Những thông tin sai lầm, chưa có bằng chứng khoa học về Covid-19
Khi dịch Covid-19 đang lan rộng thì các thông tin liên quan đến bệnh cũng lan truyền rất nhiều trên mạng xã hội. Tuy nhiên, trong đó có nhiều thông tin sai lệch, ‘thêu dệt’, không có chứng cứ khoa học hoặc được hiểu chưa đúng.
WHO và chuyên gia y tế cho rằng tỏi có đặc tính kháng sinh nhưng chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có thể phòng chống Covid-19 – Ảnh: Bộ Y tế – WHO
Giáo sư – bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Úc (The Australian Academy of Health and Medical Sciences) và là giáo sư kiêm nhiệm về dịch tễ học và thống kê học thuộc Đại học Notre Dames (Mỹ), giải thích rõ để mọi người hiểu đúng những thông tin sai về Covid-19 vẫn đang được lan truyền.
1. Xịt chlorine hoặc alcohol trên da để diệt virus?
Đây là một biện pháp sai.
Giáo sư Tuấn khẳng định, các hóa chất này không diệt virus trong cơ thể chúng ta. Cholorine hoặc alcohol thường được dùng để diệt khuẩn trên bề mặt của các vật gia dụng.
“Áp dụng cholorine hoặc alcohol trên da có thể gây tác hại, đặc biệt là nếu các hóa chất này xâm nhập vào mắt hay miệng”, giáo sư Tuấn khuyến cáo.
2. Rửa mũi bằng nước muối diệt được SARS-CoV-2?
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Giáo sư Tuấn cho biết: “Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rửa mũi bằng nước muối có thể giảm các triệu chứng nhiễm virus ở đường hô hấp trên nhưng nó không giảm nguy cơ nhiễm”.
3. Thuốc kháng sinh diệt virus Corona?
Video đang HOT
Đây là quan điểm sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ diệt vi trùng (bacteria) chứ không diệt được virus.
4. Vắc xin cúm mùa có thể phòng Covid-19?
Giáo sư Tuấn xác định đây là suy nghĩ không đúng. “Vì SARS-CoV-2 là virus khác với virus gây cúm mùa. Cho đến nay, khoa học chưa có vắc xin cho SARS-Cov-2″, giáo sư Tuấn cho biết.
5. Tỏi có thể phòng bệnh Covid-19?
Vài nghiên cứu khoa học cho thấy tỏi có đặc tính kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy tỏi có thể phòng chống SARS-CoV-2.
6. Máy sấy tóc diệt virus SARS-CoV-2?
“Máy sấy tóc không thể diệt được virus gây dịch Covid-19. Biện pháp phòng chống bệnh Covid-19 tốt nhất là rửa tay”, giáo sư Tuấn khẳng định.
7. Đeo khẩu trang hoàn toàn có thể phòng Covid-19?
Đây là một cách hiểu chưa chính xác. Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ khuyến cáo đeo khẩu trang với nhân viên y tế và người bị bệnh, không khuyến cáo tất cả mọi người phải đeo khẩu trang.
Theo WHO, người cần đeo khẩu trang khi: có triệu chứng hô hấp – ho, khó thở; phải chăm sóc người có triệu chứng hô hấp – ho, khó thở; là nhân viên y tế chăm sóc, điều trị bệnh nhân có bệnh đường hô hấp.
Người bình thường nếu không có hoặc không tiếp xúc người có triệu chứng hô hấp (ho, khó thở) thì không nhất thiết phải luôn đeo khẩu trang.
Hiện nay, để phòng lây nhiễm virus Corona mới, khi đến những chỗ đông người thì nên đeo khẩu trang đúng cách.
Đeo khẩu trang không hoàn toàn phòng chống được việc nhiễm bệnh Covid-19 mà cần phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh khác, nhất là rửa tay đúng cách.
Theo thanhnien
Coi chừng "ngậm quả đắng" vì mua bút chống virus corona giá "chát" rao bán đầy mạng
Dù được quảng cáo là có tác dụng diệt khuẩn từ đầu đến chân nhưng theo các chuyên gia những chiếc bút chống virus này chưa có bằng chứng xác thực về khoa học, chất lượng, cũng như công dụng của sản phẩm.
