Những thực phẩm nguy hiểm cấm cho trẻ ăn vào mùa đông
Vào mùa đông, thời tiết khắc nghiệt khiến trẻ dễ bị ốm. Để giúp các bé không bị các bệnh mùa đông các mẹ không nên cho con ăn những thực phẩm sau.
Mùa đông là lúc sức đề kháng của bé yếu nhất, bé rất dễ bị mắc các bệnh như viêm họng, viêm phổi… do bị nhiễm lạnh. Ngoài các biện pháp như giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lạnh, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con.
Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước trái cây vào mùa đông.
Với thời tiết này, mẹ cần hạn chế những thực phẩm có tính hàn trong thực đơn của con. Những thực phẩm điển hình có tính hàn như dưa hấu, củ cải, rau câu, lươn, nghêu sò. Ngược lại, mẹ có thể thay bằng những loại như thực phẩm có tác dụng ôn nhiệt như hành, hẹ, tỏi, ớt, thịt.
Hầu hết trẻ em thích ăn vặt thế nên việc hạn chế trẻ ăn vặt ở mùa này là vô cùng cần thiết. Không phải cấm bé tất cả đồ ăn vặt, mà nên khuyến khích con lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho con, bạn cũng nên cố gắng đưa hoa quả và rau xanh vào thực đơn ăn nhẹ của bé.
Ngoài ra, trong mùa đông vẫn nên duy trì thói quen uống nước, đây là cách dễ dàng và nhanh chóng nhất đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt nếu uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị sỏi niệu, táo bón…
Nên cho con dùng đa dạng các loại nước như nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam…) để tạo sự ngon miệng mà vẫn duy trì đủ lượng nước cần thiết. Mẹ nhớ rằng, những loại nước này cũng phải ấm để không ảnh hưởng đến họng của bé.
Nếu cho con ăn những sản phẩm như sữa chua, phế phẩm sữa thì mẹ hãy lấy ra khỏi tủ lạnh khoảng 1 tiếng để giảm lạnh, sẽ tăng cường khả năng chống ôxy hóa tự nhiên của hệ miễn dịch. Dù là mùa nào, cũng phải đảm bảo cơ thể bé được cung cấp đầy đủ nguồn lợi khuẩn mỗi ngày.
Video đang HOT
Về đồ uống, tránh cho con uống nước lạnh, ăn kem trong mùa này. Cái lạnh làm giảm sức đề kháng của yết hầu nên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, gây ra viêm họng, ho, thậm chí viêm phế quản. Đây là những căn bệnh diễn biến dai dẳng, khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch và mau chóng bị sụt cân.
Theo Khoevadep
Những thực phẩm "cấm kị" cho trẻ sơ sinh
Một số loại thực phẩm nếu cho trẻ dưới 1 tuổi ăn có thể khiến con tử vong.
Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ và nên tránh những loại thực phẩm sau đây:
Muối
Mẹ không nên thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì nó không tốt cho thận của bé lúc này. Không sử dụng viên súp hay nước chấm vì chúng chứa hàm lượng muối cao. Hãy lưu ý điều này khi nấu ăn cho gia đình và cho trẻ.
Trẻ dưới 1 tuổi chưa cần nêm muối vào cháo, bột (ảnh minh hoạ)
Đường
Không nên dùng các loại thực phẩm nhiều đường như bánh quy, kẹo hay nước ngọt vì có thể gây sâu răng ở trẻ. Sử dụng chuối nghiền, sữa mẹ hoặc sữa công thức để làm ngọt thức ăn cho trẻ nếu cần thiết.
Mật ong
Mật ong chứa vi khuẩn gây độc tố cho đường ruột của bé. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Mật ong cũng là một dạng đường có thể gây sâu răng cho trẻ. Vì vậy, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi.
Mật ong được nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh ăn (ảnh minh hoạ)
Các loại hạt
Trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn các loại hạt, nhất là đậu phộng. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
Thức ăn hàm lượng chất béo thấp
Chất béo cung cấp rất nhiều năng lượng và các vitamin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ dưới 2 tuổi nên bổ sung các loại thức ăn như sữa nguyên chất, sữa chua và pho mát hơn là các loại thực phẩm ít chất béo.
Chất béo bão hòa
Không nên cho trẻ ăn thức ăn chứa chất béo bão hòa hay chất béo có hại như khoai tây chiên, bánh mý kẹp và bánh ngọt.
Một số loại cá
Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân nhất định như cá mập, cá kiếm, cá marlin,... bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Hải sản có vỏ
Không nên cho trẻ ăn các loại hải sản này vì có thể tăng nguy cơ ngộ độc ở trẻ.
Trứng sống hoặc chưa chín
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng phải đảm bảo trứng được luộc chín cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại.
Theo Khám Phá
5 việc tưởng có lợi hóa ra lại hại cho con Có một số việc mẹ vô tư làm vì nghĩ là tốt cho con nhưng trên thực tế lại là hại con. Trong quá trình chăm sóc cho con, có nhiều việc mà các mẹ lầm tưởng rằng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ như việc cắt tỉa lông mi, cạo trọc đầu vào mùa hè.... Tuy nhiên, các bác sĩ...