Những thực phẩm trị giun kim hiệu quả
Giun kim là loại giun nhỏ, rất mảnh có thể nhiễm vào đại tràng và ruột của người. Bất kỳ ai ở lứa tuổi nào cũng có thể bị nhiễm giun kim, nhưng bệnh có xu hướng xảy ra ở trẻ em hoặc những người sống chung trong một nhà.
Nhiễm giun kim là bệnh giun khá phổ biến. Bệnh rất dễ lây và lây nhanh chóng từ người này sang người khác khi nuốt phải hoặc hít phải trứng giun.
Nhiễm giun kim xảy ra khi giun cái đẻ trứng trong các nếp gấp của da xung quanh hậu môn, gây ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm.
Khi người bị nhiễm gãi vùng hậu môn, trứng có thể dính vào các ngón tay và dưới móng tay và nhiễm bẩn các vật dụng như khăn trải giường và quần áo. Người sống trong cùng hộ gia đình với người bị bệnh có thể tiếp xúc với trứng và cũng bị nhiễm.
Nhiễm giun kim có thể không gây triệu chứng gì, vì vậy tất cả các thành viên trong gia đình đều cần được điều trị.
Một số người có thể quan tâm đến biện pháp tự nhiên tại nhà để trừ giun kim. Tuy có một số bài thuốc dân gian để tẩy giun kim, song có rất ít bằng chứng khoa học ủng hộ tác dụng của chúng.
Những người tin rằng mình bị nhiễm giun kim trước tiên nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Sau đó, họ có thể sử dụng các bài thuốc tại nhà dưới đây như một cách điều trị bổ sung.
Tỏi được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Một số người dùng tỏi như một phương thuốc bổ sung để điều trị nhiễm giun kim, giun móc và giun đũa.
Để sử dụng tỏi, có thể ăn sống hoặc dùng tỏi băm nhỏ cho vào các món ăn. Ngoài ra, có thể trộn tỏi băm nhỏ với mỡ từ dầu mỏ để tạo thành một loại hồ bôi áp dụng trực tiếp vào vùng hậu môn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là không được bôi vào búi trĩ, vùng da bị tổn thương, hoặc da bị kích ứng.
Cà rốt tươi giàu chất xơ, có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn.
Các nhà nghiên cứu không biết liệu cà rốt có trực tiếp chống lại giun kim hay không, nhưng nó có thể giúp đẩy giun kim ra khỏi ruột.
Trừ khi bị dị ứng với cà rốt, còn thì ăn cà rốt là một bài thuốc an toàn tại nhà. Tốt nhất là rửa cà rốt trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu.
Video đang HOT
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô chứa một hợp chất gọi là cucurbitacin. Các nghiên cứu rất sớm gợi ý rằng hợp chất này khiến hạt bí ngô có hiệu quả chống lại ký sinh trùng bên trong. Trong thực tế, Dược điển Mỹ đã liệt kê hạt bí ngô như một cách điều trị ký sinh trùng đường ruột trong những năm 1863-1936.
Có thể ăn hạt bí ngô hoặc trộn chúng với nước để tạo thành một loại hồ để ăn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng gần đây cho thấy hạt bí ngô có thể giúp loại bỏ giun kim.
Dầu dừa
Dầu dừa có một loạt ứng dụng khác nhau trong gia đình và sức khỏe. Nó là bài thuốc tại nhà phổ biến để tẩy giun kim, như nhiều người tin rằng bôi dầu dừa xung quanh vùng hậu môn có thể ngăn chặn giun cái đẻ trứng ở đó.
Một số người cũng uống một thìa cà phê dầu dừa nguyên chất mỗi sáng. Miễn là không bị dị ứng với dầu dừa, còn thì việc làm này là an toàn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học cho thấy dầu dừa là một phương thuốc hiệu quả đối với giun kim.
Hạt đu đủ
Một nghiên cứu năm 2012 ở chuột đã chứng minh rằng hạt đu đủ có thể điều trị nhiễm giun kim. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào ở người cho thấy nó có hiệu quả. Để sử dụng phương pháp điều trị này, có thể ăn không hạt đu đủ hoặc ăn kèm với mật ong cho ngọt.
Điều trị y khoa
Giặt khăn trải giường và khăn tắm có thể giúp ích trong khi điều trị.
Điều trị y khoa chuẩn cho nhiễm giun kim là thuốc, nhưng cũng phải loại bỏ tất cả các dấu vết của giun khỏi hộ gia đình bằng cách vệ sinh nhà cửa và áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân tốt.
Vì giun kim dễ dàng lây từ người này sang người khác, các bác sĩ khuyên tất cả mọi người trong gia đình đều phải điều trị để ngăn ngừa tái nhiễm.
