Những thông tin cần biết về tật dính lưỡi ở trẻ em
Phanh lưỡi bám thấp hay còn gọi là tật dính lưỡi là một tình trạng bất thường về phát triển của lưỡi, đặc trưng bởi phanh lưỡi dày và ngắn bất thường dẫn đến hạn chế cử động của lưỡi.
Những biểu hiện thường gặp
Theo TS.BS Nguyễn Hùng Hiệp (Bệnh viện Bạch Mai), dị tật này có thể được phân thành 2 loại: Dính lưỡi toàn phần: rất hiếm gặp và xảy ra khi lưỡi dính hoàn toàn vào sàn miệng và dính lưỡi bán phần: Dính một phần của lưỡi vào vùng sàn miệng.
Tỷ lệ mắc tật dính lưỡi thay đổi từ 0,2% đến 5% tùy thuộc vào đối tượng được thăm khám. Tỷ lệ trẻ gặp tại bệnh viện nhi có vấn đề về nuôi con bằng sữa mẹ là gần 3%, xu hướng hay gặp hơn ở trẻ em trai. Tỷ lệ mắc tăng cao trong các trẻ bị các rối loạn khác như hội chứng Smith-Lemli-Opitz, hội chứng Orofacial, hội chứng Beckwith Weidman, hội chứng Simpson-Golabi-Behmel và các trẻ em bị hở hàm ếch.
Hình ảnh dị tật dính lưỡi. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ cho biết, có 2 bước để có thể kiểm tra tình trạng của trẻ.
Thứ nhất, qua hỏi bệnh, cần phỏng vấn các bà mẹ về khả năng bú sữa mẹ của trẻ. Trẻ sơ sinh có tỏ ra chán nản, hay gặp khó khăn khi bú mẹ không? Mẹ có cảm thấy đau hoặc khó chịu khi cho con bú không? Do quá trình bú sữa gặp khó, trẻ thường bú rất lâu nên chậm lên cân và hay quấy khóc, và do hạn chế cử động của lưỡi nên trẻ sẽ gặp phải tình trạng nói ngọng, không rõ tiếng.
Thứ 2, thông qua khám bệnh, kiểm tra khoang miệng và đánh giá tật dính lưỡi nên được thực hiện sớm đối với trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ khám kiểm tra hình dáng và vận động của lưỡi. Bình thường, lưỡi có thể di động> 16mm. Khi trẻ bị bệnh, phần lưỡi bị bám dính thường nằm ở phía sau đầu lưỡi khoảng 1cm và bám dính đến gờ xương ổ răng cửa dưới, gần cơ cằm lưỡi vùng sàn miệng.
Theo đó, mức độ dính lưỡi có thể chia thành các mức độ như sau: Dính lưỡi mức độ I dính lưỡi nhẹ 12-16mm; Dính lưỡi mức độ II dính lưỡi vừa phải 8-11mm; Mức độ III dính lưỡi nặng = 3-7mm; Mức độ IV dính lưỡi hoàn toàn
Video đang HOT
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non/đi học: Trong trường hợp bị dính lưỡi, các âm như ‘t’, ‘d’, ‘l’, ‘th’ và ’s’ có thể trẻ sẽ phát âm không chính xác. Ở một số bệnh nhân chậm nói, sau khi khám để loại trừ các bệnh về thính giác và phát triển thần kinh có thể là nguyên nhân yếu tố căn nguyên, cha mẹ có thể cần can thiệp phẫu thuật chỉnh sửa phanh lưỡi với hy vọng trẻ có thể nói và phát âm bình thường.
Hậu quả nghiêm trọng
Cũng theo BS Hiệp, trẻ bị tật dính lưỡi, tùy mức độ dính, có thể có các biểu hiện trên lâm sàng và gây nhiều hậu quả như: Lưỡi có thể to hoặc có hình dạng khác thường (chẻ lưỡi); Trẻ sơ sinh bị tật dính lưỡi có thể gặp khó khăn khi ngậm núm vú.
Sâu răng có thể xảy ra do các mảnh vụn thức ăn không được loại bỏ do lưỡi bị hạn chế vận động, khó làm sạch thức ăn bám vào răng;
Ngáy và đái dầm khi ngủ là tình trạng phổ biến ở trẻ bị dính lưỡi; Trẻ nhai và nuốt thức ăn khó có thể làm tăng tình trạng đầy hơi và đau dạ dày.
Do lực đẩy được tạo ra khi trẻ bị dính lưỡi, lâu dài sẽ làm thưa các răng cửa hàm dưới, tiến triển dần thành bệnh viêm quanh răng, lung lay răng.
Trẻ khó có thể tham gia vào các hoạt động hay trò chơi liên quan đến chuyển động và cử chỉ của lưỡi.
Bên cạnh đó, trẻ có thể mất tự tin. Đã có nhiều ghi nhận trên thực tế rằng nhiều trẻ lớn hoặc người trưởng thành về sau này sẽ tự ti, xấu hổ hoặc bực bội về tật dính lưỡi của mình do suốt một quá trình bị bạn bè trêu chọc.
