Những thông tin thú vị về bệnh tự miễn
Sống chung với một căn bệnh mãn tính nào đó đã là một thách thức, nhưng sống chung với một bệnh tự miễn càng khó hơn nhiều.
Duy trì việc rèn luyện cơ thể giúp bạn tránh được nhiều bệnh – Ảnh: Shutterstock
Theo Huffington Post, mỗi loại bệnh tự miễn có phương pháp điều trị khác nhau, và trong một số trường hợp bệnh này hoàn toàn dựa vào sự thay đổi hành vi.
Bệnh tự miễn dịch về cơ bản là làm cơ thể chống lại chính nó. Trong cơ thể mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch với chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật. Tuy nhiên, ở một số người, vì nhiều lý do khác nhau, hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng và mất khả năng phân biệt lạ – quen, quay ra tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh lý tự miễn dịch.
Có hơn 80 loại bệnh tự miễn. Nhóm bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống cơ quan trong cơ thể, gặp nhiều nhất là hệ thống mô liên kết (như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì), hệ thần kinh (như bệnh xơ cứng rải rác, viêm đa dây thần kinh, bệnh nhược cơ), hệ nội tiết (viêm tuyến giáp tự miễn, bệnh basedow, tiểu đường tuýp 1), hệ thống cơ khớp (viêm da cơ, viêm đa khớp dạng thấp), hệ tiêu hóa (viêm gan tự miễn, bệnh Crohn), các tế bào máu (tan máu tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu), ngoài da (bệnh Pemphigus, vảy nến) và hệ thống mạch máu (viêm động mạch thái dương, viêm mao mạch dị ứng…).
Bệnh tự miễn dịch tương đối phổ biến. Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ ước tính hiện có tới 23 triệu người Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi bệnh tự miễn, và khoảng 5-8% dân số nhiều nước trên thế giới bị ảnh hưởng bởi bệnh này và nó là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ.
Bệnh có thể là do di truyền. Các nhà khoa học cho rằng có nhiều yếu tố kết hợp dẫn đến việc phát sinh bệnh lý này như, giới tính, nội tiết, các kích thích từ môi trường và đặc biệt là yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số gen hoặc tổ hợp gen có liên quan mật thiết với sự phát sinh của nhiều loại bệnh tự miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống, tiểu đường tuýp 1, bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, viêm đa khớp dạng thấp… Bên cạnh đó, yếu tố giới tính và nội tiết cũng dường như đóng vai trò quan trọng vì hầu hết các bệnh tự miễn dịch đều xảy ra ở phụ nữ trẻ tuổi và việc bổ sung nội tiết tố nữ cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tự miễn như bệnh lupus do thuốc.
Do yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong cơ chế gây phát sinh các bệnh tự miễn dịch nên các bệnh này thường có tính chất gia đình, những người cùng huyết thống với bệnh nhân mắc bệnh tự miễn cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh này. Do đó, khi một người bị mắc bệnh tự miễn, nên hỏi xem các thành viên khác trong gia đình có các triệu chứng bệnh giống như mình không.
Các bệnh tự miễn khác với dị ứng. Các triệu chứng của bệnh tự miễn đôi khi bị nhầm lẫn do các phản ứng dị ứng. Và cũng có một số bằng chứng cho thấy khuynh hướng di truyền cho cả hai bệnh dị ứng và bệnh tự miễn dịch, thậm chí còn gợi ý rằng dị ứng có thể gây ra các bệnh tự miễn dịch.
Bệnh Celiac là một ví dụ điển hình: Một người bị dị ứng với lúa mì và một người bị bệnh Celiac, cả hai đều được xử lý tương tự; cụ thể là, cả hai sẽ loại bỏ gluten từ chế độ ăn uống. Nhưng cơ thể của người bị dị ứng với lúa mì sẽ không quay ra tấn công chính mình và họ không có nguy cơ gây thiệt hại cho đường ruột cũng như các rủi ro khác liên quan đến bệnh Celiac.
Có thể mất nhiều năm để chẩn đoán. Một số triệu chứng có thể gặp trong hầu hết các bệnh tự miễn dịch là sốt nhẹ và kéo dài, gầy sút cân, mệt mỏi, đau mình, chán ăn… Tuy nhiên, các biểu hiện khác của mỗi bệnh tự miễn tùy thuộc chủ yếu vào vị trí cơ quan bị tổn thương như viêm đa khớp dạng thấp có biểu hiện đặc trưng là sưng đau và biến dạng nhiều khớp, trong lupus ban đỏ hệ thống là ban cánh bướm ở mặt, đau khớp, rụng tóc, viêm cầu thận, trong xơ cứng bì là dày cứng da, đau khớp, co thắt mạch máu đầu chi, trong viêm tuyến giáp tự miễn là các biểu hiện suy giáp như mệt mỏi, sợ lạnh, chậm nhịp tim…
Video đang HOT
Do bệnh tự miễn ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, và các triệu chứng có thể đến và đi, nên đôi khi gây khó khăn cho các chuyên gia y tế nhận biết và điều trị.
Trúc Lam
Theo Thanhnien
Những sự thật thú vị về sức khỏe mà bạn cần biết
Một số sự thật về sức khỏe dưới đây có thể khiến bạn bị bất ngờ và kinh ngạc. Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật, bạn nên tham khảo một số thông tin thú vị dưới đây:
1. Trẻ sơ sinh tắm bằng bia
Ở một số nước châu Á có quan niệm trẻ em mới sinh được tắm trong bia sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi bệnh tật. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy bia có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi một số bệnh và có lợi cho làn da của trẻ. Bạn có thể tắm trẻ bằng cách cho trẻ vào hẳn trong chậu tắm đã có sẵn một ít bia hoặc dùng khăn mềm nhúng bia rồi laui rửa cơ thể của bé.
