Những thức quà của tuổi thơ
Kẹo bánh đối với con nít chúng tôi không những quý mà còn hiếm hoi nữa.
Dạo đoàn cán bộ huyện là những người cùng công tác trong ngành với bố tôi đến chơi nhà, người cán bộ của đoàn cho tôi gói kẹo, tôi bóc kẹo và bỏ vào hai túi bên hông. Chẳng biết thế nào kẹo cứ thế rơi xuống đất theo bước chân tôi. Những lần trường mẹ tôi hội nghị hay họp hành, mẹ tôi và một số giáo viên được giao nhiệm vụ mua lạc nhân, đường, bột gạo để làm kẹo lạc, nhìn cách người lớn làm kẹo lạc, tôi tự làm món kẹo này.
***
Trẻ con nông thôn chúng tôi cách đây gần ba thập niên không có các thứ kẹo bánh, hoa quả như bây giờ, tôi thường chọn trái cà chua, củ hành khô, con ốc, đổi kẹo kéo, kẹo dồi… làm quà bánh.
Cà chua được tôi chọn những trái chín vừa độ, nhiều thịt, ăn ngọt. Tôi ăn trái cà chua ngon lành vì không sợ thuốc trừ sâu như bây giờ. Đôi khi tôi bỏ vài củ hành khô vào bếp, hành khô chín, thơm, mềm, ngọt. Một trong nỗi sợ lớn nhất của tôi là ngóng mẹ đi làm về buổi chiều tối muộn. Mặc dù bố mẹ tôi đều làm giáo viên nhưng vẫn được phân ruộng và đồi. Mùa làm cỏ lúa, tôi chơi ở nhà và trông nhà, chiều tối mịt vẫn không thấy mẹ và chị đi làm đồng về, tối lắm, muộn lắm rồi. Mọi thứ đều im ắng, màu đen phủ xuống mỗi lúc một đậm hơn. Tôi nghĩ một điều gì đấy sợ hãi sẽ đến với mẹ và chị mình, bình tĩnh lại, tôi gạt ngay ý nghĩ đấy đi. Kiên nhẫn chờ đợi trong sự lo lắng và cả háo hức rồi mẹ và chị cũng về. Trong rổ của mẹ đôi ba con ốc, con cá, con cua… yên tâm và vững dạ tôi cầm con ốc bỏ vào bếp than nướng. Con ốc há miệng liền rắc vào chút muối, miệng ốc khô lại, cháy cạnh và mùi thơm bốc ra.
Kẹo bánh thực sự rất khan hiếm. Món quà của trẻ con là kem mút, kẹo kéo, kẹo dồi, kẹo ông sư. Kem mút và kẹo kéo được bán bằng các số tiền lẻ hai trăm, năm trăm đồng và đổi từ sắt vụn, dép rách, lông vịt. Đổi được cục kẹo kéo ở đầu que tăm, tôi bỏ vào miệng, chất ngọt và độ dẻo của kẹo tan ra. Quà quê đơn giản chỉ có vậy!
Kem mút thì cứ đến hè ngày nào cũng có tiếng kêu đặc trưng của những người bán kem đi bằng xe đạp. Tiếng kêu phát ra do túi hơi mềm và ống hơi tự tạo của người rao kem luôn thu hút trẻ con chúng tôi. Kem chủ yếu là nước và đường tạo thành đá. Dần dần thêm thứ kem ngon hơn, gồm bột và lạc. Kẹo dồi và kẹo ông sư thì ra cửa hàng mua. Tôi ngắm và đoán vị ngon của chiếc kẹo ông sư, nó tròn tròn, không biết lằm bằng bột gì nhưng mềm.
Video đang HOT
Kẹo bánh đối với con nít chúng tôi không những quý mà còn hiếm hoi nữa. Dạo đoàn cán bộ huyện là những người cùng công tác trong ngành với bố tôi đến chơi nhà, người cán bộ của đoàn cho tôi gói kẹo, tôi bóc kẹo và bỏ vào hai túi bên hông. Chẳng biết thế nào kẹo cứ thế rơi xuống đất theo bước chân tôi. Những lần trường mẹ tôi hội nghị hay họp hành, mẹ tôi và một số giáo viên được giao nhiệm vụ mua lạc nhân, đường, bột gạo để làm kẹo lạc, nhìn cách người lớn làm kẹo lạc, tôi tự làm món kẹo này. Bánh đúc mẹ tôi hay làm. Bột được xay nước, thêm lạc, nước vôi trong. Bánh đúc đặt trên lá chuối là món quà tuổi thơ no đủ, sung túc!
Ngoài các thứ quà này, lễ, tết tôi được ăn những loại bánh trái như bánh nếp, bánh tẻ, chè lam, bánh rán… Món bánh mà tôi thích nhất là bánh nếp nhân ngọt. Bánh nếp được gói to hơn bánh lá, bánh lá hay quê tôi người ta còn gọi là bánh tẻ hoặc các nơi khác gọi bằng tên bánh răng bừa. Điểm đặc biệt của bánh nếp là phần bụng bánh phồng lên do khâu gấp lá.
