Những thực phẩm gây rối loạn mỡ máu
Mỡ động vật, thịt có màu đỏ, nội tạng động vật… là những loại thức ăn có nguy cơ làm tăng cholesterol, gây rối loạn mỡ máu, dẫn đến các bệnh về tim mạch, cao huyết áp hay gút…
Theo các chuyên gia, cơ thể khỏe mạnh có khả năng tự điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi cơ thể phải dung nạp nhiều loại thức ăn giàu chất béo bão hòa làm tăng cao nồng độ cholesterol trong máu. Lượng cholesterol dư thừa sẽ tích tụ ở thành mạch máu và màng tế bào gây ra những mảng xơ vữa ở động mạch, dẫn đến nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, mặc dù tổng lượng chất béo hấp thu chiếm 30%-35% tổng lượng calories nhưng chất béo chuyển hóa chỉ nên hạn chế trong khoảng 7%-10% tổng lượng calories. Các thực phẩm giàu chất béo cụ thể là chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol.
Chất béo bão hòa chủ yếu có trong các loại thịt mỡ, bánh ngọt nướng, chocolate, bơ, phomai, các sản phẩm sữa bột nguyên kem hoặc sữa có hàm lượng béo 2%, kem đặc và da thịt gia cầm.
Giống như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa cũng làm tăng lượng cholesterol và mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và mắc bệnh tim mạch. Chất béo chuyển hóa chủ yếu tìm thấy trong các loại dầu bị hydro hóa. Hầu hết các loại margarines và shortening thực vật đều có lượng chất béo chuyển hóa cao, chứa 0,3 gram – 4,2 gram chất béo trong một thìa. Các thực phẩm chế biến sẵn như các loại bánh cookies, đồ chiên đặc biệt là khoai tây chiên và các loại đồ ăn vặt chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao.
Ngoài ra, nhóm thực phẩm gây sự gia tăng cholesterol trong máu còn là mỡ động vật, thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt heo), tôm, nội tạng, lòng bò, óc, trứng, dầu dừa (là dầu thực vật nhưng lại có nhiều acid béo bão hòa)…
Đồ chiên và các loại đồ ăn vặt chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu giảm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hằng ngày 1% sẽ giảm được 2% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Để đạt được điều này, nên hạn chế sử dụng các loại thịt, cá xuống còn 150 gram – 200 gram mỗi ngày, cần chọn những thức ăn có hàm lượng mỡ và cholesterol thấp.
Video đang HOT
Nhóm thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa có trong dầu ô-liu, dầu cải, dầu đậu phộng (dầu lạc), các loại đậu, ô-liu và bơ giúp giảm nồng độ LDL cholesterol trong máu. Đặc biệt là dầu ô-liu và dầu hạt hướng dương có chứa 12,9% chất béo bão hòa, 15,1% chất béo không bão hòa đơn và 7,9% chất béo không bão hòa đa có thể giúp làm giảm 18% lượng LDL.
Nhóm hạt có vỏ cám, đặc biệt là yến mạch có tác dụng giảm LDL cholesterol đáng kể. Kế đến là ngũ cốc và bánh mì. Ăn ngũ cốc mỗi sáng hay chuyển sang ăn gạo còn vỏ cám (gạo lức) có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu, từ 7-14%.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm thực phẩm có chứa lycopene (thành viên trong nhóm sắc tố carotenoid làm cho rau củ và trái cây có màu đỏ), có nhiều trong cà chua, dưa hấu cũng giúp giảm cholesterol.
Tuy nhiên, chỉ có 20% lượng cholesterol hấp thu từ thức ăn còn đến 80% lượng cholesterol do cơ thể tự tổng hợp. Do vậy, một số người mặc dù có chế độ ăn hợp lý, cơ thể không thừa cân, thậm chí là gầy nhưng vẫn có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu.
Để điều hòa cholesterol, giữ thành phần mỡ máu ở mức ổn định, an toàn, cần thay đổi lối sống, không hút thuốc lá, tăng cường luyện tập cùng một chế độ ăn hợp lý. Bên cạnh đó, bổ sung những thảo dược thiên nhiên như GDL-5 giúp cơ thể điều hòa cholesterol, duy trì các chỉ số thành phần mỡ máu bao gồm LDL, HDL và Triglyceride ở mức có lợi và không gây bệnh.
Phương Thảo
Theo VNE
6 điều bạn nhất thiết phải tránh khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn có biết uống sữa đậu nành cần phải chú ý đến những điều gì?
Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người. Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Sữa đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên dùng sữa đậu nành đề phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega3, omega6 rất tốt.
Để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, chúng ta nên sử dụng đậu nành hàng ngày. Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Tránh uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Không uống sữa đậu nành với trứng
Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Không uống sữa đậu nành chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín có hại cho sức khỏe của cơ thể con người. Điều này là bởi vì nó có chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyê nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.
Không dùng đường nâu trong sữa đậu nành
Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
Không ủ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Nếu bạn uống sữa đậu nành khi đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp... Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Ngoài ra, đậu nành chưa nấu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin... Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm để tránh thiếu chất
Trong trường hợp bạn bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp, và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, bạn phải ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, không nên uống kháng sinh trên cùng lúc với sữa đậu nành. Đặc biệt những người bị bệnh gút, di tinh, tiểu đêm... không nên uống sữa đậu nạnh.
Trí Thức Trẻ
Không béo vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu Tôi 45 tuổi, nặng 62kg, thể trạng bình thường, không béo. Vậy mà trong đợt khám sức khỏe do cơ quan tổ chức vừa qua bác sĩ lại phát hiện tôi bị rối loạn mỡ máu. Xin quý báo tư vấn giúp. Hoàng Văn Hải (Lào Cai). Người bệnh rối loạn mỡ máu nên ăn thực phẩm giàu chất xơ. Ảnh: MH Thông...