Các thuốc kê đơn và không kê đơn (OTC) phổ biến và hiệu quả nhất để điều trị nhiễm giun kim bao gồm:
mebendazole (Vermox)
albendazole (Albenza)
pyrantel pamoate (Thuốc Reese’s Pinworm)
Một liệu trình điển hình sẽ bao gồm một liều khởi đầu và một liều thứ hai sau đó vài tuần.
Giữ nhà cửa sạch sẽ và thực hành vệ sinh các nhân tốt cũng vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Vệ sinh cá nhân hộ gia đình nên bao gồm:
giặt toàn bộ chăn chiếu, đồ ngủ và khăn tắm bằng nước nóng
hút bụi thảm và lau sàn thường xuyên
rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã, và trước khi ăn
làm sạch tất cả các bề mặt trong nhà bếp và phòng tắm kỹ lưỡng hàng ngày
giữ móng tay ngắn gọn, sạch sẽ và không cắn móng tay.
tắm hàng ngày
thay đồ lót hàng ngày
không dùng chung khăn tắm và khăn lau
không giũ các đồ vật có thể chứa trứng giun kim, chẳng hạn như khăn trải giường, quần áo và khăn tắm
Nhiễm trùng giun kim thường không gây biến chứng nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây mất ngủ và làm giảm chất lượng sống của một người.
Một số người có thể muốn thử sử dụng biện pháp điều trị giun kim tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn còn, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để có được cách điều trị thích hợp và loại trừ nhiễm trùng.
Điều trị nhiễm giun kim rất đơn giản bằng thuốc và thực hành vệ sinh tốt.
Cần điều trị tất cả mọi người trong gia đình để ngăn ngừa tái nhiễm từ trứng giun kim.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
4 bài thuốc hỗ trợ trị viêm đại tràng mạn tính
Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả.Tùy tình trạng bệnh mà người bệnh có thể áp dụng cho phù hợp.
Ảnh minh họa
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc thì điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một biện pháp điều trị. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả.Tùy tình trạng bệnh mà người bệnh có thể áp dụng cho phù hợp.
Ngô thù du
Bài 1: Ý dĩ nhân (sao) 30g, gạo tẻ 60g. Hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Hoặc: Đậu ván 60g, củ khoai mài (hoài sơn) 60g, gạo tẻ 50g. Ba thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày.
Công dụng: Kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh viêm đại tràng mạn tính thể tỳ vị hư tổn do ăn uống, với biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, phân lổn nhổn thức ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, người mệt mỏi.
Bài 2: Thịt ngỗng 750g, gừng khô 6g, ngô thù du 3g, nhục đậu khấu 3g, nhục quế 2g, đinh hương 1g. Các vị thuốc tán vụn; thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng ướp với bột thuốc và gia vị đủ trong 2 giờ, sau đó đem xào qua rồi chế thêm nước, hầm nhừ, ăn nóng. Hoặc: Đẳng sâm 25g, gạo tẻ sao vàng cháy 50g. Hai thứ đem ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
Nhục quế
Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, cố sáp chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh thể tỳ vị hư nhược, có biểu hiện: mệt mỏi, gầy sút, ăn kém chậm tiêu, bụng đầy chướng, đại tiện khi nát khi lỏng, phân sống,...
Bài 3: Gạo tẻ 60g, đậu ván trắng (bạch biển đậu) 60g, củ sen 30-50g. Gạo tẻ và đậu ván đãi sạch, đem ninh với củ sen thành cháo. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
Công dụng: Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng này có tác dụng điều hòa can tỳ, lý khí, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh có biểu hiện: đau bụng, sôi bụng, đi cầu xong thì hết đau, chán ăn, ợ chua,...
Bạch biển đậu
Bài 4: Thịt dê 100g, hoài sơn100g, gạo tẻ 250g. Hoài sơn xắt nhỏ, thịt dê xắt miếng, hai thứ đem ninh với gạo thành cháo, nêm gia vị, chia ăn 2-3 lần trong ngày, vào lúc đói bụng. Hoặc: Cùi vải khô 50g, hoài sơn 30g, gạo nếp 50g, đường trắng lượng vừa đủ. Đem cùi vải, hoài sơn và gạo nếp ninh thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Bổ tỳ, ích thận, trừ thấp, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh thể tỳ thận dương hư, có biểu hiện: hay tiêu chảy, người gầy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, ăn kém, bụng đau âm ỉ,...
BS.Thanh Xuân
Theo khoeplus24h.vn
"Tất tần tật" những điều ai cũng cần lưu ý khi nội soi đại tràng Nếu bạn chuẩn bị đi nội soi đại tràng, đây là một vài điều bạn cần nhớ. Đại tràng cần phải làm sạch Trước khi nội soi đại tràng cần phải làm sạch, rỗng để bác sĩ có thể quan sát đại tràng và trực tràng một cách kỹ càng và chính xác nhất. Người bệnh cần uống thuốc nhuận tràng để làm...