Cuộc sống đầy đủ, quà bánh nguyên vẹn trong tôi, tình thương của cha mẹ biểu hiện giản dị, tôi lớn lên!
Tống Kim Thanh
Theo blogradio.vn
Việt Nam có ba loại bánh truyền thống suốt ngày bị nhầm với nhau chỉ vì lý do này
Chạy xe ngang thấy hàng bánh gói lá chuối hình chóp nhọn quen thuộc, bèn dừng lại nói "cô ơi bán cho con chiếc bánh giò" thì nhận lại sự ngỡ ngàng trên mặt người bán...
Lá chuối là món dùng để gói bánh phổ biến ở Việt Nam, đó là một chuyện. Tuy nhiên hình dạng các loại bánh lại là chuyện khác. Bánh truyền thống Việt Nam rất đa dạng, cho dù hay sử dụng nguyên liệu tương tự nhau như gạo, nếp, đậu... thì những món bánh đều có hình dáng rất khác nhau, và đôi khi chính cái hình dáng này lại là điểm quan trọng nhất để phân biệt chủng loại bánh. Ví dụ như ta có bánh tét và bánh chưng, về cơ bản đều có nhân nếp, đậu và thịt mỡ, tuy nhiên do hình dạng khác nhau (một loại hình vuông dẹt một loại hình trụ) nên được xem là hai loại bánh khác.
Ấy vậy mà, bên cạnh đó cũng có những loại bánh tuy khác vị, nhưng lại có cùng hình thức khiến nhiều người phải nhức đầu là bánh giò, bánh ú và bánh ít. Ba loại bánh này cũng được gói bằng lá chuối, buộc bằng lạt và có hình chóp nhọn. Đã vậy kích thước còn giống nhau nên thường xuyên bị nhầm.
Bánh giò
Bánh giò được làm từ bột gạo tẻ và bột năng, hoà cùng nước xương hầm, có nhân mặn làm từ thịt nạc vai lợn, trộn với nấm mộc nhĩ, hành, hạt tiêu, nước mắm, muối... Đôi khi bánh còn có cả nhân trứng cút. Món bánh này có đặc trưng là có hình dáng như khối tam giác giống kim tự tháp, được gói bằng lá chuối và hấp bằng chõ. Bánh thơm, ngọt và bùi hương gạo tẻ, đậm đà vị thịt và giòn giòn, sần sật phần nấm. Đây là món bánh có xuất xứ miền Bắc nhưng được người dân mọi miền yêu thích như một thức ăn sáng hoặc ăn nhẹ.
Bánh ú
Bánh ú là loại bánh có nhiều chủng loại, nhưng về cơ bản thì được làm từ gạo nếp. Nhân bánh đa dạng qua nhiều vùng miền, trong số đó có nhân đậu xanh là kinh điển nhất, ngoài ra thì còn có nhân chuối, nhân thịt mặn... Đây là loại bánh thường hay xuất hiện trong các lễ cúng gia tiên vào dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Bánh ú có nhiều biến tấu như bánh ú bá trạng, bánh ú lá gai...
Bánh ít
Cũng làm từ gạo nếp, nhưng bánh ít được làm từ gạo nếp xay nhuyễn thành bột tạo nên kết cấu mịn, dai và mềm. Nhân bánh cũng thường được làm từ đậu xanh hoặc dừa. Bánh ít có nhiều hình dáng trên khắp mọi miền nhưng ở miền Nam thì có hình chóp nhọn tương tự với bánh ú và bánh giò. Đây là một thức quà truyền thống ở các vùng quê miền Nam, được đông đảo trẻ em yêu thích. Bánh ít nhân mặn thường được ăn cùng với nước mắm, mỡ hành. Thoạt nhìn thì bánh ít khá giống với bánh giò, song do làm từ gạo nếp nên bánh ít dai hơn.
Có thể thấy:
Ba loại bánh này đều có hình chóp rất đặc trưng, thoạt nhìn dễ bị nhầm với nhau. Chính vì thế mà đôi khi đi ngoài đường, nếu chỉ nhìn qua hình dạng thì lắm khi sẽ bị "hố" bởi vì kích cỡ cũng như cách gói các loại bánh này thực sự có điểm tương đồng cực kì lớn. Bánh ú có thể nhỏ hơn bánh giò một chút, bánh ít có thể "thuôn thả" hơn hai loại bánh còn lại một chút, song điểm khác biệt nhỏ này phải để ý kỹ mới nhận ra được.
Gói bánh giò.
Không có nhiều giải thích cho việc vì sao mà người Việt thường ưa gói các loại bánh kiểu này, nhưng nếu phải suy đoán thì có lẽ bắt nguồn từ tính chất chung của bánh ú, bánh ít và bánh giò. Dễ thấy, kết cấu của ba loại bánh này nhìn chung đều rất mềm và dễ chảy, vì vậy mà việc cuộn lá chuối lại thành phễu trước rồi cho bánh vào sẽ hạn chế việc rơi vãi, và dễ tạo hình hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Giò, chả "đắm" mình trong hóa chất Giò, chả là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ và bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, dư luận không khỏi hoang mang bởi "chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế" khi giò chả bị phát hiện có chất cấm, không an toàn với sức khỏe con người. "Công...