Những thừa nhận bất ngờ của người Mỹ về Tướng Giáp
“Tướng Giáp là một nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi đối với những gì đã xảy ra tại nước Mỹ. Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất”.
Nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi ở Mỹ
Tiến sỹ John Prados – một trong những nhà sử học hàng đầu của Mỹ nghiên cứu về Việt Nam – về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định như vậy.
Ông đã viết hàng chục cuốn sách về thời kỳ chiến tranh Việt Nam, trong đó phần lớn đề cập tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
TS John Prados cho biết, khi còn trẻ, ông mong muốn được gia nhập quân đội Mỹ để tham chiến tại Việt Nam và do vậy muốn tìm hiểu về Việt Nam để biết mình sẽ phải làm gì nếu tới đó. Đó là vào khoảng giữa những năm 1960, khi binh sỹ Mỹ còn chưa được triển khai ồ ạt tại Việt Nam nên TS John Prados chủ yếu nghiên cứu cuộc chiến tranh của người Pháp.
TS John Prados cho biết, từng đọc rất nhiều tác phẩm của tướng Giáp về Điện Biên Phủ, đã biết đến cuộc chiến tranh nhân dân của Việt Nam cũng như sự hy sinh mà người dân Việt Nam phải chịu đựng để chống lại người Pháp.
“Từ đó, tôi phản đối chiến tranh và từ bỏ ý định nhập ngũ nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu viết về cuộc chiến này. Tướng Giáp là người đã định hình những suy nghĩ của tôi về Việt Nam”, TS John Prados nói.
TS John Prados nhớ lại, ông từng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một hội nghị giữa các quan chức, nhà sử học Mỹ với các quan chức và nhà sử học Việt Nam.
Ấn tượng của TS John Prados đối với Tướng Giáp là ông rất thân thiện, dễ mến và quả quyết, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ quan điểm của mình. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất về Tướng Giáp đối với tôi là khi ông cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara trao đổi về sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Lúc đó, Tướng Giáp khẳng định, không có bất kỳ tàu Việt Nam nào tấn công tàu chiến Mỹ vào ngày 4/8/1964. Ông McNamara liên tục hỏi dồn để cố khẳng định sự việc là có thật nhưng Tướng Giáp vẫn cương quyết bảo vệ luận điểm của Việt Nam.
“Tôi nhớ, Tướng Giáp có chốt lại một câu: “Ông McNamara, tôi đã nói với ông tất cả sự thật và đó là những điều mà tôi cần phải nói”. Cuộc trò chuyện giữa hai người dừng tại đó”, TS John Prados kể.
Nhìn nhận con người Đại tướng, TS John Prados thán phục: “Tướng Giáp là một nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi đối với những gì đã xảy ra tại nước Mỹ. Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất”.
Đối với lịch sử thế giới, nếu chúng ta nhìn nhận cuộc cách mạng Việt Nam như một sự kiện bước ngoặt trong thế kỷ 20 và xét trên phương diện Tướng Giáp đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng này thì có thể thấy rằng ông có ảnh hưởng đáng kể đối với thực trạng thế giới hiện nay.
McNamara hai lần thừa nhận Đại tướng thắng
Video đang HOT
Robert McNamara là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, từng phục vụ Lầu Năm góc với thời gian kỷ lục, 2.595 ngày, dưới 2 đời tổng thống: John F. Kennedy (1961-1963) và Lyndon B. Johnson (1963-1968). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, McNamara được xem là “công trình sư” của đối phương với tư cách là người hoạch định các chính sách quân sự chủ chốt.
Vào lúc 15h30 phút ngày 23/6/1997, tại nhà khách Chính phủ, cuộc gặp gỡ giữa đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara – diễn ra như hoạt động cuối cùng của Hội thảo Việt – Mỹ (kéo dài hơn 3 ngày, từ 20 đến 23/6)
Trước khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, McNamara từng là một lãnh đạo doanh nghiệp (Chủ tịch hãng xe hơi nổi tiếng Ford) nên ông này đề cao quan điểm mang tính kỹ thuật, chủ trương dùng sức mạnh áp đảo của hỏa lực hòng “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Tuy nhiên, cỗ máy quân sự của McNamara đã không đủ sức mạnh để “đè bẹp ý chí chiến đấu của người Việt Nam”.