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người lo sợ đến mức hoảng loạn và bám víu vào mọi thứ ược cho là có thể phòng bệnh, sát khuẩn, diệt virus.
Một trong những sản phẩm đang được các shop bán hàng Nhật tại Việt Nam rao bán rầm rộ với các quảng cáo trên mây là có tác dụng sát khuẩn không khí là bút chống virus, vi khuẩn.
Bút kháng khuẩn rao bán trên chợ mạng. Ảnh chụp màn hình.
Những chiếc bút kháng khuẩn này không chỉ bán tràn lan trên chợ mạng mà còn được bán công khai tại một số website thương mại điện tử.
Những chiếc bút "thần thánh" này có giá từ 350.000 - 500.000 đồng/chiếc.
Theo quảng cáo của người bán "chiếc bút kháng khuẩn này khi bạn đeo nó tự vô khuẩn từ đầu đến chân, nó là cái khiên bảo vệ trùm quanh người nên sẽ an toàn hơn cho cả người lớn và trẻ em trong giai đoạn dịch đỉnh điểm".
Tin vào lời quảng cáo này mà không ít người đã đặt mua cho cả gia đình sử dụng với mong muốn bảo vệ sức khỏe trong mùa virus corona.
Chiếc bút kháng khuẩn, chống virus được quảng cáo trên mạng. Ảnh: Facebook.
Chị Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết đã đặt mua 5 chiếc bút kháng khuẩn cho cả nhà với giá 400.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, phải tuần sau chị mới nhận được hàng.
Thực tế, những chiếc bút chống virus này không hề có tác dụng như lời quảng cáo. Trong báo cáo trên tạp chí "Môi trường truyền nhiễm" số 32 năm 2017, bác sĩ Nishimura, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu virus (Trung tâm y tế tỉnh Sendai, Nhật) cho biết: Qua thí nghiệm thực tế, không thấy được hiệu quả diệt khuẩn của nhiều sản phẩm trên thị trường. Cụ thể là số lượng virus không hề giảm trong khi sử dụng thẻ/bút".
Ngay cả trong phòng kín mà tác dụng diệt khuẩn đã rất đáng ngờ như vậy thì ở môi trường bên ngoài, công hiệu diệt khuẩn sẽ bằng không.
Bút chống virus bán công khai trên website. Ảnh chụp màn hình.
Trong Tạp chí Y học Nhật Bản (Japan Medical Journal) số 4959, Giáo sư Okubo, Đại học Tokyo HealthCare University và cũng là Viện trưởng một bệnh viện ở Nagoya, đã trả lời về tác dụng diệt khuẩn của các sản phẩm chống virus này như sau: "Không thể chứng minh hiệu quả khử trùng cũng như tính an toàn của sản phẩm khi sử dụng trên người".
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi mua các sản phẩm như thẻ hay bút chống virus. Bởi nó không có đủ bằng chứng xác thực về khoa học, chất lượng, an toàn cũng như công dụng và hầu hết là sản phẩm nhập lậu.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân, phòng chống Covid-19 bằng cách sử dụng các sản phẩm "cư dân mạng" quảng cáo và bán là rất mơ hồ. Người dân cần cảnh giác với các đối tượng lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để buôn bán, kinh doanh bất hợp pháp, trục lợi. Khi tiêu dùng sản phẩm, nhất là các sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch, liên quan đến an toàn về sức khỏe, cần phải thông thái, kẻo "tiền mất, tật mang".
Cách phòng chống dịch Covid-19 tốt nhất, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay, đó là áp dụng các biện pháp ngăn ngừa virus corona lây lan, xâm nhập vào cơ thể mà Bộ Y tế đã khuyến cáo; sử dụng các sản phẩm đã được cơ quan chức năng, chuyên môn kiểm chứng, chứng nhận và khuyến nghị nên dùng.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Theo kienthuc
Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm Có nhiều câu hỏi hay sự hiểu lầm về vắc xin cúm mùa làm mọi người ngần ngại trong việc đi chích ngừa cúm. Virus cúm là gì? Virus cúm mùa có 4 loại A, B, C, D, trong đó cúm A là quan trọng nhất vì có khả năng gây dịch lớn trong khi cúm B thường không gây dịch lớn. Cúm...