Những thực phẩm Tết dự trữ không thể thiếu trong tủ lạnh
Rau củ, thịt cá, gia vị… là những món đồ dự trữ không thể thiếu trong tủ lạnh trong mỗi dịp Tết. Dưới đây là những thực phẩm không thiểu thiếu và cách bảo quản chúng trong tủ lạnh.
Nên trữ gì trong tủ lạnh ngày Tết
Thịt, cá
Bạn không nên trữ nhiều thịt cá, vì ngày Tết mọi người thường ăn ít, nhưng có một số món như chả giò, cháo cá lại không thể thiếu thịt, cá tươi. Hãy mua thịt, cá về làm và rửa thật sạch, để ráo nước, sau đó cho vào túi hút chân không (túi này có bán ngoài siêu thị) bảo quản trong ngăn đá. Làm như thế thịt, cá sẽ luôn tươi và không có mùi khó chịu khi nấu.
Rau
Bạn nên trữ các loại rau mồng tơi, rau muống, rau cải, xà lách, bí xanh, mướp, dưa leo …Ngày mồng 1 tết thèm một dĩa rau muống xào tỏi, hay nồi canh rau mồng tơi với mướp bạn có thể dễ dàng thực hiện.
Một mẹo nhỏ để cất trữ rau được lâu ngày mà vẫn tươi, không sợ héo là rau khi mua về chỉ việc cắt gốc, rửa thật sạch sau đó chúc phần gốc xuống rồi dàn đều rau xung quanh rổ thưa, để nơi thoáng gió từ sáng đến chiều cho ráo nước. Cuối cùng mới cho rau vào bịch (không cột đầu) để hở bao, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Bảo quản trái cây không khó, bạn chỉ cần rửa sạch, lau khô rồi có thể để bên ngoài hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Thực phẩm đông lạnh
Từ loại đã làm thành món ăn, được tẩm ướp sẵn hoặc đã làm chín, cho đến hàng sống, thức ăn chế biến sẵn đông lạnh hiện tại rất phong phú về chủng loại như sản phẩm sơ chế, sản phẩm tinh chế, đồ ăn nhanh hay loại thức ăn cần phải làm chín trước khi ăn.
Vào những ngày Tết bận rộn, không phải lúc nào bạn cũng sẵn sàng để vào bếp. Dữ trữ một vài loại thực phẩm đông lạnh có thương hiệu, được đảm bảo cũng là một mẹo hay cho việc nội trợ những ngày Tết. Hiệu quả nhất, bạn hãy lên danh sách những thứ cần mua, sau đó đi chợ ngày cuối năm để chọn mua những thứ cần dùng trong những ngày Tết.
Gia vị
Ngày Tết khi ăn thịt gà thường cần lá chanh, sả, gừng. Hoặc nấu một nồi canh cá không thể thiếu rau thì là… bạn nên trữ trong tủ lạnh dùng cho 3 – 5 ngày Tết như: cà chua, chanh, hành tây, hành lá, rau thơm các loại, gừng, sả, lá chanh, thì là, ớt…
Video đang HOT
Trái cây
Nên mua những loại trái cây để được lâu ngày và cả nhà đều thích. Những loại trái cây nên mua như xoài, dưa, bưởi, cam vàng…cần tránh mua trái cây chỉ để được vài ngày khi chưa kịp dùng đã hỏng. Bảo quản trái cây không khó, bạn chỉ cần rửa sạch, lau khô rồi có thể để bên ngoài hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Cách hay nhất là bạn hãy lên danh sách những thứ cần mua, sau đó đi chợ ngày cuối năm để chọn mua những thứ cần dùng trong những ngày Tết.
Sữa chua
Vào những ngày Tết việc ăn uống thất thường và ăn quá nhiều các loại thịt, bánh, quả, hạt… khiên bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh chố ăn nhiều rau, trái cây, bạn cũng nên chuẩn bị một ít sữa chua để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Cách lưu giữ thực phẩm trong tủ lạnh
Không phải tất cả các loại thức ăn đều được bảo quản ở cùng một nhiệt độ mà nó được phân chia theo một trật tự nhất định tùy theo các khu vực lưu trữ trong tủ lạnh. Do vậy người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng tủ lạnh và xem sản phẩm có còn hạn sử dụng hay không trước khi bỏ vào. Bên cạnh đó nên làm sạch tủ lạnh mỗi tháng một lần bằng các loại xà phòng để tủ luôn được đảm bảo vệ sinh.
Thông thường ngăn đá là phần cao nhất của tủ lạnh. Nơi đây nhiệt độ có thể ở mức -18C hay có thể đến -22C nên thích hợp cho việc trữ kem, làm đá, hay để các loại thịt, cá đông lại sau này mới dùng đến… Điều tối kỵ là không được để thực phẩm còn nóng trực tiếp vào đây mà phải chờ nó nguội hẳn và bọc kín bằng giấy chuyên dụng hay bỏ vào hộp có nắp đây.
Khu vực mát nhất từ 0-2C ưu tiên cho thịt gia cầm (gà, vịt..), cá sống, thịt sống (dùng để chế biến trong thời gian ngắn), các thức ăn đã được chế biến sẵn hoặc đồ ăn phải luôn để ở nhiệt độ tươi mát. Trong khu vực trung gian từ 4 và 8C. dành cho các sản phẩm cần bảo quản mát như sữa, món tráng miệng (sữa chua, chipmunks …), các sản phẩm trong quá trình rã đông hoặc pho mát tiệt trùng.
