Những thư viện có kiến trúc đẹp ở Nhật Bản
Những thư viện có kiến trúc hiện đại, không chỉ thu hút bạn đọc địa phương, mà còn là điểm tham quan của nhiều khách du lịch khi đến Nhật Bản.
Thư viện Nakajima thuộc Đại học Quốc tế Akita (tỉnh Akita). Kiến trúc sư Mitsuru Senda thiết kế công trình này, đã giành được nhiều giải thưởng quan trọng: Giải thưởng Togo Murano; Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế; Giải thưởng Hiệp hội Kiến trúc sư Nhật Bản năm 2010… Thư viện có khoảng 75.000 cuốn sách, trong đó 60% là sách tiếng Anh. Ảnh: Kinarino.
Thư viện Sendai (tỉnh Miyagi): Đây là cơ sở phức hợp, bao gồm phòng trưng bày, nhà hát, thư viện và không gian cộng đồng. Tòa nhà được thiết kế bởi Toyo Ito, kiến trúc sư hàng đầu Nhật Bản. Ảnh: Kurashito.
Thư viện Hachioji (Tokyo) thuộc Đại học Nghệ thuật Tama. Đây cũng là công trình của kiến trúc sư Toyo Ito với những mái vòm đầy tính nghệ thuật. Công trình được thiết kế gần gũi với thiên nhiên, lấy nhiều ánh sáng, cùng sắc xanh của cây cối, tạo nên không gian đọc sách dễ chịu. Ảnh : Kinarino.
Thư viện trung tâm Kita (Tokyo), còn được gọi là “thư viện gạch đỏ”. Những bức tường màu đỏ của nhà kho cũ vẫn được giữ lại kể từ khi thư viện xây dựng năm 2008. Thư viện có một phòng đọc chung ở tầng 1 và phòng riêng cho trẻ em ở tầng 2. Bên trong tòa nhà cũng có một phòng trống để người đọc có thể ăn uống trong giờ nghỉ. Ảnh: Kitatokyo.
Video đang HOT
Thư viện Đại học Nghệ thuật Musashino (Tokyo) được thiết kế với mục đích tạo không khí ấm cúng, thoải mái. Người đọc có thể tập trung đọc sách, học tập, nghiên cứu trong thời gian dài mà không bị mệt mỏi. Khoảng 170.000 cuốn sách và 600 tên tạp chí có trong thư viện này. Ảnh: Matome.
Thư viện trung tâm thành phố Gifu (tỉnh Gifu): Đây là một không gian cộng đồng đề cao tính gần gũi với mọi người, với hơn 900 chỗ ngồi. Tại tòa nhà trung tâm của thư viện, hơn 120.000 cuốn sách các loại, từ văn học tiểu thuyết đến các tài liệu khoa học. Ngoài ra, bạn đọc có thể mượn nhiều băng đĩa DVD tại đây. Ảnh: Kinarino.
Thư viện thành phố Mito (tỉnh Ibaraki) được thiết kế theo kiến trúc thời Trung Cổ. Những bức tường cao, bao quanh bởi khoảng 100.000 cuốn sách, gợi nhớ hành lang của Quảng trường Thánh Peter. Kiến trúc độc đáo của thư viện thu hút nhiều khách tham quan. Ảnh: Kinarino.
8 học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô thành sản phẩm cho trồng trọt, chăn nuôi
Ý tưởng tái chế lõi ngô (cùi bắp) thành những sản phẩm hữu ích phục vụ trồng trọt và chăn nuôi được khởi xướng và thực hiện bởi 8 học sinh Hà Nội.
8 học sinh này từ 13-17 tuổi, đến từ các trường BVIS, Concordia, BIS, Archimedes và Chu Văn An.
Sản phẩm tái chế "Chế lõi ngô thành sản phẩm cho trồng trọt và chăn nuôi" lần đầu được giới thiệu tại Phiên chợ Tuần Nông sản - An toàn Thực phẩm 2020 (diễn ra từ 18-21/6 - Hội chợ Triển lãm 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) với tên gọi Cobtain.
8 học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô thành sản phẩm cho trồng trọt và chăn nuôi
Mong muốn được làm xanh môi trường
Trở về sau chuyến tham quan Mai Châu mùa hè năm ngoái, nhóm bạn gồm 8 học sinh trung học tại Hà Nội đã nảy ra ý tưởng tái chế lõi ngô, một phế phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm hữu ích phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, không chỉ dùng trong nước mà còn có tiềm năng xuất khẩu ra nước ngoài.
Các em đã dành thời gian gần 1 năm để nghiên cứu ý tưởng, lên kế hoạch kinh doanh và sản xuất để tái chế lõi ngô trở thành giá thể trồng cây, trồng nấm và nhiều sản phẩm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi, giảm thiểu rác thải, góp phần thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ.