2. Miệng là nơi trú ngụ yêu thích của vi khuẩn
Bạn có tưởng tượng được rằng chiếc miệng xinh xắn của mình lại là nơi trú ẩn yêu thích của vi khuẩn? Có tới hơn 6 triệu vi khuẩn sống trong miệng. Các loại thức ăn, nước và nhiệt độ lý tưởng chính là những điều kiện giúp miệng trở thành ngôi nhà ấm áp dành cho vi khuẩn. Chúng có thể sinh sôi với số lượng hàng triệu chỉ trong vòng 5 giờ. Đây là lý do hết sức thuyết phục giải thích vì sao bạn cần đánh răng và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
3. Đập đầu cũng giúp tiêu hao calo
Mọi thứ chúng ta làm đều giúp đốt cháy năng lượng. thí dụ như hành vi đập đầu vào tường, bạn sẽ tiêu hao được khoảng 150 calo nếu đập đầu tiên tục vào tường trong vòng 1 tiếng. Tất nhiên là bạn chỉ đập đầu nhẹ nhàng, hạn chế tối đa va chạm.
4. Ruồi nôn lên thức ăn của chúng trước khi ăn
Bạn là tín đồ của các món ăn đường phố? Có lẽ sự thật sau đây khiến bạn phải nghĩ lại mỗi khi lê la ngoài hàng quán vỉa hè. Ruồi không thể ăn những thực phẩm cứng, đặc, vì vậy, chúng sẽ nôn lên thức ăn và nhâm nhi món ăn đó cho đến khi thức ăn biến thành một dạng dịch lỏng. Khi đó, chúng sẽ hút lấy lượng dịch thức ăn này. Liệu bạn có còn muốn chia sẻ thức ăn với chúng không nhỉ? Đừng quên rằng ruồi có thể ăn mọi thứ, kể cả những chất bẩn.
5. Râu cũng thu hút vi khuẩn
Bạn yêu thích để râu nhằm tạo ra vẻ nam tính và phong trần của người đàn ông? Tốt thôi, nhưng cũng đừng quên rằng vi khuẩn cũng rất thích bộ râu quanh hàm của bạn. Nếu bạn hay đổ mồ hôi, mùi của râu cũng sẽ khó ngửi tương tự như mùi ở "cánh". Nếu không giữ vệ sinh cho bộ râu, chúng sẽ trở thành "khu vườn" cung cấp chỗ trú ẩn và cả thức ăn cho vi khuẩn.
6. Ho và hắt hơi sẽ tống đẩy vi khuẩn văng rất xa
Thật ngạc nhiên là khi hắt hơi, bạn sẽ tạo ra luồng gió có tốc độ tới 166km/giờ và cuộc phiêu lưu của những cơn ho với vận tốc 100km/giờ. Với tốc độ như vậy, bạn có thể tưởng tượng được lượng vi khuẩn hiện diện trong hơi thở sẽ được đẩy đi xa tới đâu? Do đó, khi ho, hắt hơi, bạn cần dùng tay che chắn lại để hạn chế sự "bứt phá" của vi khuẩn.
7. Một người hít trung bình khoảng 16,8 kg bụi trong suốt cuộc đời
Một người được cho là sẽ hít khoảng 16,8kg bụi trong suốt cả cuộc đời. Phổi là cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể nổi lên trên mặt nước vì chúng chứa tới 300 triệu phế nang với cấu trúc tương tự như quả bong bóng có tên gọi là túi phổi.
8. Trung bình trong mỗi một nhịp tim, một người đàn ông có thể sản xuất được 1,500 con tinh trùng
Khả năng sinh sản của cánh mày râu có thể khiến bạn kinh ngạc với tốc độ sản xuất tinh trùng là 1,500 con trong mỗi một nhịp tim (trung bình là khoảng trên dưới 1 giây). Mặc dù phải mất gần 3 tháng để 1 con tinh trùng trưởng thành nhưng lượng "con giống" được phóng ra trong mỗi lần phái mạnh khai hỏa trung bình lên tới 280 đến 500 triệu con.
9. Lượng nước bọt trung bình do một người tiết ra trong suốt cuộc đời tương đương lượng nước ở hai hồ bơi cỡ lớn
Một người trung bình sản xuất ra lượng nước bọt đủ để chứa đầy hai hồ bơi cỡ lớn trong suốt cuộc đời. Đồng thời, lượng thức ăn trung bình mà mỗi người nạp vào cơ thể tương đương khoảng 22.395kg - tương đương với trọng lượng của 6 con voi.
10. Một người trung bình "yêu" khoảng 2,580 lần trong cuộc đời
Nếu tính bình quân, một người có thể yêu khoảng 2,580 lần trong suốt cuộc đời với 5 người bạn tình khác nhau. Con người và cá heo là hai loài duy nhất trên trái đất đạt được khoái cảm trong chuyện "yêu".
Theo Healthmeup.com
Giảm nguy cơ trụy tim Tin vui cho những ai chăm tập thể dục hoặc siêng chạy bộ lúc tuổi còn trẻ, vì điều này có thể giúp giảm nguy cơ bị trụy tim về sau, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Heart. Các nhà khoa học thuộc Đại học Umea (Thụy Điển) phân tích dữ liệu của 743.498 nam giới, được kiểm tra...