Những thực phẩm vàng là kháng sinh tự nhiên
Trước khi tìm tân dược, hãy sử dụng những gì có thể thay thế thuốc. Bánh mỳ kẹp tỏi hoặc sữa pha mật ong phát huy tác dụng kìm hãm bệnh nhiễm trùng, bởi chúng tiêu diệt vi trùng.
Viêm phổi, bệnh lao, nhiễm trùng vết thương ngày nay đã không còn là mối đe dọa như thời vẫn chưa xuất hiện thuốc kháng sinh. Tân dược đã cứu sống sinh mạng nhiều triệu người. Ngày nay thật khó hình dung việc điều trị nhiều chứng bệnh thiếu thuốc kháng sinh. Tuy nhiên chỉ nên dùng trong trường hợp thật sự cần thiết và tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ dẫn của thầy thuốc. Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc tự ý cắt ngắn thời gian chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng vi trùng kháng thuốc.
Vậy nên hãy coi phát minh kỳ diệu của thế kỷ trước như vũ khí hạng nặng, chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Trước khi vi trùng gây bệnh tấn công tổng lực, hãy tìm đến những kháng sinh tự nhiên đã được y học cổ truyền sử dụng từ hàng ngàn năm. Kháng sinh tự nhiên tiêu diệt không chỉ vi trùng, mà cả virus, nấm độc và thậm chí ký sinh trùng. Không có tác dụng phụ, kháng sinh tự nhiên còn cung cấp cho cơ thể các vitamin và thành phần vi khoáng cần thiết. Cũng có thể sử dụng như vũ khí hỗ trợ tác dụng của thuốc kháng sinh.
Gừng, mật ong và tỏi là những chất kháng sinh tự nhiên.
1- Mật ong xoay xở với cảm lạnh
- Các chuyên gia mỹ phẩm sử dụng mật ong bôi môi, để phục hồi làn da. Thực tế mật ong còn có thể làm nhiều hơn. Nó kìm hãm sự phát triển của vi trùng (thí dụ khuẩn mụn cóc, khuẩn cầu xoắn) và virus, phát huy tác dụng chống viêm, ngạt mũi và giảm đau. Tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Vậy nên có thể sử dụng mật ong như thuốc tự nhiên, trường hợp bị cảm lạnh, xổ mũi, ho khan, viêm họng. Trong những trường hợp như vậy, mật ong rừng phát huy hiệu quả cao nhất. Sức mạnh của mật ong tăng gấp 200 lần – một khi hòa tan vào nước đun sôi để ấm.
- Tác dụng khác
- Mật ong phát huy tác dụng điều hòa nhịp tim, hạ áp huyết, cải thiện tuần hoàn máu. Ngăn ngừa xuất hiện phù nề, bởi mật ong phát huy tác dụng lợi tiểu. An thần và dễ ngủ, mật ong cải thiện trao đổi chất trong cơ thể.
Thuốc gia đình
Video đang HOT
- Đổ một thìa cà phê mật ong vào ly nước chanh (1/2 quả) ấm. Uống trong trường hợp bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quả và viêm phổi.
2- Tỏi ngăn ngừa cảm cúm
-Tỏi chứa trên 200 hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Quan trọng nhất trong số đó là allicine – hợp chất phát huy tác dụng tương tự thuốc kháng sinh. Ngoài ra tỏi tiêu diệt virus, vì thế cũng có thể hỗ trợ điều trị cúm. Tỏi phát huy tác dụng đặc biệt với các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp. Ăn tỏi tươi hoặc uống nước tỏi mang lại hiệu quả cao nhất. Cũng có thể sử dụng trong trường hợp viêm họng, viêm lợi, viêm amiđan.
- Tác dụng khác
- Kích thích dạ dày gia tăng tiết dịch tiêu hóa, kích thích mật sản xuất dịch mật. Tiêu diệt ký sinh trùng ruột, nhất là giun sán. Giảm thiểu nồng độ cholesterol, hạ áp huyết.
Thuốc tự làm
- 50 gam tỏi rửa sạch, thái mỏng ngâm với lít rượu trắng 45 độ. Sau 5 ngày có thể uống. Mỗi ngày một thìa cà phê (2-3 lần/ngày).
3- Hành chữa khản cổ
- Hành phát huy tác dụng tiêu diệt vi trùng nhờ hợp chất fitoncyd bay hơi trong lúc thái nhỏ và những hợp chất nằm trong củ hành. Những hợp chất đặc biệt của hành phát huy tác dụng tuyệt vời đối với màng niêm mạc, bởi chúng làm gia tăng sự tạo ra dịch nhầy, vì thế giúp cơ thể loại bỏ tình trạng viêm đường hô hấp trên.
- Tác dụng khác.
- Hành cũng giầu hợp chất chống viêm, vì thế bôi nước hành lên vết côn trùng đốt sẽ phát huy tác dụng giảm sưng tấy, giảm đau. Ngoài ra hành còn có tác dụng hạ áp huyết và chống xơ vữa thành mạch.
Thuốc tự làm
- Hành củ rửa sạch, bóc vỏ thái nhỏ trộn đường để đến ngày hôm sau. Dùng vải màn vắt lấy nước, bỏ bã. Mỗi ngày uống một thìa canh (trẻ em – thìa cà phê) sau bữa ăn chữa khản tiếng, viêm họng, ho khan.