Lấy tên dự án là Cobtain - gian hàng trưng bày sản phẩm tái chế từ lõi ngô của các em học sinh Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng trong Phiên chợ Tuần Nông sản - An toàn Thực phẩm 2020.
Giữa hơn 150 gian hàng tham gia trưng bày giới thiệu các đặc sản nông nghiệp khắp các vùng miền trong cả nước và thực phẩm an toàn, nhằm tăng cường kết nối chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản và thực phẩm an toàn, Cobtain gây ấn tượng thích thú đặc biệt bởi tính thân thiện môi trường của dự án.
"Mong muốn được làm xanh môi trường đã nhen nhóm trong chúng em từ rất lâu rồi và thật tình cờ trong lần đi thăm Mộc Châu mùa hè năm ngoái, chúng em nhận thấy lõi ngô bị vứt đi quá nhiều, gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường. Từ đó, chúng em đã cùng nhau nghiên cứu và lên kế hoạch tái chế lượng rác thải khổng lồ này thành các sản phẩm có ích hơn cho xã hội và cũng là để cải thiện môi trường sống của bà con vùng núi." - đại diện phụ trách kinh doanh Cobtain chia sẻ.
Nhiều lợi ích từ lõi ngô do Cobtain tái chế
Hiện lõi ngô đang được Cobtain tái chế thành 02 sản phẩm. Một là lõi ngô nghiền, sử dụng trong trồng nấm, hoa lan và các loại cây trồng. Hai là viên nén lõi ngô dùng làm thức ăn cho gia súc như lợn, trâu, bò, ngựa, đồng thời cũng dùng để ủ ấm gia súc trong thời tiết giá rét.
Ngoài ra, viên nén lõi ngô còn dùng để trải sàn chuồng trại giúp phân huỷ các chất thải do gia súc, gia cầm và cả vật nuôi như mèo thải ra.
Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm
Theo đại diện của Cobtain, đây là 02 sản phẩm gốc thiên nhiên vì nguồn protein từ lõi ngô được tận dụng, mang lại lợi ích cho cây trông và vật nuôi.
Dưỡng chất giàu protein trong lõi ngô giúp nấm ngon hơn, giúp cây trồng xanh tốt hơn mà lại làm giảm thiểu rác thải vào môi trường, đồng thời đóng vai trò thay thế các loại phân bón hoá học, vốn không có lợi cho môi trường và sức khoẻ con người.
Viên nén lõi ngô hiện nay cũng đang đặc biệt được thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm. Loại viên nén này thường được dùng để rải lót sàn chuồng trong các trang trại nuôi lợn, bò, ngựa, cừu vừa có tác dụng sưởi ấm vào mùa đông, đồng thời là nguồn thức ăn giàu chất xơ và protein cho gia súc.
Đặc biệt, khi ăn viên nén lõi ngô, chất thải của gia súc sẽ khô, giảm mùi, tiện lợi cho việc tái chế chất thải gia súc thành phân bón.
Tại phiên chợ, đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, rất quan tâm đến Dự án Cobtain và đánh giá cao ý tưởng của Nhóm bạn trẻ tái chế phế phẩm có nguồn gốc tự nhiên để quay lại nuôi dưỡng gia súc và làm giàu đất, góp phần phát triển nông nghiệp sạch, không để lãng phí một nguồn tài nguyên tưởng chừng như bỏ đi.
Các học sinh đã thể hiện trách nhiệm xã hội của mình trước môi trường
Dự án Cobtain của 8 em học sinh trung học Hà Nội ngoài ý nghĩa thực tiễn, còn cho thấy tâm thế và trách nhiệm xã hội đáng để đặt niềm tin vào lứa công dân 10x, ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, quyết tâm đi tới đích đến với sự sáng tạo và chiến lược phát triển sản phẩm bài bản.
Được biết Cobtain sẽ tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện và đầu tư phát triển, để các bạn trẻ tin tưởng và có cảm hứng đi tiếp dự án thân thiện môi trường và mang nhiều ý nghĩa của mình.
Những căn phòng tí hon chỉ 3 - 6m nhưng chẳng thiếu thứ gì ở Hàn Quốc và Nhật Bản: Xu hướng thiết thực và được ưa chuộng của giới trẻ Hiện nay, ở nhiều thành phố châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, mô hình thiết kế các căn phòng siêu nhỏ với diện tích từ 3 - 6m được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và tính thiết thực. Ở những thành phố đất chật người đông như Seoul (Hàn Quốc) hay Tokyo (Nhật Bản), giá một căn hộ...