Những thói quen xấu khi “tức giận”
Khi giận lên, teens rất dễ mất kiểm soát bản thân mình. Một số teen có những hành động hoàn toàn trái ngược với những bản tính thường ngày. Giận lên, teen có thể làm rất nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó. Lên đỉnh điểm của giận dữ, teen dễ dàng đưa ra một số quyết định không mấy sáng suốt, hoặc nói ra những điều không nên…chỉ để thỏa mãn cơn giận.
Nói ra những “bí mật” không nên nói
Tức giận là một cảm xúc tự nhiên của con người. Trong cuộc sống không thể tránh được những điều khiến teens bực mình, khó chịu hay giận giữ. Thế nhưng lại rất ít teen biết kiềm chế cơn giận của mình.
Khi giận lên, thứ teen khó kiểm soát nhất là lời nói. Và để thỏa mãn cho tính hiếu thắng nhất thời, teen có thể buột miệng nói ra những “bí mật” đáng ra không nên nói, nhầm để hạ gục đối phương, khiến đối phương xấu hổ vì bị nói trúng “tim đen”. Và có chuyện gì “ấm ức”, hậm hực, hay điều gì mà lúc bình thường teens cứ “chôn kĩ” ở trong lòng, thì khi bao nhiêu dồn nén của hờn dỗi, bao sự chịu đựng , teens cũng “cho ra hết”.
Phát ngôn ra những từ ngữ, những câu “không thể chấp nhận”
Tục ngữ có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Một số teen, khi cơn giận đã lên đến đỉnh điểm, ngôn ngữ thường ngày không còn, thế là bắt đầu…văng tục, chửi bậy.
Video đang HOT
Những lúc bình thường, không ai có thể nghĩ teen có thể phát ra những lời “chanh chua, miệt thị”. Thậm chí ngay cả bản thân của teen, cũng không thể nghĩ mình có đủ “khả năng”, nói lên những lời “cay độc” đến thế khi tức giận..
Nhất là trong những câu chuyện tình yêu của tuổi ô mai, khi quá nóng giận, không chỉ teengirl, mà một số teenboy có thể “văng” ra những lời khiếm nhã, thậm chí tổn thương đến danh dự của đối phương mà không hề cố ý. Lúc bấy giờ, teens chỉ nghĩ mình nói ra cho “đã miệng”, nói ra cho “bớt hờn” và tất cả những câu nói ấy chỉ để bao vệ cái tôi của bản thân. Đến khi teen thật sự bình tĩnh lại thì đôi lúc có phần…hơi muộn.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Chọi đồ, đập phá cho “bõ tức”
Không phải lúc nào tức giận, teen cũng có người để cãi, la hét, hay nói cho “văng cục tức ra”. Sự giận dữ nếu giữ trong người lâu cũng có lúc “tức nước vỡ bờ” ra ngoài. Thế là “bức bối quá”, một số teen không biết trút giận vào đâu đành “đập phá” cho…bõ tức.
Thói quen này xuất hiện ở teenboy nhiều hơn teengirl, nhất là những khi cảm thấy “quá bế tắc”. Teen thường chỉ biết trút giận bằng cách “đập phá” những gì liên quan xung quanh, có lẽ tiếng động của việc đổ vỡ…khiến teen thấy thỏa mãn cơn giận hay chăng?
Riêng đối với một số teengirl cũng chẳng kém phần chịu đựng. Những khi cãi nhau với bạn trai, các “girl” có thói quen chọi đồ. Chọi cho vỡ, chọi cho bể và thậm chí đôi khi…chọi thẳng vào mặt bạn trai mình.
Đưa ra những quyết định không mấy sáng suốt
Tức giận là một cảm xúc rất mạnh. Khi cơn tức giận lên, ít ai còn đủ sự thông minh, sáng suốt nhất là sự điềm tĩnh để giải quyết sự việc. Nhất là các teengirl, dù bình thường các nàng luôn là người đưa ra những quyết định chính chắn và từ tốn nhất, nhưng khi cơn giận lên rồi, teengirl có thể chẳng màn gì nữa. Lúc giận, các nàng có thể “chấm dứt ngay” các mối quan hệ, hay đưa ra những quyết định mang tính “nhất thời” và không suy nghĩ.
Giận lên, đa số các teen chỉ nghĩ cách sao cho “hả giận”, mà không hề nghĩ đến hậu quả, hay những việc làm mang tính lâu dài. Một quyết định dù đã đắn đo suy nghĩ trong cả một thời gian dài, nhưng khi giận lên, teengirl cũng có thể thay đổi ngay được.
Nếu không biết cách kiềm chế cơn tức giận, và liên tiếp đưa ra những quyết định không mấy sáng suốt, teen sẽ phải chịu ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ trong cuộc sống.
Tự hành bản thân và gây hại cho người khác
Không phải lúc nào tức giận, các teens cũng tìm vật gì đó để “trút giận” hay ai đó để “xả cơn giận”. Có những lúc teens vừa thấy tức giận, vừa thấy tâm trạng rơi vào trạng thái bế tắc và không biết phải làm sao. Sự tức giận không được giải tỏa sẽ khiến cho chúng ta căng thẳng, bức rứt trong người. Thậm chí, nếu nặng thì có thể sẽ dẫn đến tâm bệnh. Tức giận không đuợc kiềm chế sẽ dẫn đến cãi vã, đánh nhau, hành hung và ngay cả tự làm tổn hại bản thân..
Nhất là do những lỗi lầm của cá nhân gây ra một hậu quả xấu, khiến teens thất vọng và tức giận với chính bản thân mình. Những khi đó, nếu không có người ở bên cùng chia sẻ, teens có thể có những hành động làm đau bản thân. Đó cũng là một phần của những nguyên nhân gây nên trò chơi vô cùng dại dột: “lấy lưỡi lam khứa trên cơ thể của teens”.
Với bất kì lí do gì, thì đây cũng là những biểu hiện xấu nhất của việc tức giận. Và khi bình tĩnh lại, teen sẽ thấy rằng xử lí cơn tức giận như vậy không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân, còn ảnh hưởng đến gia đình và những người thân xung quanh teens nữa.
Kết
Tức giận là một trạng thái nhất thời. Khi cơn giận qua đi, bình tĩnh lại, teens sẽ nhận thấy những hành động của mình vô cùng thiếu chín chắn. Hãy xử lí mọi việc và hành động khi thật bình tĩnh, để tránh xảy ra những việc làm đáng tiếc, teens nhé.