4- Nam việt quất kìm hãm viêm bàng quang
- Xoay xở tuyệt vời với vi trùng, nhất là khuẩn Escheria coli – thủ phạm gây viêm bàng quang. Những nguyên tố thực vật có trong nam việt quất (proantocyjanid) kìm hãm sự sinh sôi và cản trở chúng làm tổ ở niêm mạc đường tiết niệu. Chi tiết quan trọng hơn: trái với thuốc kháng sinh, hợp chất proantocyjanid không tiêu diệt vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Người hay bị viêm đường tiết niệu nên ăn, uống nước vắt hoặc uống thuốc bào chế từ thảo dược này. Đó là giải pháp hiệu quả thúc đẩy chữa trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Tác dụng khác
- Tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh răng miệng, hỗ trợ điều trị các bệnh hệ tuần hoàn máu, các bệnh do nấm độc. Ngoài ra còn phát huy tác dụng ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi thận.
Theo Thanhnien
Củ hành phòng bệnh
Củ hành là thực phẩm có tính kháng sinh không thua bất kỳ loại thuốc nào đang lưu hành, kể cả thuốc dùng trong trường hợp lao phổi.
Dù không thiếu dược liệu có tác dụng diệt khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc nhưng cho đến nay, chuyên gia ngành dược vẫn trước sau xếp củ hành vào nhóm đứng đầu về tính kháng sinh theo cơ chế sinh học, nghĩa là ít gây phản ứng phụ.
Như thuốc kháng sinh
Thầy thuốc ở Nga, sau khi so sánh tác dụng của hàng trăm loại dược liệu theo tiêu chí của dược lý hiện đại, đã quả quyết củ hành là thực phẩm có tính kháng sinh không thua bất kỳ loại thuốc nào đang lưu hành, kể cả thuốc dùng trong trường hợp lao phổi. Tác dụng thanh trùng đường hô hấp càng rõ nét nếu dùng dưới dạng ăn sống hay trộn dầu giấm.
Do đó, nếu chưa quen ăn củ hành cũng nên tập để tận dụng hiệu năng của củ hành nhằm phòng chống bội nhiễm đường hô hấp. Nhai củ hành sống đúng là không hẳn ngon miệng nhưng là biện pháp hữu hiệu để thanh trùng vùng hầu họng bằng cách mượn cơ chế chảy nước mũi, trào nước mắt để đào thải tạp chất bám chặt trên niêm mạc đường hô hấp trước khi độc chất tập trung đủ lực lượng để gây hiện tượng viêm tấy hay dị ứng. Củ hành nào thiếu ở xứ mình, cớ sao lại để viêm xoang, viêm mũi tung hoành đến thế!
Nói nghe dễ nhưng không dễ áp dụng cách ăn tươi nuốt sống củ hành vì nhiều người không quen với mùi hăng vị cay của nó. Những người này nên nhớ đến Sebastian Kneipp, thầy tu nổi tiếng vì từng là một ngự y của Hoàng gia nước Áo. Ông này đã "thiết kế" một loại nước súc miệng rất đơn giản. Đó là xắt nhỏ củ hành, ngâm trong mật ong một đêm. Sau đó pha thêm nước lọc theo tỉ lệ 1 mật, 3 nước rồi dùng dung dịch này súc miệng mỗi giờ một lần cho người gặp trục trặc với đường hô hấp.
Nhiều kết quả nghiên cứu trong 2 thập niên gần đây cho thấy củ hành là khắc tinh của chất mỡ trong máu. (Ảnh minh họa)
Khắc tinh của mỡ trong máu
Nếu chỉ dựa vào tính kháng sinh để tán dương củ hành đúng là nhìn củ hành qua lớp vỏ. Nhiều kết quả nghiên cứu trong 2 thập niên gần đây cho thấy củ hành là khắc tinh của chất mỡ trong máu. Khác với cơ chế tác dụng thông thường của nhiều loại thuốc chống mỡ trong máu theo kiểu giảm thiểu cholesterol một cách thụ động, nghĩa là đợi đến lúc cholesterol đã thao túng "thị trường" mới bắt đầu có biện pháp "chế tài", củ hành có tác dụng rốt ráo hơn nhiều thông qua ảnh hưởng trực tiếp trên chức năng biến dưỡng chất béo của lá gan. Nói cách khác, thay vì đuổi theo để đôi co với chất mỡ trong máu, củ hành chủ động chiếm thế thượng phong bằng cách thúc đẩy phản ứng tổng hợp các loại chất béo hữu ích cho cơ thể để tạo thế tương tranh. Chất béo loại hữu ích, như HDL, trong cơ thể càng nhiều thì chất béo loại gây xơ vữa mạch máu, loại gây xơ gan, hại thận như LDL, triglyceride phải chịu phần lép vế. Điều chỉnh chất béo như thế mới khéo vì không làm mệt lá gan vốn đã không khỏe trước đó.
Điểm khó xưa nay cho nhà điều trị là không thiếu thuốc giảm chất béo độc hại nhưng phải đánh đổi với nhiều phản ứng phụ, trong khi phương tiện để cải thiện hàm lượng chất béo loại hữu ích lại rất hiếm. Đáng tiếc vì nhiều nhà điều trị không nhớ đến củ hành. Món này không nên thiếu trong khẩu phần của người bị bệnh tim mạch, hay toàn diện hơn nữa, trong chế độ dinh dưỡng của bất cứ ai muốn chủ động kiểm soát lượng chất mỡ trong máu. Nếu phải sụt sùi thương tiếc trong góc bếp khi xắt lát củ hành thì vẫn đáng công vì đổ lệ do củ hành dù gì cũng dễ chịu hơn bật khóc vì bệnh nặng.
Theo VNE
Những vị thuốc quý từ củ gia vị Các loại củ gia vị không những là nguyên liệu tạo thêm sự thơm ngon, hấp dẫn cho các món ăn, mà chúng còn là những vị thuốc quý cho sức khỏe con người. Theo Ths. Bs. Doãn Tường Vi, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, nhiều loại củ như: hành, tỏi, gừng, nghệ... đều là những loại gia vị...