Những “thủ phạm” giấu mặt gây ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến và cực kỳ nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi không loại trừ một ai, đặc biệt ở những người sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, nhiều bệnh nhân thường tự hỏi rằng tôi không hút thuốc lá, vậy tại sao vẫn mắc bệnh. Thuốc lá được coi là “ thủ phạm” hàng đầu gây ung thư phổi , nhưng còn một loạt các yếu tố nguy cơ khác cũng là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Nó âm thầm hủy hoại sức khỏe của con người mà người bệnh không hề hay biết, chỉ đến khi có những dấu hiệu khởi phát như sút cân, mệt mỏi, ho, đau ngực… kéo dài, lúc đó bệnh đã qua giai đoạn khởi phát và bắt đầu trở nặng.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư phổi dưới đây để bạn tham khảo. Bạn cần sẵn sàng đi khám bệnh, chẩn đoán sớm nếu phải sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Khi đó bạn là người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh, cần chia sẻ với bác sĩ để phát hiện và điều trị có hiệu quả cao.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi . Theo WHO, hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong ở 20% các trường hợp ung thư, và 70% các trường hợp tử vong vì ung thư phổi trên toàn thế giới.
Như vậy có thể nói, lối sống thiếu lành mạnh, không khoa học góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh ung thư phổi ở người. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống. Theo nghiên cứu mới được công bố, nếu một người ngừng hút thuốc trên 10 năm, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm 30-50%.
Các nghiên cứu đã chứng minh cơ chế gây ung thư phổi từ thuốc lá. Khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 chất, trong đó có khoảng 40 chất gây ung thư như nicotin, oxide carbon, benzene, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide…
Khi khói thuốc lá xâm nhập vào đường thở, xuống phổi, chúng làm lông mao cấu thành nên phổi bị tê liệt, thậm chí bị phá hủy, khiến cho phổi không thể làm việc, tống các chất độc hại của khói thuốc khỏi cơ thể.
Vì thế người nghiện thuốc lá thường bị ho, dễ viêm đường hô hấp, trong đó có cả viêm phổi. Người hút thuốc chức năng phổi hoạt động kém hơn người bình thường từ 2-4 lần, nếu nghiện thuốc trước năm 15 tuổi có nguy cơ ung thư gấp 4 lần so với người hút thuốc sau năm 25 tuổi.
Như đã nói ở trên, khi hút thuốc, các lông mao trong phổi bị tê liệt, làm các chất độc hại từ khói thuốc lá bị đọng lại đường hô hấp, nhiều chất độc hại làm biến đổi các tế bào phổi bình thường, trở thành các tế bào gây ung thư.
Hay một dạng tấn công phá hủy nhu mô phổi khác của thuốc lá là làm cho người hút thuốc bị viêm đường hô hấp, phổi kinh niên, chỗ viêm lâu ngày tiết ra các chất phá hủy nhu mô phổi gây tổn thương phổi….
Video đang HOT
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng nó không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất. Hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của bạn. Trong một nghiên cứu tại Mỹ kết luận, những người kết hôn với người nghiện thuốc hay trong gia đình có người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn từ 20-30% so với người bình thường.
Cơ chế gây bệnh ung thư phổi đối với hút thuốc thụ động cũng không khác nhiều so với hút thuốc chủ động. Người hút thuốc thường hít vào phổi bằng luồng khói chính nhưng chỉ chiếm khoảng 20%, 80% các luồng khói còn lại từ thuốc lá gọi là luồng khói phụ, giữa các lần hít thuốc, ra môi trường xung quanh.
Luồng khói phụ độc hại gấp nhiều lần luồng khói chính, đây chính là nguyên nhân gây ung thư phổi cho những người hít phải khói thuốc lá thụ động hay trong gia đình có người hút thuốc.
Ung thư phổi do phơi nhiễm
Bên cạnh khói thuốc lá, một số công việc có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi . Đó là những người phải làm việc trong môi trường có chứa uranium, thạch tín và các hóa chất khác. Chẳng hạn như amiăng, đây là loại chất độc hại trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam được nhiều quốc gia châu Âu cấm sử dụng do chúng gây bệnh ung thư phổi.
Theo các chuyên gia y tế từ Đại học John Hopskin, việc sử dụng amiăng trong sản xuất độc hại, nó có thể gây bệnh khi người bệnh tiếp xúc 20-30 năm trước đó. Amiăng đã bị cấm sử dụng ở 28 quốc gia châu Âu nhưng hiện vẫn được nhiều nước sản xuất và sử dụng trong đó có Việt Nam.
Khí radon gây ung thư phổi
Một trong những loại khí gây ra căn bệnh nghiêm trọng này mà ít được để ý đến là khí radon, đây là một chất khí phóng xạ tự nhiên ở trong lòng đất, phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Loại khí này không thể nhìn hay ngửi thấy mà chỉ có thể phát hiện được bằng các dụng cụ đo đạc chuyên nghiệp.
Một đặc điểm dễ nhận ra của loại khí này là giải phóng khi mặt đất bị nứt. Khi nền nhà có vết nứt hay tạo thành các lỗ tiếp xúc với đất, chính là môi trường thuận lợi để khí radon thoát ra. Theo nghiên cứu khí radon là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến ung thư phổi ở Mỹ, có khoảng 12% các ca tử vong vì ung thư phổi có liên quan đến tiếp xúc với khí radon.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra ung thư phổi
Theo WHO, mỗi năm có khoảng 223.000 ca tử vong vì ung thư phổi do ô nhiễm không khí. Mặc dù cơ quan đứng đầu về y tế thế giới nhận định, các trường hợp mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí ít hơn so với hút thuốc lá, nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ cao.
