Những thói quen tưởng đúng nhưng lại rất sai lầm nhiều người mắc phải
Những hành động dưới đây chắc chắn là thói quen, là phản xạ của đa số mọi người trong cuộc sống. Trước nay chúng ta vẫn tưởng rằng đó là hành động đúng, thế nhưng không, nó hoàn toàn sai lầm và có thể gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Loại chai nhựa này có thể dần phân hủy thành các hạt vi nhựa, dễ dàng lọt vào cơ thể bạn – Ảnh: Internet
Đánh răng ngay sau khi ăn xong
Đây là thói quen xấu của rất nhiều người, đặc biệt những người “sợ bẩn”. Thế nhưng đây là một việc làm không hề đúng nhé các bạn, dù nó là một việc làm khá phổ biến. Nó không đúng bởi lý do rất đơn giản đó là sau khi ăn xong, lớp men răng đã yếu đi một chút rồi, lúc này nếu ngay lập tức đi đánh răng sẽ khiến lớp men răng đó bị mòn đi, khiến răng bạn bị yếu.
Theo các chuyên gia thì vào buổi sáng, bạn nên đánh răng trước khi ăn sáng. Trong trường hợp bạn muốn ăn trước, hãy đợi ít nhất 40 phút sau hẵng đánh răng.
Vỗ tay vào lưng người đang bị nghẹn
Đây giống như một phản xạ tự nhiên của mỗi chúng ta khi nhìn thấy ai đó bị nghẹn. Tuy nhiên đây là hành động rất nguy hiểm đấy, bạn không thể tùy tiện vỗ một cách như vậy được đâu. Nếu người bị nghẹn đang trong tư thế thẳng lưng mà bạn vẫn vỗ có thể khiến vật nghẹn chui vào sâu hơn, khó lấy vật nghẹn ra và gây nguy hiểm hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Vì vậy, nếu thấy ai đó bị nghẹn thay vì dùng tay vỗ vào lưng, hãy để nạn nhân cúi người về phía trước, cố gắng ho để khạc vật nghẹn ra. Còn nếu buộc phải vỗ lưng hãy đảm bảo rằng nạn nhân đang cúi người về phía trước chứ không đang trong tư thế thẳng.
Sử dụng tai nghe để nghe nhạc lớn
Nhiều người sử dụng tai nghe để nghe nhạc lớn vì sợ ảnh hưởng đến người khác. Điều này có thể gây tổn thương thính giác, thậm chí mất thính lực. Do đó, hãy chọn mức âm lượng phù hợp để bảo vệ thính giác và đầu tư tai nghe chất lượng tốt giúp cách ly tiếng ồn xung quanh.
Uống cà phê ngay khi thức dậy
Một tách cà phê buổi sáng giúp bổ sung năng lượng thiết yếu cho những người dậy sớm. Khi vừa thức dậy, cơ thể con người sản xuất nhiều hormone căng thẳng cortisol, kết hợp với caffeine trong cà phê càng làm tăng căng thẳng. Bạn không nên vội vàng uống cà phê lúc này vì nó dễ khiến bạn bị căng thẳng cả ngày. Nếu bạn vẫn muốn một cốc cà phê vào buổi sáng, hãy uống khoảng 3 giờ sau khi thức dậy.
Chườm đá lên vết bầm
Chắc chắn bạn cũng thường xuyên dùng đá lạnh để làm giảm tình trạng xuất huyết bên trong vết thương gây ra bầm tím. Nhưng hãy nhớ rằng, đá không phải thứ có thể chườm tùy tiện được.
Nếu để đá tiếp xúc trực tiếp đến vết thương, nhiệt độ lạnh sẽ ngăn lưu thông máu, làm giảm khả năng phục hồi. Hơn nữa, bạn cũng rất dễ bị bỏng lạnh nếu chườm quá lâu. Chườm đúng cách ở đây là hãy bọc đá trong một lớp vải, sau đó mới chườm lên vết bầm. Ngoài ra, không được chườm quá 10 phút mỗi lần.
Tái sử dụng bình nhựa để đựng nước uống
Tái sử dụng chai nhựa bằng cách đổ nước đi và dùng tiếp là cách mà rất nhiều người dùng, đặc biệt dùng để tích nước trong tủ lạnh. Thế nhưng đó là một hành động rất sai lầm.
Các chai nước nhựa đa phần được làm từ nhựa PET, chỉ phù hợp để sử dụng 1 – 2 lần. Loại nhựa này có thể dần phân hủy thành các hạt vi nhựa, dễ dàng lọt vào cơ thể bạn. Hơn nữa, các vết nứt siêu nhỏ sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhìn vào điện thoại hàng giờ
Điện thoại là thiết bị phổ biến nhất của mọi người hiện nay. Theo New York Times, cách chúng ta sử dụng chúng lại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Nhiều người có thói quen cầm điện thoại ở gần ngực trong khoảng thời gian dài. Điều đó khiến họ phải cúi xuống liên tục, gây cứng cổ, đau, yếu cơ và đau đầu. Đặc biệt, nhìn điện thoại quá nhiều có thể gây hại mắt. Tốt nhất là không nên dùng điện thoại quá lâu và để điện thoại vừa tầm mắt.
Quỳnh An (t/h)
Theo motthegioi
Phát hiện mới về hạt vi nhựa trong túi trà nhúng
Một nghiên cứu mới của Đại học McGill ở Montreal, Canada, cho thấy, người uống trà túi nhúng có thể nuốt phải rất nhiều hạt vi nhựa và hạt nano mà hậu quả đối với sức khỏe chưa được xác định.
Có rất nhiều hạt vi mô và hạt vi nhựa kích cỡ khác nhau trong nước trà nhúng - Ảnh : Shutterstock
Theo CBC, các nhà khoa học Canada ở Đại học McGill ở Montreal đã đưa ra một tuyên bố đáng báo động: túi trà dùng một lần là một trong những nguồn chính tạo ra vi hạt nhựa (microplastics).
Họ cho biết, khi pha một túi trà, có hằng hà sa số hạt nhựa và hạt nano khác xuất hiện trong nước. Đây là số vi hạt nhựa lớn hơn cả so với trong các loại thực phẩm và đồ uống khác, bao gồm cả nước tinh khiết đựng trong chai nhựa.
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 300 triệu tấn chất thải nhựa rơi vào nước thải và bãi rác. Các vi khuẩn có trong đất không thể phân rã hết số đó. Một người trung bình mỗi năm nuốt khoảng 40.000-60.000 vi hạt nhựa. Và các nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada đã chỉ ra, điều này thường xảy ra cả khi uống trà trong túi lọc.
Các nhà sản xuất nhiều nhãn trà không sử dụng túi giấy, mà là túi bằng sợi nylon có chứa polyvinyl clorua và polypropylen. Đặc biệt, các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm. Họ lấy một vài túi gồm 4 loại trà trái cây khác nhau, phổ biến ở Canada, loại bỏ trà trong túi ra và ngâm nước sôi các túi không trong vòng 5 phút. Sau đó, các nhà khoa học đã lọc nước, chiết xuất các hạt nano từ nước và tự nghiên cứu cấu trúc của các túi nhựa.
Kết quả, có hàng tỉ hạt vi mô và hạt nhựa có kích cỡ khác nhau trôi nổi trong nước. Các hạt nano này không có trong trà, nghĩa là chúng đã xuất hiện trong quá trình sản xuất túi bao gói. Hình dạng và các đặc tính khác của các hạt phụ thuộc vào vật liệu và cấu trúc của chính các túi. Hiện các nhà khoa học chưa biết những hạt này được hình thành như thế nào và chúng ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Con người đang 'ăn' hạt vi nhựa mỗi ngày và tự hại mình mà không biết Hạt vi nhựa xuất hiện trong nhiều sản phẩm con người sử dụng hàng ngày như kem đánh răng, sữa rửa mặt, mỹ phẩm, sơn móng tay. Hạt vi nhựa (Microbead) được phát minh đầu tiên bởi John Ugelstad, kỹ sư hóa học người Nauy, bằng cách tạo các hạt nhựa polyethylene vi cầu kích thước cỡ micromét - 1 phần nghìn milimét...