Những thực phẩm ‘gặp nhau’ là gây họa
Sữa đậu nành và trứng gà rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng chung sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng…
Ông Trần Đáng, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có khuyến cáo về việc không nên dùng chung một số cặp thực phẩm, vì có thể làm cho thực phẩm mất chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa…
Nhắc đến sữa đậu nành và trứng gà, người ta thường nghĩ đây là hai thực phẩm giàu protein, rất tốt cho những người già, người bệnh suy nhược cơ thể… Nhưng cặp thực phẩm này không nên dùng chung, vì trong sữa đậu nành có protidaza kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Nhắc đến sữa đậu nành và trứng gà ảnh hưởng đến tiêu hóa
Còn nước cam và sữa bò không nên uống liền nhau. Nếu có thời gian, bạn thử làm một thí nghiệm nhỏ bằng cách đổ ly nước cam vào sữa bò thì bạn sẽ thấy, gần như ngay lập tức, hiện tượng kết tủa sẽ xảy ra.
Đó là kết quả của phản ứng giữa axit pectic trong nước cam, quýt với cazein trong sữa bò. Hỗn hợp kết tủa đó của sữa và nước cam sẽ rất khó được dạ dày tiêu hoá.
Vì thế, nếu ai uống cùng lúc hai loại nước ngày thì sẽ thấy bụng ọc ạch, ấm ách rất khó chịu. Để tránh hiện tượng đó, tốt nhất nên uống riêng rẽ từng loại với khoảng thời gian cách quãng nhất định.
Nếu bắt buộc phải uống cùng lúc thì nên uống sữa bò trước rồi uống nước cam sau. Khi đó, sữa đã bị thủy phân một phần khi hòa trộn với axit của dạ dày nên có gặp nước cam cũng không gây hại gì.
Chất đạm với canxi cũng cần được bổ sung một cách nhịp nhàng. Nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong lòng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận.
Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ gìn canxi cho cơ thể không bị loãng xương thì không ăn thịt cá và uống sữa gân nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế khoảng 9h sáng và 3h chiều.
Video đang HOT
Phốt-pho hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp.
Rau cải không nên trộn sống với cá, rong biển làm gỏi.
Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng – BV Nhi đồng 1 đề nghị các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong), và không cho trẻ ăn óc heo chung với trứng gà vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dễ bị tử vong do cao huyết áp.
Khoai lang và quả hồng là cặp thực phẩm cần tránh kết hợp. Nhiều người biết rằng, khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột khi vào dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều axit clohydric. Quả hồng có chứa tanin (vị chát) khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit tanic.
Nếu axit clohydric liên kết với chất chát và một số chất trong quả hồng thì tạo thành chất lắng đọng. Dưới tác dụng của axit và sự nhào nặn của dạ dày, chất này bền, không tan, gây khó tiêu và đặc biệt khó thải ra ngoài, có thể dẫn đến sỏi thận.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện dinh dưỡng, có một số loại thực phẩm cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Ví dụ, thực phẩm giàu canxi phối hợp với sắt (Fe) sẽ làm giảm sự hấp thu. Hoặc sau khi ăn không nên uống nước chè đặc, vì chất tanin trong chè sẽ giảm hấp thu Fe. Ăn mặn sẽ giảm hấp thu kali, ăn thừa đạm sẽ chuyển hoá canxi ra ngoài…
Người bị táo bón thường được khuyên uống nhiều nước. Tuy nhiên, hãy tránh xa việc dùng nước chè khi ăn thịt chó. Chất axit tanic trong nước chè khi tác dụng với protein trong thịt làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, dễ bị táo bón.
Ngoài ra, cũng chớ để củ cải trắng và các loại lê, táo, nho gặp gỡ nhau trong dạ dày. Khi vào dạ dày, muối axit cianogen, lưu huỳnh trong củ cải sẽ chuyển hóa thành axit cianogen gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Còn táo, nho có chất đồng ceton, dễ bị vi khuẩn phân giải thành axit benzoic gốc OH. Nếu ăn củ cải cùng lúc với hoa quả này, loại axit này làm tăng sức ép của cianogen lưu huỳnh gây suy tuyến giáp trạng.
Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ.
Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.
Phytate trong tinh bột và oxalate trong các loại rau cải chưa nấu chín làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, bông cải sống. Điều này không nên, vì lượng iốt quý giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này thì hãy nhúng qua nước sôi hoặc ngâm chua.
Còn trong các vị thuốc Đông y, Lương y đa khoa Phùng Tuấn Giang, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết: Có những vị thuốc, thực phẩm không dùng với nhau hay cần phải kiêng kị khi dùng thuốc. Như cam thảo không dùng với hải tảo (rong biển)
Khi dùng thuốc Đông y không ăn rau muống, đậu xanh sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
Dùng Đông y để chữa đau nhức thì phải kiêng tôm, cua, thịt gà vì dễ gây động phong làm đau nhức tăng thêm.
Theo VTC
Thuốc tiêu độc có thể gây họa
Thuốc, thực phẩm chức năng từ thảo dược được quảng cáo có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc... nhưng lại không đáp ứng với các bệnh dị ứng.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các loại thuốc và thực phẩm chức năng được quảng cáo có nguồn gốc thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, thải độc và điều trị được nhiều loại bệnh mạn tính khó chữa như bệnh gan, dị ứng, mẩn ngứa... Các thuốc này được bán rộng rãi trên thị trường và có thể mua không cần đơn. Tuy nhiên, phần lớn thuốc tiêu độc không có tác dụng với các bệnh dị ứng.
