Những thú vị về xe máy truyền động bằng trục
Truyền động bằng trục là một kiểu dẫn động từ động cơ ra bánh xe thay cho xích, ra đời từ cách đây hơn 100 năm.
Với hầu hết người mê xe cộ, khi nhắc đến truyền động bằng trục là nghĩ tới BMW với những chiếc xe có hệ thống truyền động bằng trục hoàn hảo từ cách đây 90 năm. Nhưng thực tế người Đức lại không phải là người sáng tạo ra loại truyền động này.
Truyền động bằng trục ( shaft drive) ra đời từ khá sớm, vào buổi bình minh của xe máy với ưu điểm là không cần bảo trì nhiều, lại có độ bền hợp lý. Tuy nhiên, điểm yếu của loại này là cần một hệ thống hỗ trợ phức tạp giữa hộp số và trục, do đó mất đi một phần năng lượng khi truyền từ động cơ tới bánh sau, điều này lại được thực hiện tốt trên hệ truyền động bằng xích.
Nhà sản xuất xe máy đầu tiên thiết kế và sử dụng truyền động bằng trục là quân đội Bỉ và công ty sản xuất vũ khí FN (đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh từ khoảng những năm 1900 để lắp ráp xe máy).
Năm 1901, FN ra đời chiếc xe máy đầu tiên lắp động cơ xi-lanh đơn 133 phân khối, một năm sau đó tiếp tục ra mắt chiếc xe truyền động bằng trục đầu tiên trên thế giới, mang tên FN300. Thế nhưng năm đánh dấu đáng nhớ với FN lại là 1905, khi hãng giới thiệu chiếc FN Four 4 xi-lanh thẳng hàng truyện đồng bằng trục.
FN Four cũng là sản phẩm mang về hiệu quả kinh doanh tốt cho hãng và được sản xuất trong khoảng 20 năm sau đó. Xe lắp động cơ dung tích 350 phân khối, sau đó được nâng lên 750 phân khối, hộp số cũng phát triển từ 2 cấp lên 3 cấp qua các thế hệ. Trong khoảng giữa 1911-1912, xe lập kỷ lục tốc độ của phiên bản thương mại với tốc độ tối đa 64 km/h.
Video đang HOT
Tuy nhiên FN Four nổi bật lại chính nhờ hệ truyền động bằng trục. Đến năm 1913, xe được tích hợp cần đạp nổ phù hợp, theo đó xe phải sử dụng hệ truyền động với xích và các bánh rưng.
Năm 1923, FN ngừng sản xuất FN Four, tình cờ cũng là năm BMW ra mắt chiếc xe sử dụng hệ truyền động bằng trục đầu tiên có tên R32. Xe ở đỉnh cao công nghệ thời bấy giờ với động cơ boxer 486 phân khối, hệ thống dầu tái sử dụng cùng một trục truyền động đơn giản trên khung xe.
BMW R1200GS sử dụng truyền động bằng trục.
Sau đó BMW sản xuất nhiều môtô sử dụng truyền động bằng xích, mãi tới năm 1994 khi chiếc F650 xuất hiện và ghi nhận sự trở lại của truyền động bằng trục. Hiện nay chiếc môtô adventure R1200GS của hãng xe Đức cũng sử dụng loại cơ cấu truyền động này.
Loại truyền động này có ưu điểm là hoạt động êm ái, độ bền cao hay chi phí bảo dưỡng nhỏ. Nhược điểm là nặng, giảm công suất động cơ, sinh nhiệt cao, ảnh hưởng đến vị trí đặt động cơ, không thích hợp trên các xe cần tốc độ cao. Chính vì thế hiện nay loại truyền động này không được sử dụng nhiều.
Theo Autopro
Lịch sử thú vị về 'xe khỉ' của Honda
Mẫu xe nhỏ bé MSX125 là bước nối tiếp làm sống lại hình ảnh 'xe khỉ' từ những serie Z mà Honda phát triển từ những năm 60 thế kỷ trước.
MSX125 còn được gọi là Grom ở thị trường châu Âu. Grom hay Grommet là tiếng lóng mà cư dân vùng biển hay sử dụng để gọi những người lướt sóng trẻ tuổi mới vào nghề. Đối với xe máy, đó là cách người ta gọi một chiếc xe nhỏ bé, phù hợp với những người mới bắt đầu làm quen với môtô.