Đặc biệt đối với sản phẩm sữa chua, cần thiết phải bảo quản đúng cách trong ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 6-8C. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều dẫn đến tình trạng bị đông đá hoặc chảy lỏng, gây ảnh hưởng đến chất lượng và không còn giữ trọn vẹn dưỡng chất, độ thơm ngon.
Một điều lưu ý khi cho sữa hoặc yaourt vào tủ lạnh cần tháo bỏ thùng cạc tông để tạo thuận lợi cho dòng chảy củakhông khí trong tủ lạnh, giúp đảm bảo được nhiệt độ yêu cầu.Ngăn tủ dưới cùng khoảng 7-8C là nơi lý tưởng cho trái cây và rau quả đã được rửa sạch. Nhưng rau quả đã rửa chỉ có thể lưu trữ trong ngăn này vài ngày, không thể để quá lâu và nên để ráo nước trước khi cho vào tủ lạnh.
Cửa tủ lạnh được trang bị sẵn những vỉ để đặt trứng sống. Tuy nhiên các chuyên viên kỹ thuật khuyên người dùng nên bỏ trứng vào vỉ riêng và đặt vào ngăn 5 độ để bảo quản được tốt nhất. Các loại đồ uống, gia vị, sốt các loại (sốt cà chua, mayonnaise, mù tạt …), cũng nên được đặt tại cửa tủ. Điều quan trọng mà các bà nội trợ nên nhớ là không nên “tống” tất cả đồ ăn vào tủ lạnh sẽ dẫn đến việc máy bị quá tải, không thể bảo quản thực phẩm đúng cách dễ bị hư hỏng hay gây mất vệ sinh.
Theo Eva
Cách bảo quản rau củ tươi ngon không cần tủ lạnh
Với bài viết dưới đây, bạn sẽ biết cách bảo quản rau củ thậm chí còn tươi ngon hơn cả khi cất chúng trong tủ lạnh đấy!
Bạn có bao giờ để ý thấy dưa chuột bị hỏng nhanh, bị chín lạnh hay bị nhăn nheo khi chúng ta bảo quản ở trong tủ lạnh không?
Khoa học kỹ thuật phát triển và chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào các thiết bị đến mức dần dần chúng ta quên những cách mà ông cha ta đã bảo quản thực phẩm rất hiệu quả, khi còn chưa có tủ lạnh.
Jihyun Ryou, nhà thiết kế người Hàn Quốc, đã nhân thấy điều này và nghĩ ra một dự án mang tên "Save Food from the Fridge" có thể tạm hiểu là Bảo Quản Thực Phẩm Theo Cách Truyền Thống khi mà còn chưa có tủ lạnh.
Cô đã gặp gỡ những người nông dân, những người ông người bà của thể hệ trước để thu thập kiến thức cho ý tưởng của mình và bạn hãy cùng ngắm những thiết kế của cô cùng với những kiến thức bảo quản thực phẩm truyền đời nhé!
I. Bảo quản táo và khoai tây
Khí ga ethylene từ một số loại hoa quả như táo có thể đẩy nhanh quá trình chín/ hỏng của nhiều loại thực phẩm khác nhưng lại hạn chế quá trình nảy mầm của khoai tây. Vì thế mà bạn nên bảo quản chúng ở cạnh nhau.
II. Bảo quản cà rốt
Những loại rau củ như cà rốt hay hành chẳng hạn nên được giữ theo chiều thẳng đứng giống như là khi chúng vẫn còn ở trong đất, như thế chúng giữ được lâu hơn.
Tốt nhất là bạn nên vùi vào cát như hình trên, Jihyun Ryou còn gợi ý thêm một phễu nước nhỏ để cho cát ẩm nhờ thế mà rau củ tươi lâu hơn.
III. Bảo quản trứng
Trứng gà cũng nên để ở ngoài thì sẽ ngon hơn, bởi vì vỏ trứng có lỗ dù rất nhỏ cũng đủ để cho mùi của những thực phẩm khác bị thẩm thấu vào và ảnh hưởng tới độ ngon của trứng.
Jihyun cũng thiết kế môt chiếc cốc thuỷ tinh để tiện kiểm tra độ tươi của trứng, trứng tươi thì sẽ chìm xuống và nằm ngang. Còn trứng cũ hơn thì sẽ nổi lên trên theo chiều thẳng đứng.
IV. Bảo quản các loại quả
Những loại rau quả như là bí ngòi, ớt Đà Lạt hay dưa chuột thì nên bảo quản ở bên ngoài tủ lạnh, đặt lên một cái giá mà ở phía dưới có khay nước để duy trì độ ẩm.
V. Bảo quản các loại gia vị
Các loại bôt gia vị sẽ giữ được lâu hơn và không bị vón cục nhờ vào những hạt gạo ở trên nắp những chiếc hộp đặc biêt có tính năng hút ẩm.
Bạn nghĩ sao về những cách bảo quản rau củ ở trên? Dĩ nhiên có cách đơn giản và có cách cũng khá cầu kì, bạn hãy tùy vào hoàn cảnh và không gian nhà mình để áp dụng những cách bảo quản rau củ này nhé!
Theo Tapchiamthuc
Không để trứng ở cánh cửa tủ lạnh, tại sao? Nhiều người thường cất trữ ở cánh cửa tủ lạnh nhưng điều đó sẽ làm trứng nhanh hỏng hơn. Nhiều người mua trứng về thường cho luôn vào trong tủ lạnh mà không cọ rửa sạch hoặc để ở để trứng ở cánh cửa tủ lạnh... Nhưng bảo quản trứng như vậy không thật sự an toàn. Cách tốt nhất là: Rửa sạch...