Những thực phẩm người bị nấm da không nên ăn
Nấm da là bệnh ngoài da nhiều người mắc phải nhưng không phải ai cũng biết rõ bị nấm da kiêng ăn gì nhanh khỏi bệnh. Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Nấm da là một bệnh da liễu gây nhiều khó chịu và mất thẩm mỹ đối với người bị bệnh. Bên cạnh việc điều trị tích cực thì một chế độ ăn uống lành mạnh, có chọn lọc góp phần không nhỏ giúp bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát. Bị nấm da kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Những loại thực phẩm này tưởng chừng như bình thường nhưng chúng lại có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể bạn, tạo ra kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố gây bệnh.
1. Người bị nấm da nên ăn gì?
Thực phẩm giàu protein là lựa chọn không tồi cho câu hỏi bị nấm da nên ăn gì. Lí do là bởi các loại thực phẩm giàu protein như cá, trứng, nấm, thịt lợn,… sẽ giúp làm bền vững các mô liên kết dưới da, hạn chế những tổn thương do nấm da gây ra.
Người bị nấm da nên ăn các thực phẩm giàu protein (Ảnh: Internet)
1.2. Rau củ quả
Nếu bạn vẫn đang lưỡng lự trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày vì không biết bị nấm da nên ăn gì thì rau củ quả chính là thứ bạn cần.
Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và rất tốt cho da. Một số loại rau củ quả người bị nấm da nên dùng là cà chua, rau cải xanh, bắp cải, súp lơ, rau má, bưởi, cam… Nhóm thực phẩm giàu vitamin C và E này sẽ giúp cải tạo lớp tế bào sừng trên da, rất hữu ích cho việc điều trị bệnh nấm da.
Rau củ quả là lựa chọn số 1 cho câu hỏi bị nấm da nên ăn gì? (Ảnh: Internet)
1.3. Ngũ cốc
Video đang HOT
Một lựa chọn nữa mà những người bị nấm da cần bổ sung ngay vào thực đơn đó là ngũ cốc. Các loại ngũ cốc như lúa, ngô, khoai, bột mì… thuộc nhóm thực phẩm giàu tinh bột rất cần thiết cho việc cải thiện tình trạng bệnh nấm da đấy nhé.
Người bị nấm da cần bổ sung thêm các loại ngũ cốc như lúa, ngô, khoai, bột kỳ, … (Ảnh: Internet)
2. Bị nấm da kiêng ăn gì?
Câu hỏi người bị nấm da nên ăn gì đã được giải đáp, tuy nhiên song song với đó chúng ta cũng cần ghi nhớ những thực phẩm khi đang bị nấm da nên kiêng ăn. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng và cần thiết không kém.
2.1. Thịt bò và thịt gà
Thịt bò và thịt gà là hai loại thịt rất giàu protein và đạm. Nếu từng mắc hoặc đang mắc bệnh nấm da, bạn cần hết sức cẩn trọng khi ăn thịt bò và thịt gà. Hai loại thịt này dễ làm kích thích, khởi phát các cơn ngứa da.
Do vậy, bị nấm da không nên ăn gì thì câu trả lời là thịt bò và thịt gà là thực phẩm mà người mắc bệnh nấm da cần kiêng cho đến khi khỏi bệnh. Thậm chí, ngay cả khi đã khỏi bệnh, người bệnh nấm da cũng nên hạn chế ăn, không nên ăn nhiều hơn 200g mỗi lần ăn các loại thực phẩm này.
2.2. Hải sản vỏ cứng
Dù các loại hải sản vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ, sò… rất giàu omega-3, khoáng chất và dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu có tiền sử bệnh nấm da thì bạn nên cẩn thận khi ăn các loại hải sản này vì chúng chứa kháng histamin gây ngứa.
Bạn không phải kiêng ăn tuyệt đối nhưng chỉ nên ăn ít, đặc biệt là không ăn những hải sản lạ và các loại hải sản từng làm cơ thể dị ứng.
Hải sản vỏ cứng có thể gây ngứa (Ảnh: Internet)
2.3. Trái cây nhiều vitamin C
Các loại trái cây giàu vitamin C là thực phẩm bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh nấm da không nên ăn, đặc biệt là với bệnh nấm da đầu. Các cơn ngứa sẽ dữ dội hơn khi cơ thể tiếp nhận một lượng vitamin C lớn. Người đang bị nấm da cần kiêng ăn tuyệt đối các trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,… và người từng bị bệnh thì nên hạn chế ăn các loại trái cây này.
2.4. Bị nấm da kiêng ăn gì? – Dưa muối
Ăn dưa muối thường xuyên sẽ làm giảm khả năng đào thải chất độc của thận gây tích tụ chất độc trong cơ thể. Bên cạnh đó, ăn dưa muối còn gây nhiễm khuẩn ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Người bị nấm da không nên ăn dưa muối. (Ảnh: Internet)
2.5. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Người bị bệnh nấm da cần nghĩ ngay tới các thực phẩm làm từ sữa như pho mat, kem, bơ,… Trừ sữa chua là có thể ăn được thì người bị bệnh nấm da không nên ăn các chế phẩm từ sữa để tránh bị kích ứng gây ngứa.
Với người từng mắc bệnh nấm da, để đảm bảo bệnh không tái phát, bệnh nhân không nên ăn và uống nhiều các sản phẩm từ sữa. Người bệnh có thể chuyển sang uống nước ép hoa quả hoặc nước đậu nành.
