Những thực phẩm cấp nước cho bé yêu
Nghịch ngợm, nô đùa vào những ngày nóng sẽ khiến cho cơ thể của trẻ mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi. Thế nhưng, hầu hết các bé đều mải chơi nên quên uống nước. Mẹ cần lưu ý để bổ sung những thực phẩm bù nước vào thực đơn của bé.
Củ cải
Vị ngọt, tính mát, chống cơn khát, củ cải là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể bé. Bạn có thể chế biến nó cho bé theo cách đơn giản luộc, xào thịt, xào tim…
Sữa chua
Mặc dù kết cấu của nó khá đặc nhưng bạn biết không hàm lượng nước của nó khá cao đấy. Đồng thời, sữa chua còn chứa lượng chế phẩm sinh học lành mạnh giúp hỗ trợ tiêu hóa và giữ cho đường ruột của bé khỏe mạnh. Chắc chắn bổ sung nước bằng sữa chua sẽ khiến bé hào hứng.
Dưa hấu
Được người xưa mệnh danh là “thiên nhiên bạch hổ thang”, ý muốn nói nó có tác dụng thanh nhiệt mạnh không kém gì bạch hổ thang, một trong những bài thuốc điển hình về thanh nhiệt tả hỏa. Dưa hấu là một trong những thực phẩm bổ dưỡng vì nó làm tăng lượng nước trong cơ thể. Chứa lượng nước lên tới 92%, dưa hấu là một trái cây tuyệt vời cho bé yêu.
Nếu con bạn thích ăn củ mã thầy thì sở thích này cực kỳ có lợi cho bé, nhất là trong mùa hè. Mã thầy vị ngọt, tính hàn, cung cấp nước để thanh nhiệt cơ thể. Khi dùng ăn sống cần gọt sạch vỏ, có thể ép lấy nước uống giải khát rất tốt.
Video đang HOT
Bí đao
Vị ngọt, tính mát, bí đao giúp bé thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt.
Cà chua
Hãy chọn loại thực phẩm này cho bé bởi nó có tác dụng thanh nhiệt, chống nóng. Ngoài ra, cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng cho bé.
Cam
Một quả cam chứa lượng nước khoảng 90%. Bạn có thể dễ dàng mua cam vào bất cứ lúc nào trong năm cho bé. Mẹ có thể cho bé uống nước cam ép hoặc cắt những lát cam rồi bỏ vào ly nước của con cũng mang lại những lợi ích tuyệt vời.
Dứa tươi là thực phẩm của mùa hè. Bạn có thể bổ sung dứa vào món sinh tố cho con. Dứa chứa khoảng 85% nước, vì vậy, bạn nên bổ sung dứa hằng ngày để giữ cho cơ thể con không bị mất nước, khỏe mạnh và sảng khoái.
Táo
Táo là một trong những thực phẩm tốt và giàu dinh dưỡng nhất. Bạn có thể cho bé ăn táo bất cứ lúc nào. Táo chứa lượng nước khoảng 85% vì vậy táo là loại thực phẩm tuyệt vời để làm diu cơn khát của bé. Táo có một hương vị và kết cấu riêng, và là một trong những loại thực phẩm bạn nên cho con ăn hằng ngày.
phunutoday
"Đối mặt" mùa hè 2014: Đường ống nước sông Đà sẽ... còn vỡ
Sau 6 lần vỡ ống dẫn nước sông Đà, họp báo Thành ủy Hà Nội chiều 6/5, đại diện Công ty CP nước sạch Vinaconex nhận nhiều chất vấn. Chưa tìm ra nguyên nhân đường ống liên tục vỡ, cơ quan chức năng cảnh báo, hè này các sự cố sẽ tiếp tục xảy ra...
Theo Công ty CP nước sạch Vinaconex, kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2009, đường ống nước Sông Đà bị vỡ 6 lần và lần vỡ gần đây nhất là vào ngày 25/4/2014. Đơn vị chủ quản lý giải, đường ống này là tuyến độc đạo dài 47km trài dài qua các vùng đất có địa chất phức tạp nên khi có sự cố xảy ra hoặc công tác bảo dưỡng sửa chữa định kỳ khó tránh khỏi việc bị gián đoạn cấp nước tạm thời.
Tuy nhiên, điều quan trọng là sau đợt sự cố đầu tiên, thời gian xử lý sự cố được giảm từ 72h xuống còn 11h.
Khó tránh lại xảy ra sự cố "Chúng tôi đã rất cố gắng bảo trì, bảo dưỡng nhưng cũng khó tránh khỏi sự cố. Chúng tôi luôn ý thức được việc mất nước do vỡ đường ống ảnh hưởng rất lớn đến người dân nên mỗi khi có sự cố, chúng tôi đã chủ động vào cuộc khắc phục sớm nhất. Đây là sự cố không mong muốn, bất khả kháng nên công ty chỉ biết dồn tổng lực để nhanh chóng khắc phục, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất đối với người dân", ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Công ty CP nước sạch Vinaconex.
Nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư đường ống nước sạch sông Đà Hoàng Thế Trung cho biết, suốt 2 năm qua, dù đã phân tích, mổ xẻ rất nhiều nhưng tới nay, chủ đầu tư dự án (Tổng Công ty CP Vinaconex) vẫn không trả lời được câu hỏi vì sao đường ống liên tục bị vỡ.
"Hiện nay, tôi không còn phụ trách đơn vị cấp nước nữa, nhưng tôi vẫn quan tâm và chúng tôi thường xuyên trao đổi trong quá trình vận hành dự án. Dự án đó có nhiều khâu, nhiều công đoạn. Mỗi người cùng đã đưa ra suy nghĩ về nguyên nhân sự cố. Người cho rằng thi công có vấn đề, người nói sử dụng đường ống không đạt yêu cầu... Chúng tôi cũng đã nhiều lần họp bàn, phân tích, tranh luận về những ý kiến đó nhưng tới nay, với khả năng, trình độ hiểu biết của mình, chúng tôi cũng chưa tìm được nguyên nhân có thể chấp nhận được" - ông Trung nói.
