Những thực phẩm ăn cả vỏ sẽ cực tốt và cực độc
Có một số loại rau củ nếu ăn cả vỏ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, một số thực phẩm khác thì khi ăn phải tuyệt đối bỏ vỏ bởi vỏ của chúng có thể là ‘thuốc độc’, gây hại cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Rau quả vốn là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bởi nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể con người cần. Vì quan niệm này nên nhiều người cũng nghĩ rằng vỏ của các loại trái cây, rau quả cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu không ăn mà bỏ đi rất lãng phí. Do đó, họ thường ăn cả vỏ và phần thịt của rau quả.
Tuy nhiên, việc làm này không phải lúc nào cũng là một quyết định đúng đắn. Dưới đây là 5 loại thực phẩm có vỏ dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố đừng nên ăn kẻo dễ bị ngộ độc, gây hại cho sức khỏe.
Những loại rau, củ nên ăn cả vỏ
Vỏ hạt lạc
Vỏ hạt lạc khác với vỏ củ lạc. Vỏ hạt lạc là lớp vỏ lựa bên ngoài hạt có màu hồng hoặc đỏ nhạt tùy thuộc vào loại lạc. Phần vỏ này không có mùi vị. Nhiều người thường bỏ chúng đi trước khi ăn lạc.
Về thành phần, 1/3 lớp vỏ hạt lạc là cellulose, có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp chúng ta tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, từ đó làm giảm nguy cơ táo bón. Noài ra, phần vỏ này còn chứa protein, resveratrol, tannin và polyphenol. Vỏ hạt lạc còn chứa lượng resveratrol dồi dào có tác dụng chống lão hóa.
Vỏ nho
Vỏ nho là phần mà nhiều người không thích. Tuy nhiên, nó mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nho có chứa chất resveratrol, không những có tác dụng chống lão hóa mà còn làm giảm nguy cơ đột biến tế bào trong cơ thể. Trong khi đó, chất này lại đến chủ yếu từ vỏ quả nho. Do đó, vỏ nho là phần bổ dưỡng mà chúng ta không nên bỏ đi.
Phần vỏ của củ cải thường dính nhiều bùn đất và có vết lỗi lõm không đẹp mắt nên thường bị gọt bỏ đi. Tuy nhiên, nó lại chứa nhiều dinh dưỡng bao gồm các vitamin, kali… rất tốt cho cơ thể.
Tương tự, phần vỏ của cà rốt cũng chứa các nguyên tố vi lượng quý giá như sắt, kẽm, canxi.
Video đang HOT
Vỏ dưa chuột cung cấp một lượng chất xơ dồi dào và các chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón.
Do đó, chúng ta nên ăn dưa chuột cả vỏ để tận dụng hết những lợi ích này.
Táo
Vỏ táo có chứa nhóm chất phytochemical (phenolic) được chứng minh là có khả năng chống lại ít nhất ba loại tế bào ung thư ở người, bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư gan. Gần 1/4 lượng phenolic mà người Mỹ hấp thụ là từ táo không gọt vỏ.
Không những thế, vỏ táo có hàm lượng vitamin B, C khá cao và là nơi tập trung nhiều hợp chất xêtôn có tác dụng giảm tới 50% nguy cơ bệnh tim mạch.
Những loại thực phẩm nên bỏ vỏ
Vỏ các loại củ, quả tươi thường chứa nhiều chất xơ, vitamin, các khoáng chất… giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường nhu động ruột và làm giảm cảm giác đói…
Vì vậy khi gọt bỏ vỏ trái cây và rau củ chúng ta đã bỏ phí đến 25% các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn cả vỏ đối với các loại thực phẩm sau.
Vỏ khoai mỡ
Cũng tương tự như vỏ khoai lang, việc ăn vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.
Vỏ quả hồng
Vỏ của quả hồng làm đau dạ dày. Điều này là do khi quả hồng còn non, axit tannic tập trung chủ yếu ở phần thịt quả, khi quả chín, axit tannic sẽ tập trung chủ yếu ở phần vỏ.
Chất độc này khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn quả hồng còn xanh. Khi ăn hồng chín, hãy rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
Vỏ bạch quả
Vỏ bạch quả chứa các chất độc hại như ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid và ginkgo alcohol. Sau khi vào cơ thể người, các chất này sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và dễ gây ngộ độc.
Vỏ khoai tây
Vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids, khi tích tụ một lượng nhất định trong cơ thể sẽ gây ra ngộ độc. Glycoalkaloids trong khoai tây có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày và hệ thống đường ruột, bởi nó phá vỡ màng tế bào và ức chế acetylcholinesterase.
Ngoài ra, chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc, tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài sẽ khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Với những củ khoai tây đã mọc mầm, tuyệt đối không nên ăn.
Vỏ khoai lang
Ăn khoai lang rất tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, vỏ khoai lang lại có nhiều chất kiềm, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Vỏ khoai lang có những vết nâu hay đốm đen là có chứa alternaria, ăn vào có thể làm hỏng gan và gây ra nhiễm độc.