Honda Monkey Z100 năm 1961. Ảnh: Motorcycle.
Câu chuyện của xe khỉ bắt đầu vào năm 1961 với mẫu xe Z100. Một chiếc xe nhỏ bé, nổi bật với bình xăng màu trắng, khung xe màu đỏ, khối động cơ nhỏ bé lấy từ Super Club, bánh xe dầy nhưng vành xe khá nhỏ, chỉ 5 inch. Vì hình dáng tí hon nên Z100 được gọi là con khỉ, từ đó xe khỉ là tên gọi chung cho các thế hệ tiếp theo.
Năm 1964, Honda tiếp tục ra đời mẫu CZ100 đường phố, tồn tại tới 1967 trước khi hãng xe này chính thức xuất khẩu số lượng lớn xe khỉ sang châu Âu với đại diện Z50M. Vẫn có hai màu chủ đạo là trắng đỏ và yên xe phồng sọc ngang, vị trí yên xe có thể thay đổi, tay lái gập được khi cần thiết, hộp số 3 cấp ly hợp tự động là những yếu tố khiến Z50M khá được ưa chuộng.
Năm 1968 là thời điểm xe khỉ bắt đầu du nhập vào Mỹ với mẫu Z50A hay còn gọi là "Mini Trail" , cũng là lúc Honda bắt đầu sử dụng giảm xóc trước trên dòng xe nhỏ bé này. Năm 1969 có thêm đèn pha để phù hợp với luật giao thông tại Mỹ.
Những người hâm mộ Monkey ton-sur-ton với hai màu đỏ trắng đặc trưng của xe.
Thế hệ thứ hai của xe khỉ được phát triển tại Nhật Bản vào năm 1972. Bắt đầu bởi Z50J. Đến năm 1978, mẫu Z50J-III hay còn gọi là Gorilla bắt đầu cố định tay lái không thể gập xuống như trước, hộp số 4 tốc độ và bình xăng lớn hơn. Năm 1990 Gorilla ngừng sản xuất, tám năm sau sản xuất trở lại và khai tử lần cuối cùng 2007.Sau thế hệ này, xe khỉ được bổ sung thêm phanh đĩa với tên gọi R. Chiếc Z50R rất chạy hàng tại thị trường Mỹ và châu Âu.
Năm 2001, nhân kỷ niệm 50 năm ra đời xe khỉ, Honda xuất xưởng chiếc Ape 50 sử dụng động cơ Cub 50. Một năm sau đó Ape 100 ra đời với động cơ 100 phân khối. Phun xăng điện tử được sử dụng trên Ape năm 50 kể từ năm 2007 trong khi Ape 100 vẫn sử dụng chế hòa khí, hai mẫu xe này hiện nay vẫn đang thịnh hành tại Nhật Bản bên cạnh Z50J rất được ưa chuộng.
Xe khỉ - hình ảnh chỉ có ở Honda.
Các đối thủ cũng nắm bắt rất nhanh xu hướng xe khỉ để cho ra đời các sản phẩm cạnh tranh. Yamaha có Vogel QB50 sử dụng động cơ 49 phân khối, hộp số 4 cấp và la-zăng 8 inch. Vogel cũng có tay lái có thể gập xuống nhưng bình xăng 10 lít lớn gấp đôi 4,3 lít của Z50.
Hiện nay, MSX125 hay Grom là mẫu xe mới nhất trong dòng xe khỉ. Xe sử dụng động cơ 125 phân khối của dòng Wave, chiều cao yên chỉ 754 mm. Sau khi ra mắt tại Thái Lan hồi tháng 1/2013, xe đã nhanh chóng có mặt tại Việt Nam.
Đức Huy
Theo VNE
Babetta - siêu xe ngày cũ Babetta có nguồn gốc từ một bài hát nổi tiếng ở Tiệp Khắc (cũ), sự sang trọng của dòng moped thậm chí còn hơn nhiều mẫu xế hộp đắt tiền ngày nay. Babetta là dòng xe moped (xe máy có bàn đạp) của nhà máy JAWA (Tiệp Khắc cũ). JAWA xuất phát từ sự hợp nhất của JAWA và một nhà máy sản...