Càng chữa, càng nặng
Cháu Nguyễn Thị H., 7 tuổi, (quận Đống Đa, Hà Nội) bị mẩn ngứa mạn tính kéo dài hơn 3 năm nay. Cháu đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng bệnh chỉ ổn định một thời gian rồi lại liên tục tái phát. Mới đây, bố mẹ cháu đã tự cho cháu dùng một loại thuốc được giới thiệu là có tác dụng tiêu độc, chữa mẩn ngứa, dị ứng. Tuy nhiên, sau khi dùng khoảng 3 ngày theo hướng dẫn ghi trên lọ thuốc, tình trạng mẩn ngứa của cháu không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng, 2 mắt sưng nề, nổi nhiều dát đỏ khắp người, ngứa ngáy rất nhiều. Gia đình đã đưa cháu đi khám tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng, BV Bạch Mai. Tại đây, cháu được chẩn đoán là nhiễm độc da dị ứng do thuốc. Sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện, tình trạng dị ứng của cháu dần ổn định và cháu đã được xuất viện.
Điều trị cho bệnh nhân dị ứng thuốc tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Trần Minh
Đây chỉ là một trong hàng chục ca nhập viện với nguyên nhân nhiễm độc các loại thuốc được cho là có tác dụng tiêu độc, thải độc. Không chỉ có nguy cơ làm nặng bệnh, việc tin tưởng quá mức vào thuốc tiêu độc hoặc hỗ trợ điều trị còn có thể khiến bệnh nhân không được điều trị kịp thời, bệnh diễn biến dai dẳng, nặng lên và gây nhiều khó khăn cho việc điều trị sau này. Thực tế cho thấy, khả năng điều trị các bệnh dị ứng phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn của bệnh, bệnh diễn biến càng kéo dài thì khả năng đáp ứng điều trị càng kém, thời gian điều trị càng lâu và chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng càng bị ảnh hưởng.
Thuốc tiêu độc không có tác dụng với bệnh dị ứng
Theo quan niệm dân gian, các bệnh dị ứng, mẩn ngứa đều gây ra do "nóng gan" hoặc do nhiễm độc. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người mắc các bệnh dị ứng mạn tính thường tự điều trị bằng các thuốc được cho là có tác dụng "mát gan", thải độc, tiêu độc... Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm do phần lớn các biểu hiện dị ứng có nguồn gốc từ các rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch, không liên quan đến các bệnh lý gan mật hay nhiễm độc tố, do đó, việc dùng thuốc thải độc, tiêu độc là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp dị ứng.
Mề đay là một trong những biểu hiện của dị ứng thuốc.
Thực tế tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng, BV Bạch Mai cho thấy, phần lớn những bệnh nhân mắc các bệnh dị ứng mạn tính đến khám và điều trị tại trung tâm đều đã tự điều trị trước đó bằng các loại thuốc kể trên nhưng không cải thiện được tình trạng bệnh, thậm chí một số trường hợp còn làm bệnh trầm trọng thêm bởi các phản ứng dị ứng, đặc ứng, nhiễm độc do thuốc.
Điều này là dễ hiểu do bệnh nhân đã mắc bệnh dị ứng, tức là có cơ địa dị ứng, cũng thường có nguy cơ bị dị ứng với các loại thuốc, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc thảo dược do chúng có thành phần rất phức tạp, khó dự đoán. Mặc dù thuốc có nguồn gốc thảo dược thường được cho là an toàn nhưng trong thực tế, nhóm thuốc này hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các thể dị ứng nặng vào điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng như hội chứng Lyell, hội chứng Stevens-Johnson, đỏ da toàn thân...
Lời khuyên cho bệnh nhân dị ứng Dị ứng là một nhóm bệnh thường có diễn biến dai dẳng, khó điều trị ngay cả tại các cơ sở chuyên khoa. Do đó, khi bị mắc các bệnh dị ứng, mẩn ngứa ngoài da, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng hoặc da liễu để có chẩn đoán và hướng điều trị thích hợp, không nên tự dùng thuốc điều trị theo kinh nghiệm hoặc lời giới thiệu, quảng cáo, vì việc điều trị này quả rõ rệt, có thể gây phản ứng dị ứng hoặc nhiễm độc do thuốc và làm ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến và khả năng chữa khỏi của bệnh. Các loại thuốc và thực phẩm chức năng được cho là tiêu độc thường có giá thành tương đối rẻ, được bán rộng rãi và có thể mua không cần đơn. Bên cạnh đó, sự quá tải và những khó khăn khi đi khám chữa bệnh tại một số cơ sở y tế công, cùng với tâm lý ngại đi khám và sự tin tưởng vào tính an toàn của các thuốc có nguồn gốc thảo dược, nên trong thực tế, nhiều người khi mắc các bệnh gan mật hoặc dị ứng mạn tính thay vì đi khám tại các cơ sở y tế lại lựa chọn điều trị bằng những loại thuốc này. Song, thuốc tiêu độc không có tác dụng với bệnh dị ứng. Chính vì thế mà hậu quả là bệnh càng nặng hơn.
Theo BS. Nguyễn Hữu Trường (Sức khỏe đời sống)
Giật mình những tình huống gây họa cho trẻ Nhiều tai nạn đau lòng, thậm chí dẫn đến cái chết ở trẻ, bắt nguồn từ bất cẩn của người lớn đã được cảnh giác. Song gần đây người ta vẫn đau lòng khi cứ biết đây đó vẫn có trẻ chết vì ngạt thở, sặc sữa... Nằm trên giường bệnh tại khoa phỏng - chỉnh hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM...