Những thuật ngữ quân sự kỳ lạ ở Nhật Bản

Theo dõi VGT trên

Người Nhật gọi tàu khu trục là “tàu hộ tống phòng vệ”, pháo binh là “lực lượng hỗ trợ”, còn các sĩ quan quân đội được gọi chung là “viên chức chính phủ”.

Những thuật ngữ quân sự kỳ lạ ở Nhật Bản - Hình 1

Các binh sĩ trong Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: JapanTimes

Mỹ và Nhật Bản là hai quốc gia có một trong những mối quan hệ đồng minh quân sự gắn bó chặt chẽ nhất trên thế giới: hàng chục nghìn binh sĩ Mỹ được triển khai thường xuyên ở Nhật, lực lượng phòng vệ Nhật cũng luôn sát cánh với quân đội Mỹ trong nhiều cuộc diễn tập ở châu Á.

Thế nhưng khi một sĩ quan Mỹ nào được điều đến đồn trú ở Nhật Bản, trở ngại đầu tiên mà anh ta gặp phải là một hiện tượng kỳ lạ chỉ có trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ( JSDF): những thuật ngữ quân sự chỉ có trong lực lượng này mà không thể gặp ở bất kỳ đâu trên thế giới, theo Diplomat.

Nếu phải tìm gặp các chỉ huy bộ binh hay pháo binh trong các đơn vị quân đội Nhật Bản để bàn công chuyện, người sĩ quan này sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi không ai trong JSDF sử dụng những cụm từ thông dụng như “bộ binh” hay “pháo binh”. Tương tự, anh ta sẽ rất bối rối khi muốn gặp một đại úy, thiếu tá hay đại tá Nhật Bản, bởi người Nhật dùng những từ như bậc một, bậc hai, bậc ba… để chỉ những cấp hàm này.

Một sĩ quan hải quân Mỹ muốn tìm thông tin về “tàu khu trục”, “tàu tuần dương” từ những người đồng cấp Nhật sẽ phải gãi đầu gãi tai khi đối tác sử dụng những thuật ngữ hoàn toàn xa lạ, không hề thấy ở bất cứ lực lượng quân sự nào khác trên thế giới.

Theo các nhà ngôn ngữ học, hiện tượng ngôn ngữ kỳ lạ này là một hậu quả của thời kỳ hậu Thế Chiến II, khi quân đội Nhật tìm cách xóa bỏ hoàn toàn những di sản của một đội quân đế quốc vừa bị đ.ánh bại.

Trong thời kỳ này, các đơn vị lục quân và hải quân đế quốc Nhật Bản vừa bị lực lượng chiếm đóng Mỹ giải tán ngay sau chiến tranh, các quân nhân nhanh chóng bị buộc giải ngũ, và rất nhiều sĩ quan Nhật trở nên bơ vơ không biết làm gì với những kiến thức thời chiến của mình, trong khi Mỹ không hề có ý định tái tuyển dụng họ.

Dưới sức ép của cuộc Chiến tranh Lạnh, Mỹ cần hơn bao giờ hết một đồng minh đáng tin cậy ở châu Á – Thái Bình Dương, và đến năm 1951, Thủ tướng Yoshida Shigeru đã nhất trí thành lập một lực lượng phòng vệ quốc gia trên bộ, trên không và trên biển với quân số 50.000 – 70.000 người. Do lục quân và hải quân đã bị giải tán hoàn toàn, quân đội Nhật Bản gần như phải gây dựng lại từ đầu, và Mỹ chịu trách nhiệm huấn luyện, trang bị cho lực lượng mới này.

Video đang HOT

Đại tá Frank Kowalski nhận trách nhiệm phụ trách chiến dịch tái vũ trang cho quân đội Nhật Bản, với hai mục tiêu lớn: đảm bảo không để bất cứ tàn dư nào của quân đội đế quốc trong lực lượng mới, và thành lập một lực lượng càng khác với quân đội Nhật Bản thời chiến càng tốt.

