Những thuốc gây hại cho xương của bạn
Nếu bạn bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương, điều bạn có thể làm là giữ cho xương càng khỏe càng tốt.
Ngoài việc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn và tập luyện, bạn nên biết rằng một số thuốc thân thiện với xương và những thuốc khác có thể có những tác dụng phụ ảnh hưởng tới xương.
Một số thuốc được kê cho để điều trị các bệnh rất phổ biến, như ợ nóng hoặc trầm cảm, có thể tác động tới sức khỏe xương.
Theo bác sĩ Harold Rosen, giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và điều trị loãng xương thuộc Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston (Mỹ) “Nếu không cần thiết thì bạn nên ngừng dùng những thuốc đó. Điều quan trọng là nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc”.
Dưới đây là những thuốc ảnh hưởng tới xương của bạn.
1. Thuốc corticosteroid
Loại thuốc steroid này giúp điều trị viêm. Bác sĩ kê đơn chúng để điều trị các bệnh bao gồm viêm khớp dạng thấp, hen, và viêm loét đại tràng.
Một số thí dụ bao gồm:
cortisone (Cortone)
prednisone (Deltasone, Meticorten, Orasone, Prednicot)
Bác sĩ Ann Kearns – chuyên gia nội tiết và là nhà tư vấn của Bệnh viện Mayo Clinic ở Rochester – Minn, cho biết: các thuốc steroid này cản trở sự hình thành xương và tăng tiêu xương, khiến dễ bị gãy xương hơn. Tuy nhiên, một số người cần phải dùng những thuốc này. Bà nói “nguy cơ ngắn hạn không phải là vấn đề lớn đối với phần lớn mọi người”.
Loại thuốc viên và thuốc tiêm có hiệu quả nhất, nhưng loại thuốc hít hoặc thuốc bôi lên da có tác dụng phụ ít hơn.
2. Thuốc điều trị ung thư
Nếu bạn bị ung thư vú và đang dùng một số thuốc có ảnh hưởng tới xương, bác sĩ sẽ kiểm soát mật độ xương của bạn và có thể kê đơn thuốc bảo tồn xương.
Một số bệnh nhân ung thư vú dùng thuốc ức chế aromatase. Những thuốc này bao gồm:
anastrozole (Arimidex)
exemestane (Aromasin)
letrozole (Femara)
Những thuốc này nhắm vào aromatase trong cơ thể, làm giảm nồng độ estrogen, làm mờ bệnh ung thư lấy estrogen làm nhiên liệu. Đây là tin tốt đối với bệnh ung thư của bạn, nhưng giảm nồng độ estrogen có thể gây hại cho xương của bạn, vì estrogen làm ngừng tiêu xương. Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường khuyên cải thiện thay đổi lối sống như tập thể dục, chế độ ăn giàu canxi và vitamin D, và kê đơn các loại thuốc bảo tồn xương cho những phụ nữ đang dùng thuốc ức chế aromatase.
Nam giới điều trị ung thư tuyến tiền liệt đôi khi được kê đơn liệu pháp kháng androgen. Thí dụ về các loại thuốc này bao gồm bicalutamide (Casodex), flutamide (Eulexin), và nilutamide (Nilandron). Những thuốc này ngăn chặn hoạt động của hormon testosterone, thường làm chậm sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, thuốc có thể làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương, vì vậy bác sĩ có thể khuyên thay đổi lối sống như tập thể dục, cai thuốc lá, giảm uống cà phê, và kê một loại thuốc bảo tồn xương.
3. Thuốc chống trầm cảm
Một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm, gọi là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Thí dụ về các SSRI bao gồm:
citalopram (Celexa)
fluoxetine (Prozac)
paroxetine (Paxil)
Video đang HOT
sertraline (Zoloft)
Đó không có nghĩa là bạn không nên dùng chúng. Khi cân nhắc nguy cơ và lợi ích, nên nhớ rằng bản thân trầm cảm có liên quan với sức khỏe xương kém.
