Những thực phẩm cần cho người thiếu máu thiếu sắt
Sắt là một khoáng chất cần thiết đối với các cơ quan trong cơ thể, tủy xương cần sắt để tạo ra tế bào hồng cầu. Sắt đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của các phân tử hemoglobin. Sắt cũng giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng ôxy.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện thiếu máu và được gọi là thiếu máu thiếu sắt.
Những hệ lụy khi cơ thể thiếu máu thiếu sắt
Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn, cũng như có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên. Các biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu. Kết quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi bổ sung thêm viên sắt.
Các loại đậu đỗ rất giàu sắt
Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu ôxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, công suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu máu. Thiếu máu ở mức độ rất nặng có thể gây tử vong. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó cũng là loại dễ điều trị nhất nếu sớm phát hiện nguyên nhân.
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt bao gồm: đủ năng lượng, giàu đạm nguồn động vật, đủ vitamin C, hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chế biến thực phẩm để đảm bảo hấp thu sắt tốt hơn.
Video đang HOT
Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm:
- Trứng các loại (trứng gà, trứng vịt).
- Gan (bò, lợn, gà, vịt, ngan) và các nội tạng khác (tim, thận).
- Thịt các loại: bò, lợn, gà, vịt.
- Cá, thủy sản: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.
- Các loại rau lá màu xanh như cần tây, rau đay, rau dền các loại, xương xông, lá lốt, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải soong.
- Quả chín: đu đủ, táo tây, hồng xiêm, lê.
- Đậu đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh.
- Các loại thực phẩm tăng cường sắt như bánh bích quy bổ sung sắt, các loại ngũ cốc ăn liền, nước mắm bổ sung sắt, bột mỳ bổ sung sắt, sữa có bổ sung sắt.
- Gạo lứt nhiều sắt hơn gạo xay xát kỹ.
Các thực phẩm ảnh hưởng hấp thu sắt:
Một số thực phẩm không chứa sắt nhưng khi ăn cùng với các loại thực phẩm giàu sắt có thể giúp tăng hấp thu sắt hơn. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt (có trong bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, nhãn, quýt, ớt, cà chua…). Một cách khác để tăng hấp thu sắt từ nguồn gốc thực vật là ăn cùng thịt trong bữa ăn, thịt cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt.
Một số loại thực phẩm ăn vào có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 – 60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Calci cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong bữa ăn, tuy nhiên chỉ nhận thấy các ảnh hưởng khi bổ sung calci với hàm lượng cao hơn là với chế độ ăn giàu calci.
Theo Suckhoedoisong
Bạn có biết tẩy giun đúng cách?
Đê tranh nhưng tac dung không mong muôn (măc du hiêm găp) như đau bụng lâm râm, buôn nôn... bạn nên uông vào lúc nào?
Rửa tay trước khi ăn là cách phòng giun hiệu quả
Hỏi:
Tôi đang muốn cho các thành viên trong gia đình dùng thuốc tẩy giun nhưng băn khoăn không biết uống thuốc vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất, xin quý báo tư vấn giùm.
Lê Hà (Lý Nhân, Hà Nam)
Trả lời:
Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở đường ruột. Ở nước ta, tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém do vậy rất nhiều người nhiễm các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn... Tỷ lệ nhiễm giun đặc biệt là giun đũa rất cao.
Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn thực phẩm không được nấu chín, nước uống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián... Ở trẻ em, ngoài giun đũa còn dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun hoặc gãi vùng hậu môn (do giun bò ra đẻ trứng và gây ngứa) rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải trứng giun...
Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi... Thai phụ nhiễm giun dễ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển...
Thuốc tẩy giun trên thị trường hiện nay chủ yếu có chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol, trong đó mebendazol dễ sử dụng. Tác động của mebendazol bằng cách ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun. Đây la loại thuôc không kê đơn, ban co thê tư mua thuôc đê tây giun cho ca nhân ban va gia đinh, định kỳ từ 4 - 6 tháng/1 lần.
Mebendazol không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau, mỗi lần tẩy giun chỉ cần uống 1 viên 500mg duy nhât để tẩy các loại giun thông thường. Ban co thê uông thuốc vao bât ky thơi điêm nao trong ngay (sang, trưa hay chiêu tôi), vào lúc bung đoi hay no. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.
Tuy nhiên, đê tranh nhưng tac dung không mong muôn (măc du hiêm găp) như đau bụng lâm râm, buôn nôn... bạn nên uông sau bữa ăn sang. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói. Thuốc tránh dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ. Nếu có ý định mang thai cần chủ động tẩy giun trước vài tháng.
Theo SKĐS
Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt Sắt là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu trong máu. Nếu cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ em, người có thể trạng yếu, bệnh nhân sau phẫu thuật. Phụ nữ mang thai thiếu máu có nguy cơ...