BS Hiệp cho biết thêm, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị với trẻ bị tật dính lưỡi như: theo dõi trẻ, trị liệu ngôn ngữ, phẫu thuật cắt bỏ phanh lưỡi dưới gây tê tại chỗ, cắt bỏ phanh lưỡi dưới gây mê toàn thân và tạo hình chữ Z… có thể được áp dụng trên lâm sàng tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Nhiều chuyên gia đã đề xuất, do tính chất can thiệp phẫu thuật ít xâm lấn (tiểu phẫu thuật) và bệnh có thể tiềm ẩn nhiều những khó khăn về phát âm, ngôn ngữ cũng như các vấn đề xã hội và cơ học sau này, có thể cân nhắc phẫu thuật cho trẻ em bị tật dính lưỡi đáng kể ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi dù chưa có triệu chứng rõ ràng.
Đàn ông yếu sinh lý nên tránh ăn uống thực phẩm gì?
Danh sách thực phẩm cần tránh cho quý ông yếu sinh lý bao gồm đồ chiên rán, bia rượu, một số loại rau nhiều người yêu thích.
Chồng tôi gần 45 tuổi nhưng khoảng 3 năm nay, sau biến cố tài chính, "chuyện ấy" của chúng tôi có vẻ yếu hơn. Chồng tôi đã uống các loại rượu ngâm nhưng không vẫn không ổn. Mới đây đi khám, bác sĩ nói anh rối loạn cương dương, nên cẩn thận trong ăn uống, sinh hoạt. Tôi muốn hỏi người yếu sinh lý không nên ăn gì? (Minh Thùy, Hải Phòng).
Bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy, Khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), tư vấn:
Yếu sinh lý là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với nam giới. Để điều trị hiệu quả tình trạng này cần kết hợp nhiều phương pháp, trong đó chế độ dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng.
Thay vì các bữa ăn lấp đầy dạ dày thì nên sử dụng thực phẩm có tuyển chọn, giúp tối ưu hóa khả năng sinh lý. Điều này không chỉ hỗ trợ giải quyết các trục trặc sinh lý ở nam giới mà còn giúp tăng cường sinh lực tổng thể, phòng ngừa béo phì, tim mạch, huyết áp cao...
Chế độ dinh dưỡng cho người yếu sinh lý cần theo các nguyên tắc sau:
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và canxi
- Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Nên cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể: 1g/1kg cân nặng mỗi ngày
- Uống 2-3 lít nước mỗi ngày
Thực phẩm cần tránh với quý ông yếu sinh lý
Chữa yếu sinh lý phụ thuộc thời điểm mắc bệnh, sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Thực phẩm cần tránh gồm:
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất béo không hòa tan gây thừa cân, béo phì và nhiều bệnh lý nguy hiểm do xơ vữa động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương. Ngoài ra, nồng độ testosterone trong máu cũng sụt giảm.
- Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt. Ăn quá ngọt sẽ gây rối loạn chức năng của một số cơ quan. Ăn nhiều muối (vượt 5g/ngày) sẽ gây rối loạn hệ thần kinh giao cảm, máu tuần hoàn kém, khả năng cương dương cũng bị ảnh hưởng. Để phòng ngừa suy giảm sinh lý ở đàn ông cần hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp, các loại dưa muối....
- Các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá mang lại cảm giác hưng phấn, tuy nhiên, khi "nhập cuộc" lại giảm khả năng cương, giảm lượng máu đến dương vật, không mang lại khoái cảm. Việc lạm dụng rượu bia lâu dài sẽ gây rối loạn nội tiết, rối loạn sinh lý, suy giảm chất lượng tinh trùng, nam giới có nguy cơ đối diện với tình trạng vô sinh.
Thuốc lá là nguyên nhân gây rối loạn cương dương, cản trở việc sản xuất Nitric Oxide - yếu tố giúp máu được tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan sinh dục.
- Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế như kẹo, bánh ngọt... có thể làm rối loạn testosterone, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sinh lý, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, chất lượng và số lượng tinh trùng cũng bị suy giảm.
- Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo hòa và cholesterol cao, vì vậy khi ăn nhiều sẽ gây ra tăng cân, tăng mỡ máu, xơ vữa, máu lưu thông kém, khả năng rối loạn cương dương cao.
- Các thức ăn cay nóng, một số loại rau như rau răm, bạc hà... là những thực phẩm khi ăn vào sẽ giảm tinh khí, giảm ham muốn và khả năng cương dương.
Chế độ ăn uống chỉ giải quyết cho những trường hợp liên quan đến dinh dưỡng, còn những nguyên nhân như: bệnh lý, tinh thần thường xuyên căng thẳng, có chế độ sinh hoạt không điều độ, hay tác dụng của thuốc... cần có hướng khắc phục khác.
Nhiều nam giới bị rối loạn tình dục sau khi dùng cỏ Mỹ Anh N.M.T (27 tuổi, ngụ TP.HCM) đến Trung tâm sức khỏe Nam Giới Men's Health để thăm khám và điều trị tình trạng rối loạn tình dục sau khi dùng cỏ Mỹ. Qua thăm khám và khai thác bệnh sử, anh T. cho biết anh và bạn gái có thời gian sử dụng cỏ Mỹ, sau đó cả hai cùng từ bỏ. Tuy...