xanh giữa lòng vũ trụ với hệ sinh thái phong phú, địa hình lý tưởng gồm rừng nhiệt đới và các hòn đảo đá bay lơ lửng giữa không trung. Đây là nơi cư ngụ của vô vàn loài sinh vật kỳ thú cùng tộc người Na’vi cao lớn, da xanh đặc trưng.
Video đang HOT
Ban đêm, cả hành tinh Pandora chìm trong ánh sáng huyền ảo của hàng vạn loại thực vật phát sáng, những hành tinh tuyệt đẹp cũng nổi rõ trên nền trời. Mọi chi tiết phim đều được thiết kế kỹ lưỡng nhằm đưa đến trải nghiệm thoả mãn nhất cho người xem.
Phim khoa học viễn tưởng có lịch sử khá lâu đời nhưng việc xây dựng một thế giới hoàn thiện với ngôn ngữ riêng, hệ sinh thái chi tiết, hình ảnh choáng ngợp đến như vậy thì đến thời điểm ấy chỉ mới Avatar làm được. Không ngoa khi nói rằng khi Pandora được giới thiệu trên màn ảnh cũng là lúc điện ảnh thế giới tiến thêm một bước về phía tương lai.
Avatar mở ra một kỷ nguyên phim 3D với số lượng tác phẩm tăng dần hàng năm, đưa lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành công nghiệp phim ảnh. Đạo diễn Luc Besson – người cũng đã phải chờ đợi hàng thập kỷ để có thể hiện thực hoá dự án phim Valerian và thành phố ngàn hành tinh – đã khẳng định: “Sau Avatar, mọi thứ đều có thể”.
Dù đến nay, với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, khán giả đã được thưởng thức không ít các siêu phẩm hình ảnh nhưng Avatar vẫn là một trải nghiệm khó quên. Cảnh phim về hành tinh Pandora vẫn đủ sức gây choáng ngợp cho bất cứ người yêu điện ảnh nào.
Theo VNE
Leonardo DiCaprio xứng đáng thêm một giải Oscar vì cảnh phim tai nạn này
Nhiều nhà phê bình cho rằng nam diễn viên Leonardo DiCaprio xứng đáng với tượng vàng Oscar từ năm 2013 với phim 'Django Unchained'.
Trước lễ trao giải Oscar 2016, cái tên Leonardo DiCaprio là một "trò đùa" mỗi khi đến mùa giải thưởng điện ảnh. Nguyên nhân là bởi anh đã nhiều năm miệt mài trên màn ảnh với các tác phẩm nặng đô, là gương mặt quen thuộc với khán giả, nhiều lần được đề cử nhưng chưa một lần chạm tay vào tượng vàng.
Cứ ngỡ Leonardo sẽ "vô duyên" với Oscar thêm nhiều năm nhưng vai chính trong phim The Revenant đã thay đổi lịch sử, ghi danh nam tài tử vào hạng mục Nam chính xuất sắc. Tuy vậy các cây bút phê bình cho rằng vai diễn trong The Revenant không thuyết phục bằng màn thể hiện của Leonardo trong Django Unchained năm 2013. Bộ phim đã đưa đến phút diễn xuất ấn tượng bậc nhất trong sự nghiệp của anh, được đánh đổi bằng cả mồ hôi và máu.
Trong phim, Leo hóa thân thành Calvin Candie, một ông trùm buôn nô lệ keo kiệt, máu lạnh, vô cùng gian xảo. Nam diễn viên phải nhuộm răng vàng, trang điểm da tối màu và sử dụng ngữ âm miền quê Anh Quốc để nhập vai trọn vẹn. hất giọng lè nhè và điệu cười xảo trá của Calvin Candie hoàn toàn xóa mờ hình ảnh thường thấy ở Leo, chứng minh khả băng biến hóa xuất thần của nam tài tử.
Không chỉ vậy, Leonardo còn thể hiện tinh thần lao động nghệ thuật hết mình, thậm chí là "mất trí" trong cảnh phim bữa tối. Trong cuộc thỏa thuận mua bán với Django và bác sĩ Schultz, Candie dần mất bình tĩnh. Hắn ta nổi điên và đập tay xuống bàn trong cơn giận dữ.
Theo kịch bản, nhân vật của Leonardo sẽ vung tay ra 2 bên để thể hiện cơn thịnh nộ. Tuy nhiên nam tài tử bị cuốn vào cảm xúc và đập mạnh tay xuống bàn, làm vỡ ly thủy tinh. Thay vì tạm dừng cảnh quay để sơ cứu, anh tiếp tục "phiêu" cùng vai diễn, mặc cho bàn tay bê bết máu.
Nói về cảnh quay này, Leo chia sẻ anh quá nhập tâm đến mức không hề nhận ra mình đã bị mảnh vỡ găm vào tay. Khi quay sang mở lòng bàn tay ra anh thấy máu bắt đầu chảy mạnh nhưng vì không muốn phá hỏng một cảnh quay đang rất mượt, Leo cứ thế diễn tiếp.
Suốt những phân cảnh sau đó, khán giả được thấy tay điền chủ Candie cử động với bàn tay bị thương. Về phần đạo diễn Quentin, ông chọn giữ toàn bộ cảnh vô tình bị thương của Leo lên phim để tăng cao trào của phân đoạn. Quentin bày tỏ sự khâm phục với nam diễn viên vì khả năng chịu đau, sự hy sinh hết mình cho vai diễn.
Nhờ có màn thể hiện xuất thần của Leo, phân cảnh này được xem là chi tiết đáng nhớ nhất củaDjango Unchained. Nhiều nhà phê bình nhận định đây mới là vai diễn ấn tượng nhất trong sự nghiệp của Leo, xứng đáng với tượng vàng hạng mục Nam phụ xuất sắc của Oscar 2014. Thậm chí một cây viết review còn khẳng định "Nếu Calvin Candie không thể giành giải Oscar thì khó có vai diễn nào khác của Leonardo DiCaprio có thể làm được điều ấy".
Thực tế ngược lại, nam diễn viên đã được trao Oscar đầu tiên sau đó 2 năm. Tuy vậy Calvin Candie đến nay vẫn là nhân vật đỉnh cao mà giới chuyên môn nhắc đến mỗi khi nói tới Leonardo.
Theo VNE
Cảnh đua xe 'điên' nhất lịch sử điện ảnh của 'Mad Max: Fury Road' 'Mad Max: Fury Road' đưa đến trải nghiệm khó quên với những cảnh đua xe chân thực, kỳ dị mà gay cấn đến dựng tóc gáy. Mad Max là thương hiệu phim đề tài hậu tận thế được giới mộ điệu xếp vào hàng "chiếu trên" trong dòng phim cùng thể loại nhờ kỹ thuật làm phim xuất sắc. Trở lại sau 30...