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của SSRI lên sức khỏe xương đã thấy nguy cơ gãy xương cao hơn ở người dùng thuốc. Thí dụ một nghiên cứu cho thấy những người hiện đang dùng các thuốc chống trầm cảm SSRI có nguy cơ gãy xương không ở cột sống nhiều hơn gấp 2 lần so với những người không dùng thuốc SSRI. Một nghiên cứu khác ở phụ nữ có tiền sử trầm cảm cho thấy mật độ xương của phụ nữ dùng thuốc SSRI thấp hơn so với những người không dùng thuốc.
4. Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản
Nếu bạn bị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, axít trong dạ dày của bạn trào ngược lại thực quản. Bạn có thể dùng thuốc ức chế bơm proton – loại thuốc có thể cần hoặc không cần kê đơn. Thuốc ức chế bơm proton bao gồm:
esomeprazole (Nexium)
lansoprazole (Prevacid)
omeprazole (Prilosec, Zegerid)
Các thuốc ức chế bơm proton không cần đơn bao gồm Prevacid 24HR, Prilosec không cần đơn, và Zegerid không cần đơn.
Năm 2010, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ cảnh báo rằng dùng thuốc ức chế bơm proton liều cao trong thời gian dài có thể dễ bị gãy khớp háng, cổ tay, và cột sống.
Các loại thuốc khác, được gọi là thuốc chẹn H2, để ức chế sự sản sinh axít dạ dày. Các thuốc chẹn H2 bao gồm:
cimetidine (Tagamet)
famotidine (Calmicid, Fluxid, Mylanta AR, Pepcid)
ranitidine (Tritec, Zantac)
5. Thuốc trị bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu gần cho thấy một loại thuốc trị tiểu đường được gọi là thiazolidinedione có tác động tiêu cực đến xương. Thí dụ về các loại thuốc này bao gồm:
pioglitazone (Actos)
rosiglitazone (Avandia)
Có nhiều loại thuốc trị tiểu đường khác, do đó bạn và bác sĩ có thể cân nhắc trước khi dùng thuốc.
6. Thuốc bảo tồn xương
Bisphosphonate là loại thuốc điều trị loãng xương. Chúng bao gồm:
alendronate (Binosto, Fosamax)
ibandronate (Boniva)
risedronate (Actonel, Atelvia)
axít zoledronic (Reclast)
Một số nghiên cứu thấy mối liên quan giữa việc dùng thuốc trong thời gian dài với nguy cơ gãy xương đùi hiếm gặp cao hơn. Nếu người bệnh dùng thuốc bisphosphonate một thời gian dài bị gãy xương đùi hiếm gặp, bác sĩ sẽ đổi sang loại thuốc trị loãng xương khác.
Các loại thuốc dưới đây là những lựa chọn thay thế cho bisphosphonates để điều trị hoặc phòng ngừa loãng xương:
calcitonin (Miacalcin)
denosumab (Prolia). Đây là thuốc sinh học làm chậm mất xương.
raloxifene (Evista)
teriparatide (Forteo). Đây là loại hormon cận giáp làm tăng hình thành xương.
Liệu pháp thay thế hormon
Nếu bạn đã dùng thuốc bisphosphonate trong 5 năm, bác sĩ có thể kiểm tra xem liệu bạn có nên tiếp tục, dừng lại, hoặc chuyển sang một loại thuốc bảo tồn xương khác không.
Theo VNE
10 nguyên nhân cảnh báo bạn dễ bị loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh của tuổi già, thế nhưng hiện nay có không ít bạn trẻ cũng phải đối mặt với bệnh này.
Việc để ý kỹ tới tình trạng sức khỏe nói chung và hệ xương khớp của cơ thể nói riêng sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân mình. Bạn cần lắng nghe cơ thể để nhận biết được hệ xương khớp của mình như thế nào? Khỏe hay yếu? Bạn có bị loãng xương hay không?
Chúng ta đều biết rằng loãng xương là một căn bệnh phổ biến của những người trên 50 tuổi, đặc biệt là người cao tuổi thế nhưng hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi cũng bị mắc bệnh này. Vậy nếu muốn mình không gặp những vấn đề tương tự như thế này bạn cần phải làm gì? Để nhận biết được xương mình có gặp trục trặc hay không là điều không đơn giản.
Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị loãng xương.
Bạn đã từng bị gãy xương
Nếu một ngày, bỗng nhiên bạn bị nứt xương đầu gối hay vỡ mắt cả chân chỉ bởi bước quá nhanh hoặc tai nạn khi đi giày cao gót... Bạn cần chú ý hơn tới bản thân, bởi đó chính là một dấu hiệu cảnh báo bạn bị loãng xương.
Những gì bạn có thể làm: Bạn cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra mật độ xương (DXA) - một phương pháp chuyên biệt, chụp bằng X-quang để đo lượng canxi và các khoáng chất quan trọng khác trong mỗi phân khúc xương có ở bạn. Qua kết quả thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra một dự đoán chính xác nhất về nguy cơ xương bị tổn thương mà bạn đang phải đối diện.
(Ảnh minh họa)
Bạn có khung xương nhỏ
Theo một nghiên cứu, người có khung xương nhỏ có khả năng mắc các bệnh về xương nhiều hơn những người sở hữu một khung xương lớn.
Cơ xương của bạn được xây dựng và phát triển tới năm 25 tuổi, một khoảng thời gian nào đó giữa 30-40 tuổi, xương của bạn sẽ bắt đầu bị lão hóa. Tỉ lệ loãng xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thể chất, di truyền, chế độ ăn uống, tập luyện của bạn...
Bạn cần làm gì vào lúc này: Nếu bạn dưới 40 tuổi, bạn hãy ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, chăm chỉ uống sữa là một cách cải thiện xương vững chắc vô cùng tốt, và hãy bổ sung thêm cho mình những thực phẩm có nhiều canxi, ngoài ra hãy dành thời gian cho việc tập thể dục điều độ.
Nếu bạn 40 tuổi trở lên, bạn vẫn cần duy trì ăn chế độ ăn dinh dưỡng, bổ sung thêm canxi, magiê, vitamin D và tập thể dục thường xuyên.
Bạn đang phải dùng thuốc để trị bệnh
Nếu bạn đang phải dùng thuốc có chứa hàm lượng cortisone trong một thời gian dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể bạn và có thể làm cho lượng canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác trong xương bị giảm mạnh.
Nếu bạn đang bị thấp khớp, bạn sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn những người khác. Nếu bạn đang phải dùng thuốc chống trầm cảm, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao về loãng xương.
Những gì bạn có thể làm: Bạn cần dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn cẩn thận của bác sĩ, mọi sự tự ý kê đơn theo cảm tính vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình.
(Ảnh minh họa)
Bạn có thói quen hút thuốc
Các chuyên gia nhận định, hút thuốc lá thường xuyên là cách phá hoại xương nhanh nhất. Hút thuốc có tương quan thống kê rất cao với những người bị loãng xương, vì vậy nếu bạn là một người nghiện thuốc lá, tức là bạn đang tự làm hệ thống xương của mình gặp nguy hiểm.
Những gì bạn có thể làm: Bỏ thuốc lá với những người đang quen hút là điều không dễ dàng gì nhưng bạn cần phải hiểu rằng xương của bạn đang gặp nguy hiểm nếu bạn không thay đổi thói quen này.
Bạn uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày
Rượu có sức tàn phá tới hệ thống xương của bạn, nó khiến lượng canxi, magiê và các khoáng chất khác từ xương của bạn bị phá vỡ. Bạn càng uống nhiều, xương của bạn sẽ càng suy yếu.
