Những thông điệp sâu sắc đáng nhớ từ siêu phẩm kinh dị ‘Địa đạo cá sấu tử thần’
Cùng điểm lại những thông điệp đáng nhớ mà bộ phim muốn gửi gắm khán giả trong 90 phút hồi hộp và đầy căng thẳng.
Mặc dù đã ra rạp hơn 2 tuần nhưng Địa đạo cá sấu tử thần vẫn đang ‘làm mưa làm gió’ khắp các rạp chiếu, làm sống dậy thể loại phim cá sấu ‘im hơi lặng tiếng’ nhiều năm nay. Bên cạnh những cảnh truy đuổi gay cấn và kinh dị thót tim đặc trưng, đạo diễn Alexandre Aja còn đề cao yếu tố nhân văn trong cuộc chiến sinh tồn giữa con người và thiên nhiên. Đây chính là điểm ấn tượng mấu chốt, khiến Địa đạo cá sấu tử thần thành công và khác biệt so với các tác phẩm cùng đề tài.
Gia đình không bỏ lại nhau
Ở trung tâm của cuộc chiến sinh tồn chính là tình phụ tử giữa Haley và cha. Mở đầu phim, mối quan hệ của hai cha con được mô tả là không mấy hòa thuận. Haley không liên lạc thường xuyên với cha. Tuy nhiên, ngay khi biết tin cha đang ở trong tâm bão, cô không ngần ngại lao tới tìm ông ngay lập tức.
Cũng chính vì muốn cứu cha, Haley đã đặt mình vào tình thế tay không đối đầu với đàn cá sấu khát máu. Xuyên suốt bộ phim, cha Haley liên tục yêu cầu con gái mình tìm đường thoát thân nhưng Haley luôn từ chối, nhất quyết không bỏ lại người cha bị thương. Mỗi lần đương đầu với cái chết cận kề, cha Haley luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao với cô, ông nhắc nhở rằng cô có đủ sức mạnh để chiến thắng loài bò sát dữ tợn. Chính nhờ sự phối hợp ăn ý giữa kinh nghiệm, sự quyết đoán của người cha, thể lực vượt trội của Haley, hai cha con mới có cơ may thoát khỏi hàm răng sắc nhọn của lũ cá sấu.
Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
Ngay khi vừa bước chân xuống căn hầm, Haley đã nhìn thấy cha mình trong tình trạng bầm dập, một bên cẳng chân trơ đầu xương trắng. Không những thế, để đến được chỗ người cha, cô liên tục phải đối đấu với đàn thú ăn thịt. Chúng táp vai, giằng đùi, làm gãy gập và dập nát cánh tay khiến khán giả không khỏi xót xa tới sởn gai ốc. Nhưng chừng ấy thương tích cũng không thể cản bước Haley trong hành trình cứu cha và tìm lối thoát. Hai từ ‘bỏ cuộc’ dường như không nằm trong từ điển của hai cha con Haley. Và phần thưởng dành cho những người dám đấu tranh đến tận hơi thở cuối cùng chính là sự sống.
Sức mạnh đến từ niềm tin
Khi đối mặt với những thế lực thiên nhiên, con người dường như trở nên quá nhỏ bé và nhân vật Haley cũng vậy. Cuộc chiến giữa con cá sấu nặng tới hàng trăm kg và một cô gái tay không yếu đuối tưởng như không chút cân sức. Thế nhưng, khi đã rơi vào tình thế giành giật sự sống, Haley đã bứt phá bản thân để bơi nhanh hơn cả loài hung thần dưới nước. Sức mạnh của cô đến từ những lời thuyết phục của cha, rằng cô đủ sức vượt mặt lũ cá sấu. Chính niềm tin đó đã tiếp thêm động lực để Haley chiến thắng trong cuộc đấu với thiên nhiên.