Những ô nhiễm từ xe hơi, nhà máy, do cháy rừng, các điều kiện tự nhiên … thường sản sinh ra khói gây ô nhiễm như nitrogen oxide, hay các bụi trong không khí… Chúng gây ra các bệnh bụi phổi hay ung thư phổi.
Các yếu tố nguy cơ khác
Còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi như tiền sử gia đình có người ung thư phổi, nhất là những người thuộc quan hệ cận huyết; sử dụng nguồn nước có nhiễm asen….
Hiện nay còn rất nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh ung thư phổi mà khoa học đang đi tìm câu trả lời như trong nhóm những người không hút thuốc, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi cao hơn so với nam giới hay ở ung thư tuyến- một loại của bệnh ung thư phổi thường xảy ra ở người không hút thuốc….
Theo Trí Thức Trẻ
Đừng đứng gần bếp nướng!
Chỉ cần đứng gần một bếp nướng thịt trong mùa hè này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư do các chất gây hại ngấm vào da.
Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ hít khói thịt nướng, mà cả việc ăn đồ nướng và hấp thụ chất gây ung thư qua da cũng gây nguy hiểm.
Khoảng 70% người Mỹ sở hữu bếp nướng bị phơi nhiễm với những hạt khói bụi có liên quan đến ung thư phổi, da và bàng quang.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khuyên những người định tổ chức tiệc nướng ngoài trời trong mùa hè này cần che phủ da càng nhiều càng tốt, và nhanh chóng thay quần áo bị ám khói khi đã nướng xong để giảm thiểu nguy cơ ung thư.
Các chất hóa học không phải ở thật gần mới ngấm vào da, vì vậy nếu bạn không phải là người đứng bếp, thì tốt nhất nên vào nhà đợi đến giờ ăn.
Đứng gần bếp nướng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vì các chất độc hại trong khói ngâm vào da
Thực phẩm - đặc biệt là thịt - khi nướng ở nhiệt độ cao sẽ có lớp vỏ chín vàng thơm ngon, nhưng đi kèm với đó không chỉ là nước sốt.
Bít tết thường được nướng ở nhiệt độ 150-200oC trên vỉ nướng.
Khi thịt nướng ở nhiệt độ này, quá trình có thể dẫn đến việc giải phóng các chất gọi là hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs).
Những chất này đã được thấy là gây ra đột biến di truyền có thể dẫn đến ung thư.
Đáng chú ý nhất, PAHs có liên quan đến ung thư phổi, bàng quang và da.
Thịt bao gồm các mô cơ và mỡ, và dưới tác động của nhiệt, các axit amin, đường và các thành phần khác phản ứng và nhỏ giọt xuống than nóng bên dưới.
Ở đó chúng được chuyển thành PAHs, được đưa trở lại lên thức ăn trên vỉ nướng khi chung bị bao bọc bởi khói.
Các PAH bám vào bề mặt của thực phẩm, có nghĩa là hầu hết các chất độc chúng ta nhận được từ đồ nướng sẽ đi vào cơ thể khi chúng ta ăn.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường, cho thấy rằng nguồn hóa chất mạnh thứ hai không phải là hít khói chứa PAH, mà là khói thấm qua da.
Để tìm ra mức độ tiếp xúc nguy hiểm nhất với khói thịt nướng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tình nguyện đứng ở những khoảng cách khác nhau từ một bếp nướng và có một số ăn thức ăn nướng trên đó.
Sau khi nướng xong, họ phân tích mẫu nước tiểu từ mỗi người tham gia.
Những người ăn thức ăn nướng có mức PAH cao nhất, nhưng tiếp xúc với da tạo ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên trong mức độ tiếp xúc với chất gây ung thư.
Ngoài PAH, mỡ nóng biến thành dầu rồi biến thành dạng khí và thoát ra khỏi bếp nướng theo khói.
Da rất dễ ngấm dầu, và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra giả thuyết rằng hàm lượng dầu của khói sẽ làm da ngấm dầu.
Thật không may, các "bếp trưởng nướng" không làm được gì nhiều để ngăn chặn điều này xảy ra.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng quần áo có khả năng ngăn chặn khói.
Hơn nữa, một khi quần áo bị ám khói, việc mặc chúng trên người thực sự cho PAHs một cơ hội dài hơn để ngâm vào da, tiếp tục làm tăng nguy cơ.
Theo nhóm nghiên cứu, nếu bạn sẽ ăn đồ nướng, điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm tiếp xúc là che người càng kín càng tốt trong khi nấu, nhưng hãy tắm rửa và thay quần áo trước khi bạn ngồi xuống để thưởng thức thành quả từ công trình mấu nướng của mình.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Bảo hiểm ung thư: Lựa chọn của người trong cuộc Thời buổi này đúng là không nói trước được gì, đang khỏe mạnh hôm nay nhưng liệu có chắc ngày mai vẫn thế? Mai Anh - một người rất lạc quan, chu đáo và là bạn thân nhất của tôi từ hồi phổ thông. Đang yên đang lành, tự dưng cô ấy báo với tôi rằng: "Tao bị chẩn đoán Ung Thư phổi"....