Những thuốc điều trị ung thư phổi bán trên mạng chưa được Bộ Y tế cấp phép
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế mới đây đã có cảnh báo người dân về việc không mua các thuốc điều trị ung thư được chào bán và quảng cáo qua mạng.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên tự ý mua thuốc điều trị ung thư phổi bán trên mạng
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong thời gian qua, trên các trang web Nhà thuốc Võ Lan Phương tại địa chỉ https://volanphuong.com/ và Nhà thuốc Lan Phương tại địa chỉ https://nhathuoclanphuong.net/ có giới thiệu và chào bán nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc điều trị ung thư như: Thuốc Osicent 80mg (Osimertinib) ghi nhà sản xuất Incepta Pharmaceuticals Ltd., Bangladesh;Thuốc Osimert 80mg (Osimertinib) ghi nhà sản xuất Everst – Bangladesh; Thuốc Tagrix 80mg (Osimertinib) ghi nhà sản xuất Beacon Pharmaceuticals Ltd., Bangladesh.
Trong đó, Osicent 80mg được quảng cáo là thuốc điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ đã di căn, được dùng khi đã thất bại với phương pháp điều trị khác.
Thuốc điều trị ung thư phổi bán trên mạng chưa được Bộ Y tế cấp phép
Còn Tagrix 80mg quảng cáo là thuốc trị ung thư phổi tế bào nhỏ có đột biến gen T790M nhằm can thiệp vào sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư trong cơ thể.
Tuy nhiên, các thuốc nêu trên chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành là thuốc, chưa được cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc và quảng cáo thuốc.
Video đang HOT
Cục Quản lý Dược đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục Quản lý Dược khuyến cáo người sử dụng không mua các thuốc điều trị ung thư nêu trên được chào bán và quảng cáo qua mạng để điều trị.
Theo baodansinh
Tràn lan thuốc lá điện tử "đầu độc" người dùng
Ở Mỹ, dù được bán hợp pháp tại các cửa hàng, thuốc lá điện tử (TLĐT) vẫn khiến người dùng tử vong hoặc mắc bệnh phổi. Còn tại Việt Nam, mặt hàng này đa phần đươc bán trôi nổi.
Trong một khuyến cáo mới nhất, Bộ Y tế cho biết khói TLĐT nguy cơ gây 25 loại bệnh tật. Đối với người hút trực tiếp có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày.
Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội thu giữ TLĐT không rõ nguồn gốc tại cửa hàng Pexiga X98 (ngõ 97 Hoàng Cầu, quân Đông Đa, TP. Hà Nội)
TLĐT được bày bán tràn lan, không ai quản lý
Hồi cuối tháng 6/2019, thông tin một thiếu niên 17 tuổi tại Mỹ bị thương nặng khi thiết bị hút TLĐT bất ngờ phát nổ trong miệng, làm nạn nhân bị vỡ đôi xương hàm đã khiến cho nhiều người dùng loại thuốc này tại Việt Nam lo lắng.
Nguyên nhân là do TLĐT (e-cigarettes) hay thuốc lá làm nóng (heat-not-burn) có thể giảm tác hại hơn so với thuốc lá đốt truyền thống đang được nhiều người tiêu dùng sử dụng. Nhiều người coi đây là phương án phù hợp để thực hiện cai thuốc, giảm độc hại. Trong khi đó, hầu hết các loại thiết bị hỗ trợ hút TLĐT, thuốc lá làm nóng đang bán trên thị trường hầu hết đều là hàng xách tay, hàng nhập lậu không có sự kiểm duyệt chặt chẽ từ phía các cơ quan chức năng.
Tại Việt Nam, theo quy định của Bộ Công thương, TLĐT (điếu) được quản lý như đối với mặt hàng thuốc lá nhập khẩu, chỉ được phép nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế; trước khi nhập khẩu, phải được cơ quan chức năng thẩm định và phải được đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, phải được dán tem nhập khẩu, tuân thủ các quy định hiện hành về công bố hợp chuẩn, hợp quy... Việc nhập khẩu cũng do doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Do vậy, phần lớn TLĐT và tinh dầu đang được bán trên thị trường hiện nay là hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo tìm hiểu của PV, hiện trên thị trường đang công khai rao bán đủ loại TLĐT đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Bên cạnh các cửa hàng nhỏ lẻ thì số lượng lớn là các website, địa chỉ kinh doanh online trên mạng. Người tiêu dùng muốn mua bất cứ loại nào cũng có, với mức giá từ vài trăm nghìn đồng cho tới hàng chục triệu đồng.
Phố Hàng Chiếu (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) từ lâu được xem là "thủ phủ" thuốc lá ở miền Bắc, hiện bán đủ loại tinh dầu và TLĐT. Được quảng cáo là "hàng ngoại nhập" từ Hoa Kỳ, Canada, Anh..., tuy nhiên có người thú thật rằng hầu hết TLĐT đang được bày bán tại Việt Nam đều xuất xứ từ Trung Quốc. Thậm chí, phần lớn các loại tinh dầu bán tại đây đều không có nhãn mác (nên không rõ xuất xứ, chất lượng), không có ngày sản xuất, không hạn sử dụng.
