Những thức ăn người bị viêm gan B nên tránh
Gan là cơ quan có chức năng chính để xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, vì vậy bệnh nhân bị viêm gan B cần có chế độ ăn hợp lý, tránh gây độc hại cho gan.
Ảnh minh họa: Internet
Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, bơ mỡ động vật, thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật. Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. Nếu ăn nhiều chất béo cùng với giảm lượng đạm và bột đường làm bệnh nhân dễ mắc bệnh béo phì dẫn đến các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm mỡ gan làm cho gan dã bị viêm có nguy cơ trở thành xơ gan.
Người bệnh viêm gan B cần dùng các thức ăn dễ tiêu như rau đậu, trái cây. Ăn nhiều ngũ cốc, hoa quả, rau có nhiều chất xơ (chất xơ cũng có tác dụng khử độc).
Sữa, cá, thịt nạc, cũng không nên ăn nhiều vì thịt là loại thức ăn khó tiêu đối với người đau gan, rất hạn chế ăn các chất dầu mỡ, nướng, rán, xào, đồ ăn nhanh hay các món chế biến nhiều dầu mỡ. Không ăn các chất cay nóng như ớt, tiêu, tuyệt đối kiêng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
Tuy nhiên trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè, các loại cá chứa nhiều acid béo, omega 3 rất cần cho người bị viêm gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B,C vì làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Điều cốt yếu là không ăn quá nhiều, quá dư thừa.
Video đang HOT
Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không được ăn quá no, không ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị cay như tiêu, ớt, hành tây, nhiều dầu mỡ, sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu. giảm muối, bột ngọt (mì chính) 4g/ngày.
Cần chế biến thức ăn như kho, nấu, luộc, hấp, tăng cường ăn các loại rau xanh và quả chín như rau ngót, rau muống, rau cải, rau giền, cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ và các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín… để cung cấp vitamin và muối khoáng.
Ngoài ra hàng ngày uống đủ nước từ 1,5lít- 2 lít, không nên uống rượu bia, café, và hút thuốc lá, ở những người nghiện rượu bia lâu ngày dễ dẫn tới viêm gan, xơ gan, đặc biệt dễ nhiễm siêu vi C và làm các bệnh gan trở nên trầm trọng hơn, do vậy tuổi thọ sẽ giảm so với những người bị viêm gan mà không uống rượu bia.
Phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm an toàn, tránh ăn những thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm hóa chất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.
Một điều cần lưu ý hạn chế dùng thuốc một cách tối đa vì có nhiều loại thuốc gây độc cho gan như Paracetamol, nếu phải dùng thuốc nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc bừa bãi.
Theo TPO
Chế độ ăn tốt cho người bị viêm gan mạn tính
Bệnh nhân viêm gan mạn tính, về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì vậy người bị viêm gan mạn tính nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, thanh đạm, dễ tiêu hóa giàu dinh dưỡng cao, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết.
Ảnh minh họa: Internet
Đồng thời để tạo sự ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng các thức ăn hằng ngày cần phải có đủ chất đạm (Protein) là chất vô cùng quan trọng đối với người bệnh 1g protein/kgcơ thể/ngày, trong đó 50% lượng đạm này do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ cần 50% lấy từ thực phẩm động vật như thịt nạc, thịt gà nạc, cá, trứng, tôm.... hoặc đạm thực vật như đậu phụ, đậu xanh, đậu nành và mỗi ngày nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, nếu không uống được sữa thì có thể ăn sữa chua, phômai.
Chất đạm từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa, do đó chế độ ăn có nhiều sữa giúp bảo vệ gan. Đối với trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể.
Người bệnh viêm gan có thể cách ngày ăn 1 quả trứng luộc, nếu không có dị ứng với trứng. Tăng cường chất bột, đường dễ hấp thu như gạo, đường glucoza, mật ong, các loại quả ngọt, tránh ăn các loại bánh kẹo ngọt nhiều bơ sữa béo, mút, nước ngọt.
Ngoài chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, có thể tham gia vào những hoạt động nhẹ nhàng, có tinh thần lạc quan, tự tin, vui vẻ chiến thắng với bệnh tật, phải đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh của mình, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa những diễn tiến của bệnh và biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
1 số món ăn tham khảo cho người bị viêm gan B
Cháo rau má
Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Sau đó, cho rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói với ít muối hoặc đường.
Món này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính.
Canh thịt lợn nạc nấu nấm rơm
Nấm rơm tươi 200g, thịt lợn nạc 200g. Nấm rơm tươi rửa sạch, cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa nấu đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng ăn trong bữa cơm. Tác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.
Canh cần tây thịt lợn nạc
Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nấm hương (nấm đông cô) 20g, tỏi 5g, ít muối. Rau cần tây chỉ lấy cuống và lá rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm hương ngâm nước nóng có chút gừng sau 20 phút thì rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch, xắt nhỏ (có thể thay bằng bột đậu xanh), tỏi bóc vỏ, đập dập.
Đun sôi nửa lít nước, cho thịt nạc vào, thịt chín thì cho cần tây, nấm hương, tỏi vào. Tiếp tục đun cho sôi. Ăn nóng lúc đói. Tác dụng giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính.
Theo TPO
90% trẻ sơ sinh bị lây nếu mẹ nhiễm viêm gan B Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh lên tới 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Ảnh minh họa: Internet Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virut viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ...