Những thói quen tưởng chừng vô hại làm tăng nguy cơ ung thư
Ngồi cạnh cửa số máy bay, uống đồ nóng và dùng điện thoại vào ban đêm khiến khả năng mắc ung thư của bạn cao hơn.
Trong cuộc sống, một số thói quen có thể gây hại cho sức khỏe con người mà chưa chắc chúng ta đã biết. Dưới đây là 13 điều bạn nên tránh để giảm nguy cơ bị ung thư, theo Business Insider.
Ngồi ở ghế cạnh cửa sổ trên máy bay
Các nghiên cứu chỉ ra cửa sổ máy bay chặn được phần lớn các tia UVB nhưng vẫn để lọt 47% tia UVA. Tia UVA chiếm đến 95% trong tia cực tím, dễ xâm nhập sâu vào da, từ đó gây ung thư da.
Bên cạnh đó, bạn cũng dễ bị cháy nắng nếu ngồi ở cạnh cửa sổ máy bay. Hãy bảo vệ mình bằng loại kem chống nắng có khả năng bảo vệ trên toàn quang phổ của tia UVA.
Ảnh: Shutterstock.
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy các loại giấy in hóa đơn được 95% cửa hàng sử dụng chứa lượng BPA đáng kể, một hormone làm rối loạn nội tiết có liên quan tới ung thư. Bạn nên yêu cầu hóa đơn điện tử hoặc hạn chế tiếp xúc da với hóa đơn giấy.
Uống đồ nóng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tìm ra bằng chứng đồ uống nóng tăng nguy cơ ung thư thực quản, do tổn thương mô ở nhiệt độ cao khiến các tế bào bị ảnh hưởng, dẫn tới ung thư. Các nhà khoa học khuyến cáo nhiệt độ an toàn cho đồ uống là dưới 65 độ C.
Ăn nhiều thịt đỏ
Báo cáo năm 2015 của WHO phát hiện mối liên hệ giữa các loại thịt đỏ qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích hoặc thịt bò xay với ung thư trực tràng. Kết quả ở các nghiên cứu khác còn cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt nếu ăn thịt đỏ. Hiện nay, WHO xếp hạng thịt đỏ, cùng thuốc lá và asen, vào Nhóm 1 các nhân tố gây ung thư.
Mở cửa sổ xe khi tắc đường
Các nhà nghiên cứu cho rằng khí thải động cơ diesel dẫn đến ung thư phổi và tiềm ẩn khả năng ung thư bàng quang do ADN bị thay đổi. Những người dễ bị ảnh hưởng nhất gồm các nhân viên trạm thu phí, tài xế xe tải, thợ mỏ và công nhân xây dựng.
Video đang HOT
Hay đi giặt khô
Nghiên cứu được tiến hành bởi WHO chỉ ra các hóa chất dùng trong giặt khô khiến tần suất mắc ung thư bàng quang, gan hay cổ tử cung tăng lên. Bên cạnh đó, người làm dịch vụ này cũng dễ gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản hơn.
Ảnh: Shutterstock.
Quan hệ tình dục không dùng bao bao su
Ngoài khả năng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, HPV là loại virus có thể gây ung thư ở cổ tử cung, hậu môn, dương vật, cổ họng, âm hộ và âm đạo.
Dùng mỹ phẩm có chứa dầu khoáng
Chất này thường được dùng trong các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, son môi, chất bôi trơn hay cả thuốc nhuận tràng, là sản phẩm phụ của quá trình tinh chế dầu thô. Các phát hiện khoa học khẳng định việc bôi dầu khoáng lên da khiến khả năng mắc ung thư cao hơn.
Hay nhậu sau khi tan sở
Nhiều nghiên cứu cho thấy quan hệ giữa lượng tiêu thụ rượu và nguy cơ mắc ung thư ở miệng, họng, gan và vú. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ từng khuyến cáo không có bất kỳ mức tiêu thụ rượu nào được coi là an toàn. Dù vậy, tổ chức này cho rằng nam giới không nên uống quá hai ly mỗi ngày, còn ở nữ giới là một ly.