Bước vào thực hiện, các nhà hoạch định quân sự Mỹ và Nhật Bản đã nảy ra một ý kiến chưa từng có t.iền lệ: nếu tất cả các đơn vị, vũ khí, khí tài, thậm chí là cấp hàm được đặt bằng những cái tên hoàn toàn mới, nó sẽ giảm thiểu khả năng nước Nhật quay trở về thời kỳ quân phiệt hóa, đồng thời làm giảm bớt tính chất quân sự trong JSDF.

Mục tiêu này đã khiến các huấn luyện viên Mỹ nghĩ ra những cái tên hoàn toàn mới cho các khái niệm quân sự cũ, bởi ngay cả những thuật ngữ được người Nhật dùng thường ngày trong Thế Chiến II cũng gây quan ngại rằng chúng sẽ làm sống dậy tư tưởng quân phiệt trong quá khứ.

Sự thay đổi này đã khiến những người không thường xuyên tiếp xúc với các binh sĩ JSDF trở nên bối rối và khó hiểu. Chẳng hạn như trong tiếng Nhật hồi Thế Chiến II, “hohei” (lính đi bộ) là từ dùng để chỉ lục quân, nhưng sau chiến tranh, nó bị biến tấu thành “hutsuuka”, có nghĩa là “lính bình thường”.

Rất nhiều thuật ngữ mới được áp dụng để nhằm giảm bớt tính chất quân sự trong lực lượng JSDF. Các sĩ quan sẽ được gọi là “cán bộ” hay “viên chức chính phủ”, còn pháo binh bị biến thành “lực lượng hỗ trợ”, trong khi tàu khu trục lại bị gọi là “tàu hộ tống phòng vệ”.

Những thuật ngữ quân sự kỳ lạ ở Nhật Bản - Hình 2

Tàu khu trục của Nhật Bản được gọi bằng danh từ mới là “tàu hộ tống phòng vệ”. Ảnh: MilitaryNews

Ngoại lệ duy nhất là Lực lượng Phòng vệ Trên không. Trong Thế Chiến II, lực lượng này nằm trong lục quân và hải quân chứ không phải là một quân chủng riêng biệt. Bởi vậy, sau chiến tranh, khi nó trở thành một lực lượng riêng, các thuật ngữ như “chiến đấu cơ”, “máy bay n.ém b.om”, “máy bay vận tải” được dịch sang từ tiếng Anh và trở nên dễ hiểu hơn với người nước ngoài.

Tác động đến sĩ khí

Với nhiều quân nhân trong JSDF, việc sử dụng những thuật ngữ gần như không có tính chất quân sự trên trong một số hoàn cảnh lại khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc bối rối. Dù gì đi nữa, thứ lớn nhất mà họ có được khi phục vụ trong lực lượng vũ trang chính là niềm tự hào, và họ sẽ rất khó có thể tự hào khi tự gọi mình là “cán bộ bậc một”, “viên chức bậc hai” thay vì cấp hàm đại úy, thiếu tá như những người đồng cấp nước ngoài.

Trong thực tế, các sĩ quân JSDF khi trò chuyện với đối tác nước ngoài thường có xu hướng sử dụng các thuật ngữ cũ từ thời Thế Chiến II, đặc biệt là khi nói về cấp hàm và chức vụ. Những cuộc trò chuyện bắt đầu bằng “Lực lượng Phòng vệ Trên không” thường sẽ kết thúc bằng cụm từ “Không quân”, điều mà JSDF tránh đề cập trong các tuyên bố chính thức.

