Những thực phẩm giúp “xoa dịu” bệnh eczema
Bệnh eczema chỉ trạng thái viêm lớp nông của da do các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Cũng như một số căn bệnh ngoài da khác, bệnh eczema không phải căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng sâu sắc đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh.
Tùy cơ địa của từng người mà các loại thực phẩm có thể làm cho căn bệnh này trở nặng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp bạn hạn chế các đợt bùng phát của bệnh eczema.
Trà Ô Long được chế biến từ cây trà với tên khoa học là Camellia Sinensis, rất giàu polyphenol và flavonoid – hai chất chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh nhiều lợi ích sức khỏe trà ô long mang lại, các nghiên cứu tại Nhật Bản còn cho thấy loại trà này có khả năng làm giảm ngứa và eczema chỉ sau một tuần.
Bạn có thể dễ dàng mua trà ô long ở các cửa hàng tạp hóa. Lưu ý khi uống trà ô long là không nên thêm đường hoặc sữa vì sẽ làm giảm hiệu quả của trà.
Ảnh: Internet.
Thực phẩm Omega-3
Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3 gồm cá có dầu như cá hồi, động vật có vỏ như hàu, dầu gan cá, bơ đậu phộng, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành, trứng, thịt bò ăn cỏ và rau chân vịt… có thể làm giảm các triệu chứng của căn bệnh eczema. Trong đó, bạn có thể sử dụng các loại dầu tốt cho sức khỏe như ô liu và hạt lanh để nấu ăn.
Hạn chế dùng đường
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đường có hại cho bạn ngay cả khi bạn không mắc bệnh eczema. Bởi đường gây ra đột biến insulin, dẫn đến tình trạng viêm cho cơ thể và có thể là nguyên nhân gây ra bệnh eczema.
Ảnh: Internet.
Đường có trong bột mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, soda và nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Bạn cũng không nên thay thế đường bằng các chất ngọt nhân tạo.
Ăn Quercetin
Quercetin là một flavonoid hoặc sắc tố thực vật, có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và kháng histamine – một trong những chất phản ứng có thể gây ra bệnh eczema.
Video đang HOT
Thực phẩm chứa nhiều quercetin bao gồm táo, quả việt quất, anh đào, bông cải xanh, rau chân vịt và cải xoăn…
Chữa lành căn bệnh ruột bị rò rỉ để giảm nguy cơ mắc eczema
Ruột bị rò rỉ là tình trạng ruột dễ thấm hơn bình thường, cho phép các hạt thức ăn bị “rò rỉ”. Điều này gây ra phản ứng histamine (dị ứng) – một tình trạng giống như bệnh eczema.
Để chữa lành ruột bị rò rỉ, bạn nên loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống: ngũ cốc, đường tinh luyện, dầu tinh chế, phụ gia thực phẩm tổng hợp và các sản phẩm từ sữa…
Ăn những thực phẩm có chứa vi khuẩn tốt
Kefir. Ảnh: Internet.
Để hạn chế bệnh eczema bùng phát gây ngứa ngáy, khó chịu, bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: bánh mì bột chua, súp miso, dưa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm như phô mai Gouda, dưa cải muối chua, kefir…
NHỮNG THỰC PHẨM CẦN TRÁNH
Nho, cam và quả kiwi: Nho, quả kiwi và cam đều chứa nhiều salicylat và amin. Những chất này gây ngứa ở những người nhạy cảm và có thể gây ra những cơn bùng phát bệnh eczema.
Những thực phẩm gây viêm: Các loại carbs tinh chế như bột mì trắng, thực phẩm chiên, đồ uống ngọt, thịt đỏ và thịt chế biến, bơ thực vật hoặc mỡ heo…
Dị ứng thực phẩm thông thường và bệnh Eczema: Nếu bị dị ứng với một số loại thực phẩm thông thường như sữa bò, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, gluten, các loại hạt, cá và động vật có vỏ… bạn có thể khiến căn bệnh này bùng phát khi ăn chúng.