Hút vape hoặc thuốc lá
Tương tự như rượu, ở mọi mức độ, hút thuốc có hại cho sức khỏe. Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) cảnh báo thuốc lá chứa ít nhất 70 chất được xác định có khả năng dẫn đến ung thư, như asen, chì hay hydro xyanua, thậm chí là cả chất phóng xạ ở lá thuốc lá. Suy nghĩ hút thuốc lá điện tử để thay cho thuốc lá cũng không an toàn, do sol khí trong khói vape cũng tồn tại nhiều chất gây ung thư.
Dùng điện thoại ban đêm
Ánh sáng nhân tạo từ các thiết bị điện tử cản trở sự sản sinh ra melatonin, hormone gây cảm giác buồn ngủ, từ đó phá vỡ chu kỳ giấc ngủ. Theo trang Johns Hopkins Medicine, mất ngủ mãn tính có thể dẫn tới ung thư. Vì vậy, không nên dùng điện thoại hay các thiết bị điện tử khác trước giờ ngủ.
Không kiểm tra sức khỏe
ACS khuyến nghị theo dõi sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện các tế bào ung thư trước khi bệnh trầm trọng hơn. Không chỉ vậy, một số xét nghiệm góp phần ngăn chặn ung thư, ví dụ như khám sàng lọc đại tràng hay cổ tử cung.
Ăn ít rau
Chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng khác giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Ăn nhiều loại rau làm giảm nguy cơ ung thư miệng, thực quản, dạ dày, ruột kết cũng như trực tràng. Một nghiên cứu khác chỉ ra các loại rau họ cải như bông cải xanh và súp lơ tăng khả năng chống lại ung thư phổi và đại trực tràng của cơ thể. Theo ACS, mỗi ngày bạn nên ăn ít nhất hai bát rưỡi rau và hoa quả.
Phúc Lương
Theo VNE
Nghiệt ngã ung thư: Những cách chữa trị cần biết
Có 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi hoàn toàn (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).
Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm có thể được điều trị nhờ phẫu thuật nội soi - NGUYÊN MI
"Công tác 27 năm tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bao nhiêu thời gian đó tôi cũng đủ nhận ra quá nhiều kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân ung thư và cũng đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đến đây điều trị. Tôi khẳng định, nếu bệnh nhân đến giai đoạn sớm và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh nhân sẽ hết bệnh, hoặc nếu không khỏi bệnh cũng kéo dài thời gian sống mà không phải đau đớn, bi thảm cuối đời. Nhiều bệnh nhân được điều trị ung thư đúng đắn, hiện giờ vẫn khỏe mạnh vẫn tái khám thường xuyên và không bị tái phát", bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, chia sẻ.
Hầu như bệnh nhân ung thư được điều trị đúng đắn đều được kéo dài thời gian sống trên 5 năm đến trên 10 năm với chất lượng cuộc sống tốt.
Điều trị ung thư hiện nay phát triển rất mạnh với nhiều phương pháp điều trị hiện đại có thể chữa lành bệnh.
Theo bác sĩ Tiến, điều trị ung thư chính thống là điều trị đa mô thức, nghĩa là phải phối hợp một cách nhuần nhuyễn các "vũ khí" điều trị gồm: phẫu trị (phẫu thuật) - hóa trị - xạ trị - liệu pháp miễn dịch - hoóc môn - thuốc nhắm trúng đích...
Các biện pháp điều trị khác như liệu pháp dinh dưỡng, sản phẩm bổ sung... chỉ mang tính hỗ trợ.
"Đối với bệnh ung thư, bệnh nhân cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ung thư và được tư vấn của bác sĩ các phương pháp điều trị. Tuân thủ đúng quy trình, phác đồ điều trị", bác sĩ Tiến nhấn mạnh.
Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cũng nên tái khám định kỳ. Nếu tái phát, bệnh nhân cần được phát hiện sớm và có chiến lược điều trị phù hợp và hiệu quả.
"Trên thế giới, hiện nay, y khoa hay dùng cụm từ "cancer survivor" (người sống sót sau căn bệnh ung thư) để chỉ những người bệnh ung thư đã điều trị tích cực và vẫn sống nhiều năm sau điều trị. Tôi thích gọi họ là người chiến thắng căn bệnh ung thư hơn. Bởi lẽ, tôi hiểu họ đã dũng cảm như thế nào để vượt qua căn bệnh này. Họ đã phải vượt qua những cung bậc cảm xúc từ lo lắng, giận dữ, cô đơn, tuyệt vọng... từ khi được chẩn đoán đến lúc điều trị. Họ phải vượt qua được nỗi sợ hãi khi chấp nhận mình mang căn bệnh ung thư và dũng cảm đối diện với nó, chiến thắng những đau đớn do bệnh tật và cả do việc điều trị mang lại để đi đến cùng và có một cơ hội được sống", bác sĩ Tiến tâm sự.
Hiểu đúng ung thư
"Hầu hết các bệnh ung thư hiện nay đều có thể chữa được", bác sĩ Tiến khẳng định.
Theo ghi nhận của y văn thế giới, là bệnh nguy hiểm nhưng 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi hoàn toàn (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).
Nếu bị ung thư, bệnh nhân nên đến cơ sở chuyên sâu về điều trị ung thư để được hưởng những kỹ thuật điều trị ung thư hiện đại nhất trên thế giới.
"Nếu bệnh nhân đến giai đoạn sớm và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh nhân sẽ hết bệnh, hoặc nếu không khỏi bệnh cũng kéo dài thời gian sống mà không phải đau đớn, bi thảm cuối đời"
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Sau khi điều trị xong và được cho xuất viện về để theo dõi, bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đi tái khám theo dõi đều đặn.
"Thời điểm này, nếu bệnh nhân muốn uống thuốc nam, thuốc bắc (chẳng hạn lá cây đu đủ, máu rắn,...) cần phải được tư vấn của bác sĩ, hoặc đến những cơ sở đông dược, y học cổ truyền chính quy... Tuy nhiên, phải cẩn thận tác động tới gan, thận,...", bác sĩ Tiến khuyến cáo thêm.
Phải có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh, đúng cách, gồm: Tinh thần là quan trọng nhất, lạc quan sẽ là phương thuốc nhiệm mầu làm tăng miễn dịch chống lại tế bào ung thư.
Chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, tùy theo tuổi và theo bệnh: đi bộ, chạy xe đạp, dưỡng sinh, yoga, hay chơi môn thể thao nào đó phù hợp với mình.
Chế độ ăn uống phù hợp không kiêng cử thái quá, ăn đủ chất và nhiều dinh dưỡng ngũ cốc, rau quả...
Đăc biệt, tham gia hội hè, đoàn đội, câu lạc bộ của những người bị ung thư cùng chia sẻ kinh nghiệm sống và điều trị; sinh hoạt dưỡng sinh, du lịch...
"Phòng bệnh, chích ngừa, khám sức khỏe định kỳ, tầm soát để phát hiện và điều rị sớm là quan trọng để chống ung thư", bác sĩ Tiến khẳng định.
Theo thanhnien
Nghiệt ngã ung thư: Những sai lầm khiến bệnh trở nên... 'hết thuốc chữa' Điều nghiệt ngã của ung thư không phải do bệnh không thể chữa mà đến từ những quan điểm sai lầm khiến người bệnh được điều trị quá trễ. Nội soi phát hiện sớm ung thư đại trực tràng - ẢNH: NAM SƠN Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Việt Nam...