2.6. Món ăn từ nhộng tằm
Các món ăn chế biến từ nhộng tằm vốn rất dễ gây dị ứng ngay cả với những người chưa từng bị bệnh nấm da. Nếu đã từng mắc bệnh nấm da, bạn nên loại bỏ những món ăn từ nhộng tằm ra khỏi thực đơn hàng ngày để tránh nguy cơ bệnh cũ tái phát.
Nhộng tằm có thể gây dị ứng kể cả với người chưa từng bị bệnh nấm da (Ảnh: Internet)
2.7. Thực phẩm chế biến sẵn
Bị nấm da đầu kiêng ăn gì? Người bị nấm da đầu cần kiêng các loại thực phẩm chế biến sẵn như: thực phẩm khô, đồ đóng hộp, mì gói hoặc trái cây sấy khô vì các loại thực phẩm này có chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản.
Vì thế, nếu sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm cản trở quá trình hình thành kháng thể tốt cho quá trình phục hồi da do bị nấm. Vì vậy, người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn để tình trạng bệnh nhanh hồi phục.
Trên đây là danh sách các loại thức ăn giải đáp câu hỏi bị nấm da kiêng ăn gì? Hi vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ hữu ích đối với người mắc bệnh nấm da, nấm da đầu tìm được cách chăm sóc da hiệu quả và nhanh chóng khỏi bệnh.
5 thực phẩm giàu protein từ thực vật có thể thay thế cho thịt
Protein có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt là giúp cơ bắp chắc khỏe. Bạn có thể cung cấp Protein trong thực phẩm hàng ngày của mình.
1. Nấm
Nấm không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ và protein tuyệt vời, mà chúng còn được chứng minh là giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể. Chúng là một trong những lựa chọn thay thế thịt có nguồn gốc thực vật hàng đầu nhờ những lợi ích về sức khỏe cũng như hương vị của chúng mang đến.
Trên thực tế, một nghiên cứu kéo dài 10 ngày được công bố vào năm 2017 đã kiểm tra mức độ thỏa mãn của nấm so với thịt. Thật ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn nấm thay vì thịt báo cáo cảm giác no lâu hơn, ít đói hơn và thậm chí ít ăn vặt hơn trong suốt thời gian nghiên cứu.
2. Đậu phụ
Đậu phụ là một trong những lựa chọn thay thế thịt được nhiều người yêu thích do chứa nhiều protein. Bạn có biết rằng 100 gam đậu phụ chứa 10,13 gam protein, nhưng đó không phải là tất cả những gì đậu phụ cung cấp. Nó cũng được biết là hỗ trợ sức khỏe của xương, sức khỏe làn da và thậm chí làm giảm các triệu chứng ở phụ nữ mãn kinh. Ngoài ra, đậu phụ có liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức ở phụ nữ trên 65 tuổi.
Bây giờ, nhiều người cho rằng đậu phụ ảnh hưởng quá nhiều đến mức độ estrogen trong cơ thể. Tuy nhiên, với một hàm lượng vừa phải thì đậu phụ là một bổ sung đáng hoan nghênh có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ảnh minh hoạ một số thực vật thay thế thịt cung cấp protein cho cơ thể khi sử dụng. Đồ hoạ: Minh Thư
3. Đậu gà
Đậu gà rất giàu protein cùng với nhiều vitamin và khoáng chất, khiến chúng trở thành một trong những lựa chọn thay thế thịt thực vật hàng đầu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn đậu gà có lượng dinh dưỡng hấp thụ cao hơn từ chất xơ, axit béo không bão hòa đa, folate, magiê, kali, sắt và nhiều loại vitamin. Từng có nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đậu gà có thể giúp chống lại bệnh tim, tiểu đường và thậm chí là béo phì.
4. Đậu lăng
Những hạt ăn được này chứa nhiều protein, với một cốc chứa khoảng 18 gram. Ngoài việc là một nguồn protein tuyệt vời, chúng còn mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc như hỗ trợ sức khỏe tim mạch, lượng đường trong máu khỏe mạnh và thậm chí chống lại chứng viêm. Đậu lăng cũng chứa một lượng đáng kể chất xơ, giúp chúng chống táo bón và là một trong những lựa chọn thay thế thịt được ưa chuộng.
5. Quả óc chó
Giàu axit béo omega-3, chất xơ, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, quả óc chó là một bổ sung tuyệt vời cho danh sách các loại thực phẩm thay thế thịt hoàn toàn từ thực vật. Chúng được biết là hỗ trợ sức khỏe đường ruột và thậm chí là quản lý cân nặng lành mạnh. Trong một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Nutrients , đã chỉ ra rằng ăn quả óc chó có liên quan đến việc gia tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Bạn có thể dễ dàng kết hợp thêm quả óc chó vào chế độ ăn uống của mình bằng cách thêm chúng vào các món ăn phụ của bạn. Cũng có thể thêm quả óc chó vào món salad, bột yến mạch và granola.
6 bệnh thường gặp trong mùa hè nắng nóng kéo dài giữa mùa dịch Covid-19 Mùa hè, nắng nóng diện rộng toàn bộ khu vực Bắc bộ, Bắc và Trung Trung bộ với cao nhất lên tới 39-40 độ C nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm dưới đây. Đột quỵ Thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng đột quỵ....