Những thực phẩm nên luôn có trong bếp
Sốt cà chua, dầu dừa, sữa chua, hạt hướng dương, hạt điều… là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, lại ngon miệng, đa năng nên bạn chớ quên trữ sẵn ở phòng ăn.
Dưới đây là những loại thực phẩm nên có trong mỗi nhà:
Dầu dừa
Loại dầu siêu đa năng này là thực phẩm cần luôn có trong bếp ăn. Dầu dừa là một trong những loại dầu hợp để nướng và xào. Bạn có thể sử dụng nó thay cho dầu thực vật hoặc bơ trong món nướng hoặc làm cho món tráng miệng sống ngon hơn. Dầu dừa giàu chất béo có lợi, nguồn năng lượng tuyệt vời. Nó cũng hỗ trợ chức năng miễn dịch và có thể giúp giảm cân vì là một thực phẩm sinh nhiệt.
Các loại hạt
Nên cất nhiều loại hạt và quả hạt sống vào lọ trong tủ lạnh, như hạt hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đào lộn hột, hạt hướng dương… Lý tưởng là thêm vào ngũ cốc ăn sáng, cháo, sữa chua, sinh tố, bánh nướng xốp, bánh quy, salads, món tráng miệng hay làm đồ ăn vặt. Hạt và quả dạng hạt là nguồn tuyệt vời chứa protein, kẽm, magiê, canxi, đồng thời cũng là nguồn chất béo tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Bodyandsoul.com.au.
Quả đông lạnh
Cấp đông một số loại quả như mâm xôi, việt quật… là ý tưởng tuyệt vời. Tốt nhất là thêm vào sinh tố, ngũ cốc ăn sáng, sữa chua, bánh nướng hay bữa tráng miệng. Những loại quả này giàu chất chống oxy hóa, vitamin C và beta-carotene. Quả đông lạnh vẫn giữ được lượng dinh dưỡng cao.
Sữa chua
Ăn sữa chua hằng ngày là cách tuyệt vời để tăng cường hệ tiêu hóa và sức khỏe miễn dịch của bạn. Bạn có thể ăn riêng sữa chua như một bữa phụ hoặc trộn nó với nhiều loại thực phẩm với hương vị khác nhau như ngũ cốc ăn sáng, sinh tố, đồ tráng miệng, sa lát, bánh xốp…
Các loại thảo mộc và gia vị
Chúng không chỉ thêm màu sắc và hương vị mà còn giúp bữa ăn của bạn thêm giàu dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Chẳng hạn, củ nghệ là chất chống oxy hóa mạnh và là gia vị chống viêm. Quế cũng là loại giàu chất chống oxy hóa và giúp cân bằng mức đường huyết. Trong khi, cỏ xạ hương có đặc tính kháng khuẩn thì tỏi tươi là một thực phẩm tăng khả năng miễn dịch tuyệt vời.
Video đang HOT
Yến mạch nguyên hạt
Yến mạch là loại thực phẩm đa năng và rất tốt cho sức khỏe, bạn nên luôn trữ trong bếp nhà mình. Bạn có thể dùng nó để nấu cháo, làm bột ngũ cốc hay cháo yến mạch quả khô, làm bánh xốp, bánh quy, hay thêm một chút vào sinh tố. Yến mạch cực kỳ giàu chất xơ giúp giảm mức cholesterol, đồng thời chứa nhiều vitamin E, vitamin B và chậm giải phóng carbohydrate để sinh năng lượng.
Bơ vừng
Loại bơ làm từ hạt vừng (hay còn gọi là hạt mè) rất tiện lợi để làm món khai vị hay dùng rắc lên bánh mì nướng hoặc món sa lát. Thực phẩm này chứa nhiều canxi, protein và chất béo tốt cho tim.
Cà chua đóng hộp và sốt cà chua
Cà chua là một trong những nguồn giàu chất lycopen chống oxy hóa mạnh, và có khả năng chống ung thư. Bạn nên luôn trữ vài lọ sốt cà chua trong nhà để trộn mì, cho vào súp, làm một số món sốt hay đổ lên pizza tự làm.