Vẫn chưa thỏa mãn “ấm ức” của mình vì bại trận, sau khi chiến tranh kết thúc, với mục đích tìm kiếm câu trả lời để lý giải cho những thất bại thảm hại của mình, McNamara đã hai lần tới Việt Nam hội kiến với người trước đây từng là kẻ thù của ông ta ở bên kia chiến tuyến: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 23/ 6/1997, trong cuộc gặp gỡ lịch sử lần thứ hai (lần thứ nhất năm 1995) và cũng là lần cuối cùng này, McNamara dành phần lớn thời gian để các thành viên phái đoàn Mỹ đặt câu hỏi và trình bày quan điểm. Thế nhưng, trong suốt cuộc nói chuyện ông ta luôn tỏ ra sốt sắng và thường cắt ngang lời Đại tướng, phần vì thời gian gấp rút, phần vì còn có những quan điểm bất đồng.
Trái ngược lại, với thái độ rất lịch sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điềm tĩnh giải thích cho phía Mỹ thấy được lý do tại sao họ thất bại ở Việt Nam. Ông nói: “Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm. Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam”.
Đại tướng lý giải rằng Việt Nam là một dân tộc có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm nhưng rất mong muốn hòa bình. Phía Mỹ đã đánh lỡ nhiều cơ hội để kết thúc chiến tranh còn Việt Nam thì không bỏ qua bất cứ cơ hội nào.
Trước những lập luận rất sắc sảo của Đại tướng, không giữ được sự kiên nhẫn, cuối cùng McNamara phải thốt lên: “Thế là ngài lại thắng về thời gian rồi”. Đại tướng đáp lại: “Các ngài thua vì chưa hiểu, muốn hiểu nên lắng nghe”.
Cũng trong buổi gặp gỡ này, Tướng Chester Cooper, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã bày tỏ thái độ một cách chân thành: “Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục. Chắc các bạn của tôi ở đây cũng sẽ như vậy”.
Nhân vật huyền thoại và anh hùng
Cả những đồng đội chiến đấu bên cạnh ông và các đối thủ đều xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại của lịch sử.
Marcel Bigeard, vị tướng danh tiếng từng tham gia chỉ huy quân đội Pháp trong trận chiến Điện Biên Phủ đã nói về Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Việt Nam: “Tướng Giáp đã chỉ huy quân đội của ông thành công trong hơn 30 năm. Điều này tạo thành một sức mạnh chưa từng có…”.
Nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland cũng từng tuyên bố: “Những phẩm chất làm nên một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại là khả năng đưa ra quyết định, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung và một trí tuệ hội tụ được những phẩm chất này. Tướng Giáp đã sở hữu tất cả”.
Gần 60 năm trước đây, sau trận chiến Điện Biên Phủ lừng lẫy, người Pháp đã từng gọi ông bằng danh xưng “ngọn núi lửa phủ tuyết”. Họ gọi như vậy là để ca ngợi tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu kiên cường của ông, một nhiệt huyết sôi sục, bùng nổ đằng sau vẻ bề ngoài điềm tĩnh.
“Ông ấy là một nhân vật huyền thoại và anh hùng của Việt Nam”, học giả người Australia, giáo sư Carl Thayer đã đánh giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng những lời rất tốt đẹp như vậy.
Chiến lược gia quân sự lỗi lạc
Dòng tin nhắn trên Twitter của Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam
Thượng nghị sĩ John McCain, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, nghe tin Đại tướng qua đời đã viết trên trang mạng xã hội Twitter chia sẻ cảm xúc: Tướng Giáp là “một chiến lược gia quân sự lỗi lạc”.