Theo ông John Wright, chuyên gia tại Quỹ Mansfield chuyên về quan hệ hợp tác Mỹ – Nhật, việc các quân nhân Nhật sử dụng những thuật ngữ có từ thời Thế Chiến II này không phản ánh mong muốn hướng tới chủ nghĩa quân phiệt của họ, mà đơn giản vì đó là những cụm từ được các nước khác trên thế giới áp dụng phổ biến, trong đó có cả những quốc gia chưa từng tham gia bất cứ cuộc chiến nào trong hơn hai thế kỷ qua như Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Ông Wright cho rằng cách dùng những thuật ngữ này cũng ảnh hưởng đáng kể đến sĩ khí trong quân đội Nhật Bản. Sau chiến tranh, người dân Nhật Bản dấy lên làn sóng đổ lỗi cho quân đội vì đã gây ra cảnh lầm than cho đất nước, khiến nghiệp binh bị coi thường ở nước này. Cho đến nay, các sĩ quan quân đội Nhật vẫn chỉ có địa vị xã hội tương đương nhân viên bưu điện.

Việc dùng những thuật ngữ mới “phi quân sự hóa” khiến quân đội Nhật Bản ngày càng giống hơn với các tổ chức dân sự khác. Với việc hàng ngày bị gọi bằng những cái tên không đúng với bản chất lực lượng mà mình đang phục vụ, các quân nhân Nhật Bản có thể sẽ cảm thấy bị tổn thương và bị giảm sút sĩ khí, theo ông Wright.

Một số nhà phân tích và chuyên gia xã hội học lại cho rằng việc sử dụng những thuật ngữ quân sự mới, mang tính giảm nhẹ như vậy là cách tốt nhất để giảm bớt cái nhìn tiêu cực của xã hội đối với vai trò của JSDF. Khi không phải nghe những từ mang nặng tính quân sự trong cuộc sống hàng ngày, nỗi lo lắng của người dân đối với bóng ma quân phiệt trong quá khứ sẽ giảm đi nhiều, và JSDF sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Những thuật ngữ quân sự kỳ lạ ở Nhật Bản - Hình 3

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) và các quan chức quân sự. Ảnh:JapanTimes

Trong những năm gần đây, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe rất nỗ lực để nâng cao vai trò của JSDF trong đảm bảo an ninh khu vực. Nhật Bản đã thông qua cách diễn giải mới về hiến pháp, lần đầu tiên cho phép JSDF điều động lực lượng tham chiến ở nước ngoài để bảo vệ đồng minh.

Hồi đầu tuần, tờ Yomiuri của Nhật dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho hay Nhật Bản đang xem xét khả năng cho máy bay trinh sát săn ngầm P-3C hạ cánh tiếp nhiên liệu tại các căn cứ của các nước ven Biển Đông, trong đó có Cam Ranh của Việt Nam, trong hành trình trở về sau khi thực hiện sứ mệnh tuần tra chống cướp biển ở Somalia. Đây được coi là một đóng góp của Tokyo vào nỗ lực bảo vệ hòa bình, an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông trước các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này.

Trí Dũng

Theo VNE

Nhật Bản sẽ đuổi tàu Trung Quốc đến gần nơi tranh chấp

Lực lượng tuần tra trên biển Nhật Bản sẽ đuổi mọi tàu nước ngoài đi vào khu vực được coi là lãnh hải của nước này với lý do không phải "qua lại vô hại", động thái có thể làm căng thẳng giữa hai quốc gia tăng cao.

Nhật Bản sẽ đuổi tàu Trung Quốc đến gần nơi tranh chấp - Hình 1

Tàu hải cảnh Trung Quốc chạm mặt tàu tuần duyên Nhật Bản ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tháng 9/2013. Ảnh: Kyodo.

"Dựa vào một nghị quyết Nội các tháng 5/2015, nếu một tàu hải quân nước ngoài đi qua lãnh hải vì mục đích khác 'qua lại vô hại', chúng tôi sẽ ra lệnh tuần tra trên biển, Lực lượng Phòng vệ yêu cầu họ rút lui", Reutersdẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu trong buổi họp báo hôm nay.