Tâm Anh
Theo Foodeatsafe/SGTT
Mỗi bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu, cẩn thận rước bệnh khi đi bơi
Bơi lội là một trong những hình thức tập thể dục tốt nhất. Tuy nhiên, một số vấn đề ở hồ bơi cũng mang lại hậu quả tiêu cực.
Bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu
Theo một khảo sát mới công bố, 1/5 người bơi lội đi tiểu trong bể bơi ít nhất 1 lần và mỗi bể bơi công cộng chứa trung bình 60 lít nước tiểu. Trung bình, mỗi bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu, là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Thời tiết mùa hè nóng bức, nhiều người muốn đi bơi để tránh nóng nhưng tự hỏi nước bể bơi liệu có sạch. Những nhà nghiên cứu từ đại học Alberta (Canada) đã khảo sát, đo lường 31 bể bơi cả ở khách sạn lẫn trung tâm thể thao. Kết quả cho thấy trung bình mỗi bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu.
Các nhà nghiên cứu nhận định rất khó để giữ sạch nước bể bơi. Khảo sát cũng cho thấy một phần năm người bơi lội đi tiểu trong bể bơi ít nhất một lần. Vận động viên bơi lội Rebecca Adlington, Ryan Lochte và Michael Phelps cũng thừa nhận từng đi tiểu vào bể bơi.
So với toàn bộ lượng nước trong bể bơi, tỷ lệ nước tiểu là rất nhỏ, chỉ khoảng 0,0009%, tương tự một giọt dầu trong chai nước 500 ml. Tuy nhiên, nước bể bơi chứa nước tiểu là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, gây hại đến sức khỏe người đi bơi.
Bệnh ngoài da
Nếu bể bơi có quá nhiều người hoặc không thực hiện nghiêm ngặt các quy trình khử khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Nồng độ vi khuẩn vượt trên mức cho phép dễ gây ra các phản ứng viêm nang lông, viêm lỗ chân lông. Biểu hiện các bệnh ngoài da bạn có thể nhận thấy ngay như mẩn đỏ, ngứa, sần sùi hoặc da xuất hiện các nốt mụn nước.
Chuyên gia khuyến cáo đi bơi nơi công cộng xong nên tắm tráng ngay
Chưa kể đến việc trong số những người đi bơi có thể có những người mắc bệnh ngoài da. Đây sẽ là nguồn phát tán mầm bệnh nguy hiểm ra môi trường nước.
Đặc biệt, nấm da là căn bệnh rất dễ lây truyền tại các bể bơi bởi nấm có thể bám vào quần áo hay kính bơi của tất cả mọi người.
Kích ứng mắt
Nếu bạn bơi công cộng thường xuyên và bạn bị kích thích và đỏ mắt, nó có thể là do clo và các chất khử trùng hóa chất khác được sử dụng trong các hồ bơi.
Những hóa chất này có thể kích thích các mô tế bào của bệnh mắt Ngoài ra, bụi bẩn và mồ hôi của người khác trong hồ bơi cũng có thể làm mắt bị dị ứng.
Nhiễm trùng tai
Có một loạt các loại vi khuẩn phát triển trong hồ bơi, đặc biệt là trong các hồ bơi công cộng không hợp vệ sinh. Một số loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào tai bạn trong khi bơi và gây nhiễm trùng, viêm và ngứa. Vì vậy, bạn nên dùng nút tai trong khi bơi ở hồ bơi công cộng.
Rước bệnh từ bể bơi
Chị Nguyễn Thị Phượng trú tại Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự lâu rồi chị chẳng dám đến bể bơi để tắm dù mùa hè chị cũng rất thích bơi và cho con đi bơi. Cách đây 2 năm, chị và các con đến một bể bơi gần nhà.
Chị Phương thấy nhiều người không có ý thức không tắm tráng đã lao xuống bể đặc biệt trong số người đến tắm chị thấy có người bị viêm da, có người còn coi bể bơi như cái bồn tắm ở nhà, họ kỳ cọ đủ kiểu khiến chị sợ và nói không với bể bơi.
Còn chị Bùi Kim Anh trú Cầu Diễn, Hà Nội kể chị bị viêm kết mạc mắt do đi bơi. Chị Kim Anh kể chị đi bơi được vài ngày về mắt ngứa điên đảo, cảm giác như có con gì bò trong mắt nên chị chỉ dụi nhưng mắt càng dụi càng ngứa rát. Chị đi khám bác sĩ cho biết chị bị viêm kết mạc và có thể nước bể bơi là thủ phạm.
Nhiều chị em phụ nữ cũng rơi vào cảnh viêm phụ khoa tái đi tái lại do nước bể bơi. Chị Hoàng Thị Hạnh trú tại Hà Đông, Hà Nội chia sẻ dù chị là dược sĩ bán thuốc nhưng cũng khốn khổ với viêm âm đạo do chị đi chơi ở công viên nước 1 ngày.
Nên làm gì sau khi bơi xong?
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương, Giám đốc trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da Liễu Trung ương cho biết bể bơi là nơi công cộng, có thể tiềm ẩn nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, gây một số tác hại đối với người sử dụng.
Một số bệnh truyền nhiễm dễ gặp như: tiêu hóa ví như nhỡ uống một ngụm nước bế bơi có nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ngoài ra, có thể bị viêm tai mũi họng, đau mắt viêm kết mạc...Bệnh viêm da tiếp xúc với nước bể bơi không đảm bảo chất lượng.
Bác sĩ Phương cho biết nước bể bơi tiệt trùng không cẩn thận cũng mang lại bệnh cho người dùng. Bể càng đông người càng sử dụng chất có tác dụng tẩy, tiệt trùng mạnh. Rất nhiều bể bơi người ta đổ nước hóa chất sát khuẩn với nồng độ cao khiến nguy cơ gây bệnh về da càng cao.
Nên tắm tráng ngay
Tại Bệnh viện da liễu Trung ương, bác sĩ Phương cho biết có rất nhiều bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc đến bệnh viện khám.
Chủ yếu là do trong nước bể bơi người ta sử dụng nhiều hóa chất hoặc vật lý để tiệt trùng gây kích ứng cho da.
Khi nó ở nồng độ cao sẽ gây một loạt các viêm da kích ứng với người sử dụng bể. Một số người nhạy cảm sẽ bị viêm da tiếp xúc dị ứng.
Ngoài ra, bác sĩ Phương cảnh báo khi sử dụng nước bể bơi hàng ngày không những da bị khô còn tăng tình trạng lão hóa. Vì khi da bị khô gây nứt, sẽ nhạy cảm với các tác nhân khác đặc biệt là là khi phải tiếp xúc ánh sáng, ánh nắng nhiều ở bể bơi, nhất là tình trạng tăng hắc tố da, đen da ở chị em ...
Bác sĩ Phương khuyến cáo nên chọn bể bơi có mật độ người dùng ít, vì đông thì khó đảm bảo chất lượng nước vừa an toàn vừa vệ sinh; Giảm sự lấy nhiễm của bệnh truyền nhiễm. Khu bể có tắm tráng trước khi xuống bể rất quan trọng, khi tắm tráng ướt tóc, ướt da, khi xuống nước, da và tóc đã ẩm sẽ hấp thu ít hóa chất hơn nước hồ bơi.
Sau bơi phải tráng ngay lập tức để hóa chất, vi khuẩn trên da trôi đi không bám đọng trên mặt da, không dùng nước nóng vì nghiên cứu cho thấy việc dùng nước nóng tắm tráng làm tăng các độc tính hóa chất lên. Sau đó sử dụng các sản phẩm tắm rửa dịu nhẹ tránh khô da, hoặc dùng thêm sản phẩm dưỡng da.
Nguyễn Linh
Theo thoidai
Da nổi nhiều vết ban loang lổ, đi khám mới biết mình mắc bệnh ung thư ở nơi chẳng ai ngờ tới Sống chung với những vết ban này suốt 11 tháng trời, người phụ nữ 73 tuổi không nghĩ rằng mình lại mắc bệnh ung thư hậu môn. Mới đây, trên trang Daily Mail đã chia sẻ một trường hợp mắc bệnh ung thư hậu môn là nữ giới (73 tuổi). Người phụ này đã đi khám vì thấy có nhiều vết ban loang...