Dám đối mặt với nỗi sợ hãi
Cao trào của bộ phim là cảnh Haley bị cá sấu dồn bắt trong nhà tắm. Không gian ngục tù dưới hầm tối đã hẹp, nhưng căn phòng tắm còn hẹp hơn và cô gái dường như đã không còn đường lui. Thay vì trốn chạy, Haley đã chọn cách đối mặt với nỗi sợ hãi và chiến đấu trực diện với con quái vật. Cô giành thế chủ động, quyết định lật ngược tình thế trong gang tấc và bẫy nó một cú ngoạn mục.
Địa đạo cá sấu tử thần là tác phẩm kinh dị giật gân sở hữu số điểm ấn tượng, lên tới 82% trên chuyên trang đánh giá phim Rotten Tomatoes. Số điểm cao ngất này được bảo chứng bởi 173 bài viết phê bình đến từ các cây viết chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Bộ phim cũng chiếm trọn niềm yêu thích của khán giả bằng không khí căng thẳng và những màn hành động chân thật đến khó tin. Nhờ vậy, bộ phim xứng đáng với danh hiệu – siêu phẩm kinh dị đáng xem nhất trong tháng 8.
Phim lấy bối cảnh từ cuộc đổ bộ của cơn bão số 5 vào bờ biển Florida, Mỹ. Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Mỹ, với chiều cao mỗi đợt sóng gần 30m và sức gió lên tới 250 km/h. Nữ vận động viên bơi lội Haley đã bất chấp mọi lời khuyên can để lao vào giữa cơn bão cứu người cha bất tỉnh trong căn nhà đang bị làn nước nhấn chìm. Kẻ thù mà Haley phải đối mặt không chỉ có trận bão kinh hoàng mà còn là một bầy cá sấu hung tợn và khát máu.
Địa đạo cá sấu tử thần khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ 16/08/2019.
Trailer Địa đạo cá sấu tử thần
Theo tiin.vn
'Crawl' - trận chiến sinh tồn giữa dòng nước với đám cá sấu khát máu
Dòng phim cá sấu ăn người tưởng chừng đã trở nên cũ kỹ nay có màn trở lại đầy bất ngờ nhờ "Crawl" của đạo diễn Alexandre Aja.
Trailer bộ phim 'Địa đạo cá sấu tử thần' Tác phẩm kinh dị mang đề tài cá sấu của đạo diễn Alexandre Aja.
Thể loại: Kinh dị
Đạo diễn: Alexandre Aja
Diễn viên chính: Kaya Scodelario, Barry Pepper
Zing.vn đánh giá: 7/10
Crawl là tác phẩm kinh dị cá sấu gây nhiều chú ý tại Mỹ trong mùa hè năm nay
Bộ phim Crawl bắt đầu khi nhân vật Haley (Kaya Scodelario) đang trên đường về nhà cũ để tìm kiếm người cha Dave (Barry Pepper) bị mất tích trong cơn bão lớn.
Cô gái sớm tìm thấy ông dưới hầm căn nhà, nhưng Dave đã bị trọng thương và thủ phạm gây ra chính là hai con cá sấu khổng lồ.
Lúc này, cơn bão khiến mực nước dâng cao, có khả năng lấp đầy toàn bộ tầng hầm.
Hai cha con Haley và Dave buộc phải tìm mọi cách để vừa chống chọi trước thiên nhiên dữ dội, vừa thoát khỏi bọn cá sấu khát máu đang lẩn khuất đâu đây.
Tình cảnh không lối thoát
Điểm hấp dẫn trước tiên của Crawl là cách đặt nhân vật chính vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan gần như không có lối thoát.
Một bên là những con cá sấu ăn thịt chực chờ với hàm răng khổng lồ, phía còn lại là cơn bão đang hoành hành dữ dội bên ngoài. Sự hiểm nguy từ hai phía giúp tạo nên bầu không khí kịch tính ngay từ sớm cho câu chuyện.
Nửa đầu Crawl diễn ra trong bối cảnh căn hầm chật hẹp, giúp nhiều cảnh jump-scare phát huy hiệu quả. Khán giả giật mình thót tim với những cú đớp bất thình lình của bọn cá sẩu ẩn nấp trong góc tối.