Theo ông Suga, Nhật Bản đã thông báo cho Trung Quốc về quyết định trên vào tháng 11, sau khi các tàu hải quân Trung Quốc di chuyển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Nhật Bản đang kiểm soát Senkaku nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền và gọi quần đảo là Điếu Ngư.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định Trung Quốc kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, cho rằng quần đảo thuộc về Trung Quốc "từ thời cổ đại".

"Chúng tôi không muốn căng thẳng gia tăng trên biển Hoa Đông và sẵn sàng quản lý phù hợp, kiểm soát và giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn", ông Hồng cho biết trong buổi họp báo thường ngày ở Bắc Kinh.

Ông Suga đưa ra bình luận sau khi tờ Yomiuri đưa tin các tàu thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ được điều động để yêu cầu tàu Trung Quốc rời đi nếu họ tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh quần đảo không vì lý do "qua lại vô hại".

Tàu và máy bay của Trung Quốc thường xuyên tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và thử thách Nhật Bản sau khi Tokyo quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo này hồi tháng 9/2012. Cuối năm ngoái, một tàu hải cảnh Trung Quốc có trang bị pháo lần đầu tiên đã đi vào vùng biển gần quần đảo và ở lại trong khoảng một giờ.

Như Tâm

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Gia đình giàu nhất Vương quốc Anh lĩnh án tù vì đối xử với người giúp việc tệ hơn cả súc vật
10:24:04 22/06/2024
Tổng thư ký NATO ra tuyên bố bất ngờ về vũ khí hạt nhân
09:30:01 22/06/2024
NATO "rục rịch" triển khai vũ khí hạt nhân, Nga phản ứng mạnh
09:16:05 22/06/2024
Nắng nóng gây c.hết người có thể tăng gấp 35 lần tại Mỹ, Mexico và Trung Mỹ
07:59:58 21/06/2024
Phát hiện 8 người c.hết ngạt trong xe tải đông lạnh Trung Quốc
09:35:41 22/06/2024
Trung Quốc có thể áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thịt lợn nhập khẩu từ EU
06:35:27 21/06/2024
Politico: Tất cả thành viên NATO nhất trí ông Mark Rutte làm Tổng thư ký tiếp theo
16:45:31 21/06/2024
Hungary từ chối tham gia sứ mệnh quân sự của NATO tại Ukraine
06:35:30 22/06/2024

Tin đang nóng

Bức ảnh Jennie (Blackpink) chụp chung với Trần Quán Hy gây sốt mạng xã hội
22:44:12 22/06/2024
Lọ Lem lộ thu nhập khủng t.uổi 18, từng từ chối cát-xê cao vì lý do bất ngờ
21:44:11 22/06/2024
Mối quan hệ bí ẩn giữa "thần tiên tỷ tỷ" Lưu Diệc Phi và cha nuôi tỷ phú
22:22:05 22/06/2024
Hoa hậu Lâm Ngọc Vị hẹn hò đại gia bất động sản chưa ly hôn vợ
21:21:37 22/06/2024
Mai Phương bất ngờ vắng mặt trong buổi trao sash cho Ý Nhi, đương kim Miss World g.ây s.ốc visual
23:25:43 22/06/2024
MC Liêu Hà Trinh: Suýt bị chồng Việt kiều đuổi khỏi công ty khi làm ăn chung
23:15:15 22/06/2024
Thêm 1 "chị đại" hủy tham dự Chị Đẹp mùa 2: Lý do đưa ra khiến fan tiếc ngẩn ngơ!
21:52:05 22/06/2024
Ca sĩ Siu Black bị biến chứng bệnh thận do tiểu đường, phản hồi tin đồn nợ nần
23:18:09 22/06/2024

Tin mới nhất

Mỹ trấn an Israel trong trường hợp nổ ra chiến tranh toàn diện với Hezbollah

06:41:17 23/06/2024
Kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10/2023 khơi mào xung đột nổ ra tại Gaza, các hành động tấn công của Hezbollah nhằm vào Israel vẫn tiếp tục và leo thang trong những tuần gần đây.

Nhật Bản: Máy bay chở 47 hành khách phải hạ cánh khẩn cấp do cháy động cơ

06:38:28 23/06/2024
Japan Airlines đã chuyển hành khách sang 2 chuyến bay khác để tiếp tục hành trình. Chiếc máy bay vẫn đậu tại sân bay Aomori để phục vụ điều tra về nguyên nhân sự cố động cơ.

Tuyến đường sắt giúp Iran thoát khỏi sự cô lập trong thương mại toàn cầu

06:34:05 23/06/2024
Vị chuyên gia đ.ánh giá các nước có thể coi dự án Rasht-Caspian như một tuyến đường vận chuyển quốc tế và có thể được một số quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ quan tâm.

Số người t.ử v.ong trong vụ ngộ độc rượu tại Ấn Độ tiếp tục tăng

06:30:52 23/06/2024
Ngộ độc rượu tự chế dẫn tới t.ử v.ong thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ. Chính quyền bang Tamil Nadu cho biết đang xác định những người liên quan đến sản xuất metanol, một loại hóa chất độc hại thường được sử dụng trong công nghiệp.

Hạ viện Séc ủng hộ bỏ phiếu qua đường bưu điện

06:24:51 23/06/2024
Dự luật sửa đổi nhận được sự ủng hộ của 92/168 hạ nghị sĩ có mặt, trong khi có 75 hạ nghị sĩ của ANO và SPD bỏ phiếu chống, 1 nghị sĩ ANO bỏ phiếu trắng. Phiên bỏ phiếu được tiến hành sau các cuộc tranh luận kéo dài tới 96 giờ.

Đức và Trung Quốc đàm phán về thuế quan

06:19:51 23/06/2024
Trung Quốc đã phản đối đề xuất này, cảnh báo về nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại khi các nhà sản xuất ô tô của nước này kêu gọi Bắc Kinh đ.ánh thuế nhập khẩu đối với xe động cơ đốt trong của EU.

Nga phản ứng trước việc Mỹ đóng cửa hai văn phòng trung tâm thị thực của Nga

05:58:04 23/06/2024
Đại sứ Antonov nhấn mạnh động thái của Washington tạo ra gánh nặng lớn hơn nữa cho Moskva bởi thực tế là các văn phòng lãnh sự quán Nga ở Houston và New York đã bị hạn chế về số nhân viên ngoại giao Nga.

Hezbollah cảnh báo tập kích phi quy tắc toàn lãnh thổ Israel

21:18:00 22/06/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên cấp Đối tác chiến lược toàn diện.

Trực thăng Ka-29 của Nga rơi ở Biển Đen nghi bị đồng đội b.ắn nhầm

20:44:38 22/06/2024
Một chiếc trực thăng Ka-29 của Nga được cho bị rơi ở Biển Đen, trong lúc Ukraine triển khai tấn công kết hợp bằng máy bay không người lái (UAV) và xuồng không người lái (USV).

10 ưu tiên của nước Nga

20:29:27 22/06/2024
Để đạt được mục tiêu này, ngân sách của Quỹ Phát triển công nghiệp và khối lượng cho vay của ngân hàng đối với các dự án chủ quyền công nghệ sẽ tăng gần gấp đôi.

Tổng thống Pháp lên tiếng về quyết định bầu cử sớm

18:50:28 22/06/2024
Phát biểu trong chuyến thăm vùng Tây Brittany hôm 18/6 (giờ địa phương), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bảo vệ quyết định tổ chức bầu cử sớm, nhấn mạnh nếu không giải tán quốc hội, mọi chuyện sẽ trở nên hỗn loạn.

Kinh nghiệm đ.ánh thuế đồ uống có đường của các quốc gia trên thế giới

16:54:41 22/06/2024
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang nước ép trái cây và các sản phẩm từ sữa có đường, vốn không nằm trong nhóm chịu thuế nước ngọt. Diễn biến này làm suy yếu một phần lợi ích sức khỏe từ thuế nước ngọt.