Triệu chứng ngộ độc nhẹ là cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốt cao, đau đầu, khó thở, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
Vỏ củ mã thầy
Củ mã thầy mát bổ và có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên, bởi củ mã thầy mọc dưới đất bùn nên vỏ chứa rất nhiều ấu trùng sán. Nếu không gọt vỏ, rửa sạch bằng nước đun sôi, khi ăn mã thầy bạn rất dễ nhiễm sán lá, hoặc gặp vấn đề về đường ruột.
4 loại thực phẩm có vỏ không phải là rác, vứt bỏ chúng là bạn đang ném đi cả "mớ" dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe
Với nhiều người, vỏ của các loại thực phẩm là rác, sau khi lột bỏ sẽ vứt đi ngay. Tuy nhiên, 4 loại thực phẩm này có phần vỏ cực kì bổ dưỡng, bạn đừng nên vứt đi kẻo tiếc hùi hụi.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp nhiều loại thực phẩm có phần vỏ bao bên ngoài, chẳng hạn như quả cam, quả dừa, cây mía... Đa phần lớp vỏ này sẽ được chúng ta tách ra khỏi phần thịt quả và bỏ đi. Dù vậy, không phải phần vỏ của loại thực phẩm nào bạn cũng nên bỏ đi bởi có một số lớp vỏ có chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, thậm chí ăn vào còn tốt cho sức khỏe hơn cả phần thịt.
Dưới đây là 4 loại thực phẩm có phần vỏ vô cùng bổ dưỡng, chúng không phải là rác, bạn tốt nhất đừng nên bỏ đi.
1. Vỏ củ cải, cà rốt
Nói đến củ cải, hầu hết mọi người đều nghĩ đến tác dụng lợi tiểu, nó rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp và mỡ máu. Thông thường, chúng ta sẽ gọt bỏ lớp vỏ củ cải đi bởi nó dính nhiều bùn đất, lại có chỗ lồm lõm không đẹp mắt. Ấy vậy, bỏ vỏ củ cải lại là một điều sai lầm.
Khi ăn củ cải tốt nhất là không nên bỏ vỏ củ cải khi nấu, bởi phần vỏ của nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và kali rất tốt cho cơ thể con người. Vỏ của cà rốt cũng tương tự, nó chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, canxi và kẽm. Vì vậy, nếu bỏ đi lượng lớn dinh dưỡng này đi chẳng khác nào giống như việc bạn ném tiền qua cửa sổ.
2. Vỏ nho
Nhiều người không thích ăn vỏ nho mà sẽ bóc bỏ đi, nhưng thực tế vỏ nho rất tốt cho sức khỏe. Trước khi giải thích lý do tại sao vỏ nho bổ dưỡng, chúng ta cùng nói qua về lý do mọi người thích uống rượu vang.
Tên thực tế, rượu vang được sản xuất từ nho đã được các nhà khoa học khẳng định là có tác dingj duy trì sức khỏe nhờ trong đó có chứa resveratrol và chất này lại đến chủ yếu từ vỏ quả nho. Nó không những có tác dụng chống lão hóa mà còn làm giảm nguy cơ đột biến tế bào trong cơ thể.
Bởi vậy, vỏ nho bổ dưỡng và không nên bỏ đi khi ăn nho là như vậy.
3. Vỏ hạt lạc
Vỏ hạt lạc khác với vỏ củ lạc, vỏ hạt lạc là phần "áo" mỏng thường có màu hồng hoặc đỏ nhạt, tùy thuộc vào loại lạc, bao bên ngoài hạt lạc. Khi ăn vào, vỏ hạt lạc không có mùi cũng không có vị gì cả. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta không thích ăn nó mà loại bỏ trước khi ăn lạc, bên cạnh đó khi ăn vào còn có cảm giác khá nhám trong miệng.
Trên thực tế, 1/3 lớp vỏ hạt lạc là cellulose, rất hữu ích cho dạ dày của chúng ta. Nó có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp chúng ta tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do đó làm giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, lớp vỏ này còn chứa protein, resveratrol, tannin và polyphenol.
Hàm lượng resveratrol trong vỏ hạt lạc thậm chí còn cao gấp vài lần rượu vang, vì vậy đừng vứt bỏ lớp vỏ này khi ăn lạc.
4. Vỏ cà tím
Vỏ cà tím cũng giống như vỏ hạt lạc, đều ăn khá dai, không có mùi vị gì và ăn cũng không ngon nên nhiều người thường gọt bot đi.
Tuy nhiên, vỏ cà tím lại rất giàu vitamin P, rất hữu ích cho những người bị mỡ máu cao. Ngoài ra, chất này có thể làm tăng tính đàn hồi của các mao mạch, do đó cải thiện vi tuần hoàn.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị chàm Những người mắc bệnh chàm (eczema) thường gặp phải các triệu chứng như da khô, ngứa, nứt nẻ, đóng vảy, xuất hiện các mảng đỏ và mụn đỏ trên da... Các yếu tố môi trường và dị ứng thực phẩm được cho là nguyên nhân gây ra bệnh chàm. SHUTTERSTOCK Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ sơ...