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời. Ông là một chiến lược gia quân sự lỗi lạc, người từng nói với tôi rằng chúng ta là ‘kẻ thù danh dự’”, Hill dẫn lời McCain hôm nay viết trên mạng xã hội Twitter.
Máy bay của ông McCain bị bắn trên bầu trời Hà Nội năm 1967 và ông trở thành tù nhân chiến tranh trong vòng 5 năm rưỡi.
Năm 1985, ông gặp Tướng Giáp trong một chuyến thăm Hà Nội, ngay sau khi được bầu vào Quốc hội Mỹ. Vào cuối buổi gặp mặt, đại tướng nói với McCain rằng người Mỹ là một kẻ thù “danh dự”. “Câu nói đưa ra từ ông ấy, điều đó phải có ý nghĩa nào đó”, McCain sau đó cho biết.
Theo Báo Đất Việt
Người Pháp: Tướng Giáp - 'ngọn núi lửa phủ đầy tuyết'
Trong một bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xuất bản trên tạp chí New York Time năm 1990, Stanley Karnow, nhà báo kiêm nhà sử học và là tác giả một cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam cho biết, người Pháp coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp như &'một ngọn núi lửa phủ đầy tuyết'.
Bài viết kể về chuyển thăm trở lại Việt Nam của ông năm 1990:
Chúng tôi [ông Stanley Karnow và Đại tướng Võ Nguyên Giáp] gặp nhau ở dinh thự của toàn quyền Pháp tại Hà Nội, một tòa nhà được xây dựng công phu với một khu vườn rộng, cây cối um tùm và giàn hoa giấy, đây cũng là nơi các quan chức Việt Nam vẫn thường tiếp khách. Một người đàn ông thấp với làn da khỏe mạnh, tóc trắng, đôi mắt nhỏ và tác phong nhanh nhẹn, ông mặc bộ quân phục đơn giản màu xanh lá cây, trên cầu vai có gắn bốn ngôi sao, dấu hiệu duy nhất cho thấy chức bậc của ông. Với nụ cười rạng rỡ, ông nắm tay tôi và tôi rất ngạc nhiên khi ông chạm má với tôi theo phong cách truyền thống của người Pháp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những vị tướng tài ba nhất của thế kỷ 20.
Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tư lệnh quân đội Việt Nam, người sánh vai cùng các danh tướng quân sự như Grant, Lee, Rommel và MacArthur.
Một nhà chiến lược táo bạo, nhà tư duy lão luyện và không mệt mỏi, Tướng Giáp đã chiến đấu hơn 30 năm trời, xuất phát từ một nhóm du kích với số người ít ỏi, sau đó đã trở thành một trong những quân đội hiệu quả nhất trên thế giới. Ông đã vượt qua mọi dự đoán, đập tan quân đội Pháp, nhưng chiến tích vang dội nhất của ông chính là việc đã đánh tan lực lượng quân đội vượt trội, hiện đại hơn rất nhiều lần của Mỹ.
Tôi đã từng theo dõi 2 cuộc chiến ở Việt Nam, cuộc chiến thứ nhất là từ Paris còn cuộc chiến thứ hai với tư cách là một phóng viên ở Việt Nam. Tôi đã gặp nhiều sĩ quan quân sự cấp cao từ phía bên kia chiến tuyến khi nghiên cứu và viết sách nhưng ông Giáp là một người đặc biệt, ông vừa là một nhà chiến lược quân sự vừa là nhà chỉ huy chiến đấu. Tôi đã nghiên cứu về sự nghiệp của ông và tìm cách để có cơ hội gặp ông nhưng chỉ lần này tôi mới được ông cho phỏng vấn.
Người Pháp từng gọi ông Giáp là "ngọn núi lửa phủ đầy tuyết", ý nói vẻ ngoài lạnh lùng nhưng ẩn chứa bên trong là một nhân cách quyết liệt. Giờ đây khi đã gần 80 tuổi, tính cánh của ông dường như đã hiền hòa hơn cùng với tuổi tác. Nhưng ông vẫn thể hiện sức mạnh trí tuệ và ý chí quyết liệt từng giúp ông giành chiến thắng, và biến ông thành huyền thoại.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã lãnh đạo quân đội Việt Nam, đánh tan đế quốc Pháp, Mỹ, giành độc lập cho dân tộc Việt Nam. Trong hình, Dinh Độc Lập ngày 30 tháng Tư năm 1975. Ảnh: Tư liệu.