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hiện tại của Hồ Văn Cường thế nào?

Sao việt

06:38:37 23/06/2024
Hồ Văn Cường lộ diện với ngoại hình khác lạ khiến nhiều người bất ngờ. Nam ca sĩ chọn trang phục cơ bản khi đi diễn, còn thay đổi kiểu tóc

"Người một nhà": Bộ phim "chữa lành" chiếm trọn tình cảm của khán giả

Hậu trường phim

06:28:14 23/06/2024
Sau hơn 3 tháng lên sóng, bộ phim Người một nhà vừa chính thức khép lại vào tối 21/6. Tập cuối với nhiều cung bậc cảm xúc từ niềm vui hạnh phúc đến những giọt nước mắt khi hiểu lầm được hóa giải.

Yên Đan lần đầu nói về chuyện tình lâu năm, hé lộ danh tính người yêu điển trai

Netizen

06:20:41 23/06/2024
Yên Đan tên thật là Đỗ Yên Đan, sinh năm 1997, tại Đắk Lắk. Cô gây chú ý bởi ngoại hình ưa nhìn, năng lượng tích cực cùng lối nói chuyện duyên dáng, thông minh khi livestream bán hàng.

Xuất hiện tựa game mới được mong chờ bậc nhất 2024 - khi bạn là sát thủ và chỉ còn 66 ngày để sống

Mọt game

06:20:15 23/06/2024
Hiện tại vẫn chưa có ngày ra mắt chính thức của Phantom Blade Zero. Trò chơi cũng đã có cho mình một bản demo khoảng 30 phút và chinh phục không ít người chơi thử.

Hanbin cùng 5 thành viên của Tempest viết thư tay cảm ơn khán giả Việt hậu concert đầu tiên tại TP.HCM

Nhạc quốc tế

06:18:42 23/06/2024
Vừa qua, live concert đầu tiên trong sự nghiệp của nhóm nhạc Hàn Quốc có thành viên người Việt - Tempest đã diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TP.HCM), đón 4.000 khán giả, người hâm mộ đến tham dự.

Ca khúc phổ thơ Lâm Xuân Thi gây ấn tượng trên truyền hình

Nhạc việt

06:17:49 23/06/2024
Trên sân khấu chương trình Thách thức giới hạn phát sóng kênh THVL1, bản tình ca Hôn (thơ: Lâm Xuân Thi; nhạc: Hoài An) gây ấn tượng với khán giả và dàn giám khảo ngôi sao.

Ăn bưởi có giúp chống lão hóa không?

Làm đẹp

06:17:39 23/06/2024
Quả bưởi có lượng calo thấp nhưng nhiều chất xơ, vitamin C cùng với một số vi chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng thường xuyên ăn bưởi chống lão hóa sớm.

Váy sơ mi tưởng đơn giản nhưng cực linh hoạt và đẹp không tì vết

Thời trang

06:17:32 23/06/2024
Nếu có gì đó dễ dàng mặc đẹp, thuận tiện và tiết kiệm thời gian phối đồ nhất thì chỉ có thể là váy sơ mi. Kiểu trang phục quốc dân này không thể khiến chị em ngừng yêu thích.

Bộ phim kịch tính nghẹt thở xứng đáng nổi tiếng hơn, nữ chính là "quốc bảo nhan sắc" diễn hay xuất thần

Phim châu á

06:16:42 23/06/2024
Bộ phim này đ.ánh dấu một màu sắc hoàn toàn mới của quốc bảo nhan sắc , đáng tiếc khi nó lại không thực sự thành công về mặt danh tiếng.

Cách nấu canh chua cá lóc đậm đà chuẩn vị miền Tây

Ẩm thực

06:13:43 23/06/2024
Canh chua cá lóc là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân Nam Bộ. Hương vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay của món ăn này đã làm say lòng biết bao thực khách.