Tạo hình ghê rợn của bọn cá sấu và sự tương tác của chúng với các nhân vật khiến khán giả nhiều phen thót tim.
Chúng khi ở trên cạn khá chậm chạp, nhưng lại tỏ ra cực kỳ nhanh nhẹn lúc dưới nước. Tuy đây là thành quả của kỹ xảo điện ảnh, nhưng đám sinh vật khát máu tỏ ra rất sống động trên màn ảnh và tương tác tốt với các nhân vật.
Crawl sở hữu nhiều góc máy đa dạng, từ góc nhìn của các nhân vật, góc nhìn của bọn cá sấu hay qua những tấm gương phản chiếu. Tất cả giúp tăng sự đáng sợ của những cỗ máy ăn người đầy hung hãn.
Điều khiến yếu tố kinh dị của Crawl được đẩy lên cao nằm ở các cảnh máu ghê rợn, được dàn trải xuyên suốt. Đơn cử như hình ảnh xương ống quyển bị nứt làm đôi hay cảnh cá sấu bẻ gãy tay nhân vật rất thật. Người xem thậm chí có thể thấy rõ mảnh vỡ của các đốt xương văng ra khỏi tay nạn nhân.
Đặt nặng yếu tố sinh tồn
Trên thực tế, Crawl không quá tập trung khai thác những con cá sấu khát máu. Ngược lại, đạo diễn Alexandre Aja cố gắng biến bộ phim của mình thành tác phẩm mang yếu tố sinh tồn nhiều hơn là kinh dị.
Đây là bước đi khôn ngoan và có phần giống với phim cá mập The Shallows (2016). Ngoài ra, những chi tiết về tình phụ tử giữa Haley với cha mình cũng giúp tạo nên những giây phút lắng đọng đan xen với các trường đoạn rượt đuổi thót tim.
Ý chí sinh tồn và tình phụ tử của hai nhân vật chính là điểm sáng lớn cho bộ phim.
Ý chính sinh tồn mãnh liệt của Haley và Dave được thể hiện qua cuộc đấu trí của hai người với bọn thú ăn thịt, cũng như sự can đảm của nhân vật Haley. Nữ diễn viên Kaya Scodelario đã thể hiện thành công hình ảnh người phụ nữ mỏng manh, yếu đuối, nhưng rồi trở nên mạnh mẽ và không hề chùn bước trước nghịch cảnh đầy bế tắc.
Ở trường đoạn cuối cùng khi con đê chứa nước bị vỡ, khán giả càng cảm nhận rõ khả năng diễn xuất của minh tinh The Maze Runner.
Điểm yếu duy nhất của bộ phim nằm ở những tình tiết quá may mắn của hai nhân vật chính và khiến tính thực tế vô tình bị suy giảm. Khi đôi nhân vật thoát khỏi căn hầm, chỉ riêng việc Haley cùng cha có thể đối đầu với cả bầy cá sấu hung hãn xem ra đã là nhiệm vụ bất khả thi.
Nhìn chung, Crawl vẫn là bất ngờ lớn của dòng phim kinh dị năm nay. Đề tài cá sấu tưởng như cũ kỹ nhưng đã đem lại cho khán giả một trải nghiệm xứng đáng, nhất là với những ai yêu thích dòng phim đổ máu , giật gân.
Phim đang được trình chiếu trên toàn quốc dưới tựa Địa đạo cá sấu tử thần.
Theo zing.vn
'Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần' - Những điều có thể bạn chưa biết Với kinh phí đầu tư chỉ 13,5 triệu đô, Crawl: Địa đạo cá sấu tử thần đã thu về con số gấp 5 lần, hơn 70 triệu đô toàn cầu. Tại Việt Nam, phimcũng đại thắng phòng vé với doanh thu vượt mốc 1 triệu đô chỉ sau 6 ngày khởi chiếu và tính đến hết tuần vừa qua, siêu phẩm đã "bỏ...