Những thói quen ‘phá tan nát’ dạ dày, hầu như người Việt nào cũng mắc
Có những thói quen hàng ngày, được lặp đi lặp lại nhiều lần, tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang dần “phá hủy” dạ dày của bạn. Thậm chí ‘tàn sát’ dần các bộ phận khác trong cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
Thuốc lá không những gây hại cho hệ hô hấp mà còn làm hại đến dạ dày. Người hút thuốc quá nhiều sẽ càng dễ mắc bệnh viêm dạ dày.
Thành phần nicotin trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày do: thúc đẩy sự co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày; ức chế sự tổng hợp Prostaglandin có vai trò bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày; ảnh hưởng đến chức năng làm rỗng của dạ dày, dễ gây ra chảy mật ngược trong dạ dày làm tổn hại niêm mạc dạ dày; thúc đẩy sự bài tiết axít và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Uống nhiều rượu không chỉ làm hại gan, khiến da bị mất nước, giết chết tế bào não mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, uống rượu còn làm chậm quá trình khỏi của bệnh loét dạ dày.
Có nhiều loại thuốc có thể gây tai biến ở dạ dày nếu ta sử dụng không đúng. Đáng ngại hơn cả là các hormon vỏ thượng thận loại corticoid (có nhiều loại biệt dược khác nhau) và các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID) như: aspirin, diclofenac, indomethacin, piroxicam…
Trên thực tế, các thuốc NSAID được dùng rất phổ biến, người dân có thể tự ý mua về dùng. Một trong những tác dụng phụ thường gặp do nhóm thuốc này gây ra là loét dạ dày – tá tràng, chảy máu dạ dày. Các thuốc corticoid có thể gây thủng dạ dày. Các NSAID đều có đặc tính chung là các dẫn chất acid có độ tan kém. Các dẫn chất này khi ở trong môi trường acid của dạ dày lại rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám trong dạ dày, tinh thể acid trong dạ dày sẽ kích thích trực tiếp gây loét.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Ăn quá nhiều vào buổi tối và ăn đêm
Nhiều người có thói quen ăn thật nhiều trước khi đi ngủ, việc này sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ dàng bị suy yếu do phải làm việc quá tải vào thời gian lẽ ra phải được nghỉ ngơi.
Bởi, việc ăn đêm sẽ ép dạ dày làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến viêm, loét dạ dày.
Mọi người cũng đừng nghĩ rằng, ăn các món dễ tiêu hóa như: sữa, hoa quả…trước khi đi ngủ sẽ không gây hại dạ dày. Bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
Ăn quá nhanh
Theo các chuyên gia, thói quen ăn quá nhanh, khiến nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzym amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
Ảnh minh họa: Internet
Vừa ăn vừa làm việc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn ăn trong khi đang làm việc hoặc xem tivi thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Khi làm việc nhất là làm việc trí não vì máu phải tập trung lên não nhiều để phục vụ cho các hoạt động khiến cho chức năng tiêu hoá bị giảm đi ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hoá và dạ dày.
Ăn nhiều món ăn chua, cay
Theo các chuyên gia sức khỏe, sở thích ăn nhiều đồ chua, ăn ngay cả khi còn đối bụng là thói quen có thể nhanh chóng phá hủy niêm mạc dạ dày của bạn vì các đồ ăn, đồ uống có vị chua là môi trường acid. Nếu ăn quá nhiều đồ chua sẽ làm tăng acid dịch vị dạ dày gây phá hủy niêm mạc, tổn hại dạ dày.
Ngoài ra, sở thích ăn các thực phẩm cay nóng cũng vô cùng gây hại cho dạ dày, nó sẽ gây ức chế sự tạo thành của chất nhầy niêm mạc, đồng thời kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó, tốt nhất bạn hãy tránh xa các thực phẩm cay nhiều ớt, tiêu để dạ dày được bảo vệ tốt hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Bỏ bữa sáng, ăn không đúng bữa
Sự bài tiết dịch vị ở dạ dày có “thời gian biểu” nhất định. Vì lý do nào đó mà bạn bỏ bữa, chỉ đến khi thấy bụng sôi sùng sục mới vội ăn thật nhiều để xua tan cơn đói là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến sức khỏe dạ dày. Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
Không nhai kỹ khi ăn
Việc nhai không kỹ khi ăn sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn bình thường để tiêu hoá thức ăn. Thói quen xấu này thường xuyên lặp lại như vậy sẽ khiến chức năng dạ dày bị suy giảm và là nguyên nhân của những cơn đau dạ dày.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Thuốc nào gây hại dạ dày?
Bất kỳ một loại thuốc nào nghiên cứu ra đều có mục đích là chữa bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc dùng điều trị đều có thể gây tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ)...
Bất kỳ một loại thuốc nào nghiên cứu ra đều có mục đích là chữa bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc dùng điều trị đều có thể gây tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ), trong đó có một số thuốc điều trị một bệnh nào đó nhưng gây hại cho dạ dày. Vì vậy, người dùng cần biết để phòng tránh tác dụng bất lợi này.
Có phải ai cũng bị bệnh lý dạ dày khi dùng thuốc?
