Những thói xấu của người Việt trên đường Hà Nội
Theo thông tin từ Ủy ban ATGT Quốc gia, chỉ trong 4 ngày nghỉ lễ (30/4-3/5) cả nước đã có 224 vụ TNGT làm chết 117 người và 151 người khác bị thương.
Quả thực, những con số thống kê về TNGT giống như một dịch bệnh, một cuộc chiến tranh, nó làm cho con người quen dần với khái niệm chết, quen dần với nỗi đau khổ và xã hội quen dần với những gánh nặng về hao tổn tinh thần và vật chất. Hãy thử tìm kĩ xem nguyên nhân ở đâu, đây là công việc của nhà quản lý để họ đưa ra các giải pháp cải thiện, ấy vậy dường như chúng ta đang đổ lỗi rất nhiều cho hai từ “ý thức” của người dân, và mặc định đó là nguyên nhân chính mà quên mất, giao thông là tổng thể những yếu tố &’cơ sở hạ tầng giao thông’, &’người tham gia giao thông’, &’phương tiện giao thông’ và &’hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh’
Cũng là điểm dừng đèn tín hiệu, nếu tín hiệu vàng để mọi người đi chậm và quan sát thì ngược lại họ phóng thật nhanh để tránh đèn đỏ. Vượt nhanh đèn vàng, ăn bớt đèn đỏ, 2 trường hợp này đụng phải nhau ở ngã tư thì nhiều người nói tếu rằng đó là những ý tưởng lớn gặp nhau.
Đi sai làn đường, nếu như ở các tỉnh, thành phố, Đà Nẵng, Sài Gòn, Ban Mê Thuật, mọi người rất tuân chỉ vạch làn đường, thì ngược ở Hà Nội thì khác, cứ có khoảng trống là xe lao lên, hầu hết chả ai để ý đến làn đường của mình, thậm chí ở những điểm ngã tư có biển &’đèn đỏ các phương tiện được rẽ phải’ thì những xe rẽ trái, hay đi thẳng cũng đã đứng chắn mất đường rồi, hệ lụy là người rẽ phải phải dừng lại chờ hoặc còi inh ỏi.
Video đang HOT
Không có tính chờ đợi, khi một phương tiện nào đó quay xe giữa đường, thì hầu hết các phương tiện phía sau một là lượn qua đầu xe đang quay, hai là lượn sang bên phải đằng sau xe đang quay đầu, thay vì đi chậm lại họ lại lấn làn đường của những phương tiện đi bên cạnh họ.
Đi xe trên vỉa hè, Những giờ cao điểm các đoạn đường như Tôn Đức Thắng cắt Nguyền Thái Học hay Văn Miếu cắt Tôn Đức Thắng, các phương tiện xếp thành hàng dài, các phương tiện đi sau thường trèo lên vỉa hè và rồi khi đèn xanh lại trèo xuống cắt mặt những phương tiện dưới lòng đường.
Hà Nội là điểm đến của rất nhiều kiểu người khác nhau, họ đâu quan tâm nhiều đến văn minh, đến nề nếp họ chỉ nghĩ tới mưu sinh qua ngày. Bởi chúng ta đã trải qua thời gian đằng đẵng với những suy nghĩ vụn vặt, cũng bởi nền giáo dục còn mạng nặng hình thức, không định hướng cá nhân đến những giá trị mới của xã hội, vì vậy chúng ta nên buồn.
Những thói xấu ấy không thể loại bỏ được nếu chỉ dựa vào việc xử phạt hành chính hay cách tuyên truyền giáo dục, nó cần một tổng thể những biện pháp. Nhưng tác giả chắc chắn một điều, giáo dục là phương pháp tốt và định hướng giá trị xã hội cho cá nhân là phương pháp cần thiết.
Theo VNN
Cần sớm tìm ra nguyên nhân tai nạn trên cao tốc Trung Lương
"Các cơ quan của Bộ GTVT cần nhanh chóng phối hợp với công an sớm điều tra nguyên nhân vụ TNGT thảm khốc tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương, xác định rõ trách nhiệm của các bên có liên quan để xử lý đúng theo quy định của pháp luật", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ đạo.
Ngay sau khi nhận được thông tin vụ TNGT thảm khốc tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT đã trực tiếp đến thăm hỏi và chia buồn với những gia đình có thân nhân bị nạn.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân cho biết, đến thời điểm này có 7 nạn nhân đã tử vong, trong đó có 2 người quốc tịch nước ngoài.
7 nạn nhân bị thương đang tiếp tục được điều trị tại bệnh Chợ Rẫy.
Đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ GTVT thăm hỏi các nạn nhân bị nạn trong vụ TNGT tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Có mặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã đến thăm từng nạn nhân, hỏi thăm tình hình sức khỏe và động viên các nạn nhân cố gắng vượt qua nỗi đau này để sớm bình phục.
Đặc biệt, ông Thể gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình có người thân tử nạn.
Thứ trưởng Thế đánh giá đây là vụ TNGT rất nghiêm trọng, có số người chết và bị thương lớn, do vậy, các cơ quan của Bộ GTVT cần nhanh chóng phối hợp với công an sớm điều tra nguyên nhân vụ tai nạn, xác định trách nhiệm của các bên có liên quan để xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
"Việc sớm tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn sẽ một phần nào an ủi những người đã mất, động viên những người đang bị thương và rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức quản lý giao thông, đặc biệt là trên đường cao tốc", ông Thể cho biết.
Hiện tại vẫn còn 7 người bị thương nằm tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Cũng trong sáng 17/4, đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ GTVT đã trực tiếp đến thăm hỏi và chia buồn với những gia đình có người bị nạn tại Mỹ Tho, Tiền Giang.
Bộ GTVT đã hỗ trợ với các gia đình có người thiệt mạng mỗi người 5triệu đồng và mỗi người bị thương 3 triệu đồng. Ủy ban ATGT Quốc gia cũng hỗ trợ 2 triệu đồng/người chết và 1 triệu đồng/người bị thương, Tổng Cục đường bộ Việt Nam hỗ trợ: 5 triệu đồng/người chết và 2 triệu/người bị thương.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Liệt kê 16 tỉnh bị Phó Thủ tướng phê bình để TNGT tăng Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản phê bình 16 Ban ATGT các tỉnh, thành phố để tăng số người chết do TNGT trong Quý 1 năm 2014. Cụ thể là các tỉnh: Bình Định, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Nam, Hà Giang, Nam Định, Đồng Nai, Trà Vinh, Kiên...