Những dược phẩm sau đây vốn rất được các bác sĩ nội khoa ưa chuộng trị bệnh, nhưng lại có những tác hại nhất định đối với mắt.
Gây hại cho võng mạc
Plaquenil (hydroxchloroquine sulfate) là thuốc được ưa chuộng để điều trị thấp khớp, có thể gây những tác hại bất biến cho võng mạc. Cũng như vậy clonidine (thuốc điều trị tăng huyết áp), hay thioridaxine (một thuốc chống viêm) có thể gây tổn hại cho biểu mô sắc tố của võng mạc. Một loạt các thuốc chống viêm thuộc dòng không phải steroide (NSAIDS) như aspirine, ibuprofen nếu dùng kéo dài có thể gây xuất hyết võng mạc. Bên cạnh đó chúng cũng gây ra đục thể thủy tinh, khô mắt.
Gây xuất huyết mắt
Video đang HOT
Tất cả các thuốc chống viêm, giảm đau thuộc nhóm NSAIDS đều có thể gây ra tác dụng phụ này cho mắt. Ngoài ra còn có venlafaxine (thuốc chống động kinh), amphotericine B (một thuốc kháng nấm rất đắt tiền) và thuốc điều trị Alzheimer nhóm ức chế cholesterase cũng có thể gây ra tác dụng phụ này. Về mặt logic cũng như trên thực tiễn các thuốc chống đông, phòng huyết khối như heparin, coumadin đều có thể gây xuất huyết cho mắt mà phổ biến nhất là xuất huyết dưới kết mạc.
Gây bệnh glôcôm hay tổn hại cho thị thần kinh
Nhóm steroids mà phổ biến nhất là prenisolone là thuốc gây hại cho mắt nhất về phương diện này. Một số biệt dược như simvastatin, fenfluramine, các thuốc chống co thắt dạ dày, một số thuốc chống trầm cảm cũng bị nghi ngờ là có thể gây ra glôcôm..
Gây ra đục thể thủy tinh
Có nhiều thuốc làm tăng tính mẫn cảm của mắt với ánh sáng, sau đó là chuỗi phản ứng quang hóa gây biến đổi cấu trúc mô của mắt. Do vậy chúng được cho là có thể gây đục thể thủy tinh hay tổn hại vùng hoàng điểm. Danh sách các “thủ phạm” này khá dài bao gồm: các thuốc kháng histamine, các thuốc tránh thai đường uống, một số loại thuốc an thần, thuốc uống chống đái tháo đường, thuốc chống trầm cảm…
Nổi tiếng hơn cả là nhóm steroids. Có khoảng 50% bệnh nhân dùng prenisone liều 10-15mg/ngày trong 2 năm đầu sẽ xuất hiện đục thể thủy tinh.
Gây viêm kết mạc dị ứng
Một số loại kháng sinh hay gây dị ứng cho mắt cho dù dùng đường toàn thân hay nhỏ mắt. Nhóm penicillins tổng hợp, các sunfonamides, tetracycline được cho là những kháng nguyên phổ biến gây dị ứng cho mắt. Thêm nữa hai nhóm sau có thể tăng mẫn cảm ánh sáng cho mắt và gây nhìn mờ thoáng qua.
Gây hại cho lòng đen (giác mạc)
Các thuốc chống sốt rét (chloroquine, quinacrine) có thể gây biến đổi giải phẫu giác mạc. Cảm giác nhìn qua quầng sáng, chói mắt, sợ sáng sẽ xảy ra nếu có biến chứng tại giác mạc. Sản phẩm cordarone, rất nổi tiếng trong chuyên khoa tim mạch cũng gây một bệnh rất nổi tiếng cho giác mạc đó là bệnh lý biểu mô giác mạc dạng vòng. May thay nếu chúng ta dừng thuốc thì những biến chứng trên cũng có thể lui đi.
Vì thế khi dùng thuốc cần phải thận trọng, nên nghe ngóng cơ thể mình nếu có những biểu hiện bất thường nào phải báo ngay cho bác sĩ của bạn. Làm được điều này sẽ giúp chúng ta kiểm soát những tác hại không mong muốn của thuốc.
Theo BS. Hoàng Cương
SK&ĐS
Tin mới nhất
5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc
06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.
Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết
05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...
Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định
05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.
Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.