Chúng ta biết, khi dạ dày bị bệnh (viêm, loét, chảy máu, thủng, ung thư...) có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó có nguyên nhân do thuốc (trong bài viết này chỉ đề cập đến một số thuốc Tây y). Không phải bất kỳ thuốc nào cũng làm hại dạ dày.
Tuy nhiên, cùng một loại thuốc đó nhưng có thể gây hại cho dạ dày người này nhưng không có hại cho dạ dày người khác. Tác dụng bất lợi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tiền sử mắc bệnh dạ dày, việc sử dụng thuốc (uống trước ăn hay sau ăn...). Có nhiều loại thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho dạ dày, trong đó phải kể đến các loại thuốc chứa corticoid và nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (piroxicam, aspirin, indomethacin, diclofenac...).
Các nhóm thuốc này được sử dụng rất phổ biến ở nước ta. Do không lường trước được những tác dụng phụ, do đó có một số người tự ý sử dụng và hậu quả đáng tiếc là gây viêm, loét dạ dày - tá tràng hoặc chảy máu dạ dày, thậm chí gây thủng dạ dày.
Hình ảnh dạ dày bị loét.
Một số thuốc chính gây hại dạ dày
Corticoid là thuốc rất quý do có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch. Nhưng corticoid còn có nhiều tác dụng không mong muốn khác nhau ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo, đến sự cân bằng nước và muối khoáng (gây phù), hệ tim mạch (tăng huyết áp), thần kinh, cơ xương (loãng xương), cùng nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng xấu cho dạ dày. Bởi vì, corticoid có thể gây viêm, loét, xuất huyết dạ dày, trong đó cần lưu ý, không chủ quan với corticoid dạng tiêm bởi vì chúng có khả năng đào thải qua niêm mạc dạ dày cho nên có thể gây viêm, loét, chảy máu...
Thuốc giảm đau hạ sốt có thể làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày, đặc biệt là thuốc aspirin. Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh, nhưng nếu lạm dụng hoặc không theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ khám bệnh có thể rất nguy hiểm, ngoài tác dụng phụ gây tập kết tiểu cầu, chống đông máu, thuốc có khả năng gây viêm loét, chảy máu da day - ta trang, nhất là người đang loét dạ dày - tá tràng tiến triển.
Các loại thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, indomethacin...) có tác dụng chống viêm, giảm đau, được sử dụng trong điều trị chứng thoái hóa khớp, viêm đa khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh... Tuy vậy, nếu lạm dụng thuốc, dùng thuốc không có chỉ định của bác si có thể gây hiện tượng trướng bụng, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày - tá tràng, nặng hơn là gây chảy máu dạ dày - tá tràng, thủng dạ dày, nhất là đối với người sử dụng thường xuyên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm loét da day - ta trang khi sử dụng nhóm thuốc này là do các nhóm thuốc này tan kém trong môi trường acid dạ dày, tích tụ thành đám trong dạ dày, khi đạt đến lượng lớn sẽ kích thích trực tiếp lên niêm mạc gây viêm, loét hoặc chảy máu.
Một số thuốc như celecoxib, celebrex là thuốc thuộc nhóm không steroid và ức chế chọn lọc COX-2 sử dụng điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau, các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, giảm lượng polyp ở kết tràng và trực tràng, nhưng một số tác giả cũng khuyên nên thận trọng với người bệnh đang viêm loét dạ dày tiến triển, bởi vì, chúng có thể gây viêm, loét, chảy máu dạ dày - tá tràng. Ngoài ra, thuốc betaserc là thuốc điều trị hội chứng rối loạn tiền đình gây buồn nôn, nôn nhưng vẫn có tác dụng phụ đối với dạ dày - tá tràng, đặc biệt là người bệnh đang gặp phải loét dạ dày - tá tràng tiến triển.
Nên làm gì để hạn chế thuốc tác hại đến dạ dày?
Ngày nay, để hạn chế tác dụng phụ bất lợi cho người sử dung, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều cách để giảm tối đa những tác hại mà thuốc Tây ảnh hưởng lên sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Ví dụ như bào chế viên thuốc không tan trong dạ dày mà tan trong đường tiêu hóa, do đó sẽ làm giảm đi sự tổn thương viêm loét, dạ dày. Hoặc trước khi dùng các thuốc có nguy cơ làm hại dạ dày nên uống một loại thuốc tráng niêm mạc dạ dày (gastrophulgit, pepsane...) trước khi ăn 15-30 phút hoặc sau khi ăn no mới sử dụng thuốc đó. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Tây y thì tốt nhất người sử dụng cần được bác sĩ chỉ định và tuân thủ theo hướng dẫn dung thuốc.
Theo SK&ĐS
Cảnh báo viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em Trước đây, loét dạ dày - tá tràng là một căn bệnh rất ít gặp ở trẻ em nên đối với nhiều người, kể cả thầy thuốc, những cơn đau bụng ở trẻ thường được quy cho những nguyên nhân khác như rối loạn tiêu hóa, đau bụng do giun... Nhưng trên thực tế đau bụng do nguyên nhân loét dạ dày -...