Những gì bạn có thể làm: Thật không may cho những người thích uống rượu, giải pháp chính ở đây đó là bạn cần làm chủ lượng rượu mà mình hấp thu. Bạn hãy thử thay đổi khẩu vị, thay vì 2 ly rượu một đêm, bạn có thể thay bằng 2 ly trà thảo mộc hoặc sữa ấm với chút mật ong.
Bạn không thích uống sữa
Sữa là một trong những giải pháp tốt nhất để giúp hệ thống xương của bạn được an toàn. Robert Recker, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu loãng xương ở Nebraska nhận định sữa là một thực phẩm vô cùng quan trọng cho sự phát triển của xương, việc không uống (có thể là không hấp thu được hay đơn giản chỉ là do bạn không thích uống) là điều không ổn chút nào.
Những gì bạn có thể làm: Sữa tốt bởi các thành phần chứa trong nó tốt: đó là canxi, vitamin D và các khoáng chất khác. Bạn có thể thay thế bằng đậu nành hoặc các sản phẩm khác chứa nhiều canxi, magiê, và vitamin D - ba khoáng chất tối quan trọng để xây dựng và bảo vệ xương tốt nhất.
(Ảnh minh họa)
Bạn đang phải vật lộn với chứng chán ăn
Biếng ăn chính là tiền đề của bệnh loãng xương. Khi bạn lười ăn, cơ thể bạn sẽ không được khỏe mạnh, điều này khiến nồng độ nội tiết tố trong bạn thấp. Chuyên gia về xương Elizabeth Shane - Đại học Columbia cho rằng: "Bất cứ điều gì làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể đều gây trở ngại cho hệ thống xương".
Những gì bạn có thể làm: Nếu bạn có tiền sử chán ăn, bạn cần tới ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Tại đây, bằng những phương pháp đặc biệt, chứng chán ăn của bạn sẽ được kiểm soát và hơn cả là xương của bạn được chắc khỏe. Bạn hãy cố gắng bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D.
Kinh nguyệt không đều
Lượng estrogen thấp thường là nguyên nhân chính khiến hiện tượng kinh nguyệt của chị em không đều. Và chính điều này lại khiến xương bị ảnh hưởng. Nguyên nhân của điều này có thể là do trọng lượng cơ thể, chế độ ăn uống có vấn đề hoặc bạn bị mắc bệnh buồng trứng đa nang
Những gì bạn có thể làm: Bạn nên tới bệnh viện khám và điều trị, bạn cần nói rõ tình trạng của mình cho bác sĩ biết. Và ngoài ra, bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi.
Gia đình có tiền sử mắc bệnh loãng xương
Tiền sử gia đình là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá bạn có nằm trong nhóm "nguy hiểm" hay không. Việc bạn có người thân bị loãng xương thì khả năng bạn không bị là không cao chút nào.
Những gì bạn có thể làm: Bạn cần nói chuyện với bác sĩ của mình và thông báo với họ về điều này.
Bạn là phụ nữ châu Á và trên 50 tuổi
Ngoài các yếu tố về chủng tộc, phụ nữ trên 50 tuổi cần phải cẩn thận, bởi loãng xương là một căn bệnh phụ thuộc vào tuổi tác.
Những gì bạn có thể làm: Bạn không thể thay đổi được chủng tộc, giới tính, hoặc yếu tố tuổi tác của mình, nhưng hơn ai hết, bạn nhận thức rõ được tình trạng của xương, bạn cần chú ý tới lịch khám của mình.
Theo VNE
Cẩn trọng với triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em Vào năm học mới, trẻ em tuổi học đường sau một ngày chạy nhảy nhiều hoặc có xô ngã thường có hiện tượng đau xương khớp. Nếu là biểu hiện thoáng qua thì không đáng lo, nhưng nếu tình trạng trẻ bị đau xương khớp tái diễn, dai dẳng gây hạn chế vận động thì cần được khám ngay. Bệnh viện Nhi T.Ư?...