Trước các câu hỏi nghi vấn về chất lượng trong quá trình thi công, dự án không khảo sát kỹ khu vực nền đất yếu có đường ống đi qua, ông Trung khẳng định, các khâu từ lập dự án đến khảo sát và thi công đều tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định pháp luật.
Theo ông Trung, khi thi công qua những đoạn nền đất yêu, đơn vị thi công thay vì sử dụng những đoạn ống dài từ 6 - 12 m thì dùng những đoạn ống ngắn từ 2 - 6 m để làm "mềm hóa" đường ống dẫn nước cho phép độ lệch trục 2 độ.
"Tôi cũng rất ngạc nhiên, không hiểu thông tin từ đâu nói chúng tôi không khảo sát khi làm dự án. Từ tài liệu có được trong quá trình triển khai dự án, chúng tôi đã xác định được những khu vực có nền đất yếu phải xử lý, gia cố. Tổng cộng có 11 đoạn, với chiều dài khoảng 3.400 mét. Để thi công lắp đặt ống qua những đoạn có xử lý nền đất yếu, chúng tôi có thuê các đơn vị tư vấn có thẩm quyền. Tóm lại, chúng tôi đã có giải pháp thi công, lắp đặt phù hợp" - ông Trung phân trần.
Nguyên GĐ BQLDA đầu tư đường ống nước sạch sông Đà Hoàng Thế Trung (đứng) tại buổi họp báo.
Nguyên GĐ BQLDA đầu tư đường ống nước sạch sông Đà cũng xác nhận, dự án đầu tư xây dựng đường ống nước sạch sông Đà không xử lý nền đất yếu, vì cùng thời điểm đó, dự án đường Láng - Hòa Lạc đang thi công và đã xử lý nền đất yếu rồi, nên không thể nào làm trùng lắp, sẽ lãng phí.
Về quyết định lựa chọn loại ống sợi thủy tinh, dư luận cho rằng thời điểm đó, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo không nên sử dụng, ông Trung giải thích, ống thông thường có chiều dài 12 mét nhưng Vinaconex không dùng loại này mà dùng ống ngắn hơn (chỉ từ từ 2 - 6 mét) để sử dụng độ lệch trục cho phép, làm theo đúng bản vẽ thi công. Về vật liệu ống, ông Trung khẳng định, đến bây giờ mới được nghe nói có những khuyến cáo này kia, chứ trong quá trình thi công, không nhận được khuyến cáo bằng văn bản nào. Tới giờ, tôi vẫn cho rằng, loại ống và vật liệu ống đã sử dụng cho dự án là phù hợp. Việc lựa chọn, quyết định vật liệu ống cũng được thực hiện đúng quy trình.
Với câu hỏi về trách nhiệm khi liên tiếp để xảy ra các sự cố vỡ đường ống, đại diện Vinaconex giải thích, vừa qua, Bộ Xây dựng đã yêu cầu Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng và các cơ quan hữu quan khác đã vào cuộc đánh giá lại toàn bộ dự án và xác định nguyên nhân gây ra sự cố. Lãnh đạo đơn vị cũng mong muốn, với khả năng, trình độ cao, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân. Từ chỗ thấy rõ được nguyên nhân mới có được biện pháp khắc phục và khi đó, sẽ biết sai sót ở khâu nào, do tổ chức, cá nhân nào, từ đó mới biết được trách nhiệm thuộc về ai và việc xử lý như thế nào sẽ thuộc cơ quan có thẩm quyền.
Ông Trung quả quyết: "Là người phụ trách thi công dự án, tôi rất buồn khi sự cố liên tiếp xảy ra. Không có cái gì là tuyệt đối cả".
Công ty Cấp nước sạch Hà Nội chỉ ra nhiều khó khăn cho kế hoạch cấp nước hè 2014 như nguồn nước ngầm tiếp tục suy giảm 4-6% trong khi nhu cầu sử dụng nước dự kiến tăng 3-4%. Do vậy, vào những đợt nắng nóng kéo dài trong mùa hè này, lượng nước thiếu hụt từ 40.000 - 60.000 m3/ngày đêm. Nguồn nước sông Đà có thể đạt tối đa đến 60.000m3/ngày đêm nhưng vẫn tiếp tục có khả năng xảy ra các sự cố, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình quản lý vận hành điều phối cấp nước, đặc biệt là gây thiếu nước tại địa bàn quận Đống Đa, Cầu Giấy và các khu vực khác. Trong quý I/2014, nhiều sự cố đã xảy ra như mất điện 43 lần (tương ứng khoảng 135 giờ tại các nhà máy, trạm sản xuất nước), vỡ 11 điểm trên các tuyến truyền dẫn, phân phối và 1 lần sự cố nguồn sông Đà. Dự báo hè 2014, với thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng cao, tình hình xảy ra các sự cố như mất điện, sự cố trên mạng lưới cấp nước, đặc biệt là sự cố nguồn sông Đà vẫn thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình cấp nước trên địa bàn thành phố.
P.Thảo
Theo Dantri
Nga sẽ không đàm phán với Kiev về việc cấp nước cho Crimea Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Nga cho biết, nước này sẽ tìm cách để bù đắp lượng nước thiếu hụt hiện nay ở Crimea. RT dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Nga Sergey Donskoy cho biết, Moscow sẽ không đàm phán với chính quyền hiện nay ở Ukraine về việc nước này vừa quyết định cắt nguồn cung cấp nước...