Theo VNE
Những siêu thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch
Cảm lạnh là dấu hiện ban đầu báo hiệu hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu. Để ngăn ngừa cảm lạnh bạn cần phải tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh bạn có thể tham khảo bản danh sách 19 thực phẩm dưới đây.
Đu đủ
Đu đủ có chứa beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A rất có lợi cho mắt và da. Đu đủ cũng là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin C, có thể rút ngắn hơn thời gian cảm lạnh.
Cá hồi
Viêm nhiễm là một trong những rào cản đối với việc duy trì một sức khỏe của hệ miễn dịch. Axit béo omega-3 có trong cá hồi có thể làm giảm viêm, do đó làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh thông thường.
Tỏi
Tỏi là một loại thức ăn cung cấp cho bạn allicin, một hợp chất sản xuất chất chống oxy hóa. Tiêu thụ tỏi hàng ngày với thức ăn để ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Nếu như bạn đang bị cảm lạnh thì tỏi có thể giúp cơ thể nhanh chóng khỏi cảm lạnh.
Hàu
Kẽm là vi khoáng cần thiết để chống cảm lạnh thông thường và rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Cách tốt nhất để có được kẽm là bạn nên hàu. Nên ăn nấu chín để ngăn chặn việc nhiễm vi khuẩn.
Gừng
Gừng là một thực phẩm tuyệt vời để chiến đấu cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, gừng giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Hạt bí ngô
Như chúng tôi đã đề cập trước đó, kẽm là một thành phần quan trọng trong việc chống cảm lạnh thông thường. Một nguồn cung cấp kẽm chính là hạt bí ngô. Những hạt giống này cũng cải thiện hệ thống miễn dịch và màng tế bào.
Củ cải đường
Magiê và folate là thành phần quan trọng có trong củ cải đường giúp chống lại cảm lạnh thông thường. Củ cải đường cũng chứa chất chống oxy hóa và vitamin C, có lợi cho giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch.
Sữa chua
Sữa chua probiotic hoặc sữa có chứa các vi khuẩn lành mạnh, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp chống nhiễm trùng ở đường hô hấp.Tr
Trà rất giàu chất chống oxy hóa và catechin, giúp chiến đấu cảm lạnh thông thường một cách hữu hiệu.
Sữa
Thiếu vitamin D có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, sữa là một nguồn tuyệt vời của vitamin D. Vitamin này không chỉ làm tăng khả năng miễn dịch mà còn bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch.
Nấm
Hầu như tất cả các loại nấm có chứa vitamin D và chất chống oxy hóa cần thiết cho việc chiến đấu cảm lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.
Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá màu xanh đậm thường có giá trị dinh dưỡng giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch và chống lại cảm lạnh thông thường.
Sô cô la đen
Sô cô la đen có một lượng lớn các chất chống oxy hóa, polyphenol và kẽm. Đây là những khoáng chất cần có để thúc đẩy khả năng miễn dịch.Khoai lang
Khoai lang rất giàu beta-carotene, chất này sẽ biến đổi thành vitamin A trong cơ thể. Cũng giống như đu đủ, khoai lang tăng khả năng miễn dịch và cải thiện da.Yến mạch
Yến mạch có chứa beta-glucan, một loại chất xơ cần thiết cho việc ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch. Các sợi chất xơ trong yến mạch có lợi trong việc duy trì và ngăn chặn các bệnh về đường hô hấp.
Hạt hướng dươngVitamin E bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và hạt hướng dương là một trong những nguồn tốt nhất của vitamin E. Tiêu thụ hạt hướng dương để xây dựng hệ thống miễn dịch chống lại cảm lạnh thông thường.Kiwi
Trái cây này là một nguồn cung cấp vitamin C và E, các chất chống oxy hóa. Các chất này rất cần thiết để thúc đẩy khả năng miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.
Theo VNE
Danh sách những thực phẩm cha mẹ không nên cho bé ăn nhiều Các bác sĩ thuộc Đại học Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết những thực phẩm dưới đây có chất dinh dưỡng cao hoặc rất ngon miệng nhưng nếu bé ăn nhiều có thể gây phản tác dụng. 1. Cam Cam tươi có chứa carotene, nếu ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy và thậm chí dẫn đến một số bệnh...