Anh L.V.T. - chủ cửa hàng linh kiện điện thoại di động ở phố Hàng Chiếu cho hay, quán của anh bán TLĐT nhiều hơn sản phẩm chính được trưng bày là điện thoại di động. Theo đó, toàn bộ TLĐT và tinh dầu được chủ nhân cất trong tủ riêng chứ không bày bán công khai như các sản phẩm thuốc lá thông thường. Nghe chúng tôi yêu cầu xem nhiều loại rồi mới đưa ra lựa chọn, chủ cửa hàng này khó chịu nhưng cũng bày ra hai loại ống hút của Mỹ và Đức, đủ hương cam, dâu, thơm, nho với vị thuốc lá 555, Marlboro, Vinataba, Caraven A, Jet, giá bán từ 150.000 - 1,5 triệu đồng/sản phẩm đã có sẵn tinh dầu, còn tinh dầu được bán đồng giá 150.000 đồng/chai 24mg.
Theo lời quảng cáo của anh T, hút TLĐT sẽ không bị hôi miệng, không bị ho, không có cảm giác mệt mỏi và không gây độc hại cho những người xung quanh như hút thuốc lá truyền thống, ngoài ra có thể sử dụng trong phòng điều hòa, xe hơi và không bị ám mùi. Sản phẩm chỉ sử dụng tinh dầu được đốt nóng, bốc hơi để tạo ra khói và không gây nghiện vì có thể giảm dần nồng độ nicotine, do đó hoàn toàn có thể cai thuốc hoặc thay thế thuốc lá điếu.
Tuy nhiên, chia sẻ với PV, một số người hút TLĐT thừa nhận loại sản phẩm này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bắt đầu hút TLĐT khoảng gần một năm nay, anh V.V.H. (tru tai huyên Thanh Trì, TP. Hà Nội) cho biết, cuối năm 2018 sau một lần tò mò trước lời quảng cáo đường mật của đám bạn về công dụng thần kỳ của TLĐT như có thể thay thế thuốc lá điếu, vừa an toàn lại vừa "phong cách" nên bản thân chuyển sang dùng thử. "Ban đầu, hút TLĐT sẽ thấy thơm, lạ, gần như quên đi hoàn toàn thuốc lá truyền thống. Nhưng chỉ sau hơn một tuần, tôi cảm thấy có nhiều đờm và rát ở cổ họng nên cũng giảm dần liều lượng. Mặc dù ở TLĐT sẽ có thể điều chỉnh được nồng độ nicotine nhưng có nhiều trường hợp không kiểm soát được sẽ cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt vì nạp một lượng lớn chất này vào cơ thể. Bên cạnh đó, chi phí để hút TLĐT đắt hơn nhiều so với thuốc lá điếu. Đó còn chưa kể khi mua phải hàng giả, hàng nhái rất dễ có nguy cơ gây nổ và không an toàn đối với người sử dụng", anh H. chia sẻ.
Khói TLĐT nguy cơ gây 25 loại bệnh tật
Một số sản phẩm được rao bán trên các trang mạng có giá giật mình
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng khoa Thăm dò và Phục hồi chức năng (Bênh viên Phổi Trung ương), nhiều người sử dụng TLĐT hay shisha luôn có suy nghĩ đây là sản phẩm chỉ có hương liệu hoa quả, không chứa chất độc hại và không gây nghiện như thuốc lá truyền thống vì không đốt sợi thuốc lá. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm, trong TLĐT vẫn có nicotine gây nghiện cho người hút. Cùng quan điểm, GS. Ngô Quý Châu - Giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bênh viên Bạch Mai) cũng cho răng người hít phải khói TLĐT cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật.
Nicotine trong TLĐT có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thậm chí gây tổn thương bào thai, tăng nguy cơ đẻ non, hội chứng đột tử ở trẻ. Người không hút thuốc khi phơi nhiễm thụ động với hơi TLĐT cũng hấp thu lượng nicotine tương đương với khói thuốc thông thường.
Ngoài ra, trong TLĐT còn chứa các kim loại như chì, bạc, cadmium, chromium, thủy ngân, nickel, glycerin... gây nguy hại sức khỏe. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người hút trực tiếp có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày.
Đặc biệt, đến nay thế giới đã có các nghiên cứu ghi nhận nhiều ca bệnh nặng có liên quan đến TLĐT. Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (CDC) đã nhận được báo cáo từ 50 bang cho thấy có hơn 1.600 ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng TLĐT và các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.
MINH LÊ
Theo tapchigiaothong
Những lưu ý mà người hút thuốc cần phải biết để tránh bị phạt Việt Nam có khoảng 15,3 triệu người trưởng thành hút thuốc lá và nằm trong top 15 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc nhiều nhất thế giới. Theo thống kê của Bộ Y Tế, có tới 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi hút thuốc lá không những hại sức khỏe của...