Ông cho rằng thành công của mình là do tài năng thiên bẩm chứ không hề được tham gia bất kỳ khóa đào tạo chính thức nào. Ông cười nói:" Tôi là một vị tướng tự học".
Nhà riêng của tướng Giáp được trang trí với rất nhiều tượng bán thân và ảnh chân dung của Marx, Lenin và Hồ Chí Minh. Vợ ông, một người phụ nữ vui vẻ, đã mang trái cây cho chúng tôi; còn ông vừa tự hào giới thiệu về cô con gái lớn của mình, một nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng vừa ôm ấp đứa cháu nhỏ. Ông nói với tôi bằng vốn tiếng Pháp hoàn hảo chỉ pha chút giọng Việt.
Khi nói chuyện nghiêm túc, ông bắt đầu bùng nổ. Với trí nhớ siêu phàm trời phú, ông nhớ tên các đồng đội cũ và cả những chi tiết sự kiện đã diễn ra cách đó nhiều thập kỷ.
Nhớ lại thời gian chiến đấu, ông thừa nhận rằng, có "những khoảnh khắc rất khó khăn". Tuy nhiên, ông khẳng định mạnh mẽ rằng: "Chúng tôi không bao giờ bi quan. Không bao giờ! Không bao giờ! Không bao giờ!"
Những người lính của tướng Giáp đã thực sự cho thấy sự kiên cường phi thường trên chiến trường, làm đau đầu các nhà chiến lược quân sự Mỹ đã từng cho rằng sức mạnh tuyệt đối có thể đánh gục tinh thần của họ. Westmoreland, Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam, người đã từng nhiều lần tuyên bố rằng Cộng sản sắp sụp đổ, sau chiến tranh, vẫn còn lúng túng khi bị hỏi về những thất bại của mình.
Những người lính và người dân đã chiến đấu trên chính mảnh đất của mình. Họ tin rằng sự hi sinh của mình sẽ khiến kẻ thù nao núng và cùng với thời gian sẽ giành độc lập cho Việt Nam. Ông dùng chiến lược này với người Pháp và tự tin rằng nó sẽ thành công khi chiến đấu với người Mỹ.
Ông nói: "Chúng tôi không đủ mạnh để đuổi cả nửa triệu lính Mỹ, nhưng đó không phải là mục tiêu của chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi là đập tan ý chí tiếp tục cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Westmoreland đã sai khi nghĩ rằng hỏa lực mạnh hơn của ông ta sẽ nghiền nát được chúng tôi. Nếu so sánh về sức mạnh quân sự, chúng tôi sẽ thất bại chỉ sau hai tiếng. Chúng tôi phát động chiến tranh nhân dân. Vũ khí tối tân, các thiết bị điện tử và tất cả những thứ khác của người Mỹ cuối cùng chẳng có nghĩa lý gì. Trong chiến tranh có hai yếu tố, con người và vũ khí. Mấu chốt nhất, quyết định nhất chính là yếu tố con người. Con người! Con người!".
Khi được hỏi, ông đã dự định cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu? Đại tướng Võ Nguyên Giáp lập tức trả lời: "Thêm 20 năm, thậm chí cả 100 năm, miễn là chiến thắng với bất cứ giá nào".
Phạm Khánh
Theo infonet
Báo Pháp: "Tướng Giáp Thiên tài quân sự, nỗi khiếp sợ của phương Tây" Theo hãng tin AFP của Pháp, Đại trướng Võ Nguyên Giáp là một trong những chiến lược gia quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử và kiến trúc sư cho những chiến thắng chống lại thực dân Pháp cũng như đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp AFP nhấn mạnh Tướng Giáp là người Việt Nam...