Những thói quen nấu ăn gây hại cho sức khỏe
Độc tố sản sinh trong quá trình chế biến thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đế sức khỏe và thậm chí là gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Theo Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh, việc nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao (như chiên, xào hay nướng) có thể sản sinh ra acrylamide, một hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, thuốc nhuộm, nhựa và được coi là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư
Những thực phẩm giàu carbohydrate (chất bột đường), chẳng hạn như khoai tây, các loại củ, bánh mì nướng, ngũ cốc, cà phê, bánh ngọt và bánh quy, là những loại nhạy cảm nhất. Phản ứng hóa học có thể xảy ra khi tinh bột có trong những thực phẩm này bắt đầu chuyển màu sẫm hay bắt đầu bị cháy. Do đó, điều quan trọng là tránh nấu quá chín những thực phẩm này ở nhiệt độ cao.
Những ảnh hưởng của nấu ăn không chỉ được truyền qua những gì được đưa vào miệng, mà cả những gì chúng ta hít thở. Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư và Ung thư lâm sàng cho thấy, tiếp xúc với hơi dầu ăn làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Bởi chúng chứa aldehyd, một loại hóa chất được coi là gây ung thư.
Video đang HOT
Đặc biệt dầu hướng dương có nguy cơ sản sinh ra aldehyd cao hơn so với những loại dầu ăn khác trong quá trình chiên hay sử dụng chảo rán. Vì thế, bạn nên ưu tiên cho việc sử dụng các loại dầu ăn ít chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu cọ hay dầu hạt cải.
Thay đổi thói quen nấu ăn
Trong thế kỷ qua, kỹ thuật nấu ăn đã phát triển và đa dạng hơn. Sự xuất hiện của những thiết bị gia dụng như lò vi sóng hay lò nướng khiến công việc nấu ăn trở nên nhẹ nhàng hơn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, kỹ thuật nấu ăn tốt nhất để giữ vitamin và chất dinh dưỡng trong thực phẩm là ưu tiên thời gian nấu ngắn và sử dụng càng ít chất lỏng càng tốt.
Dù một số phương pháp nấu ăn tiềm ẩn nguy cơ, song việc tránh hoàn toàn các thực phẩm được nấu chín thậm chí có thể gây nguy hiểm hơn nhiều. Một nghiên cứu của Đức đối với những người thực hành chế độ ăn tái trong vài năm cho thấy tác hại của chế độ ăn như vậy. Đàn ông giảm khoảng 9 kg, trong khi phụ nữ giảm khoảng 12 kg. Và khi kết thúc nghiên cứu, một tỷ lệ đáng kể trong số này bị thiếu cân và khoảng 1/3 phụ nữ chu kỳ kinh không còn đều đặn./.
Những thói quen không lành mạnh khi nấu ăn gây hại sức khỏe
Không rửa tay, không dùng thớt riêng khi chế biến thực phẩm,... là những thói quen không lành mạnh có thể gây hại cho sức khỏe chúng ta.
Khi nấu ăn có những thói quen không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình mà nhiều người không chú ý đến. Theo Eatthis, dưới đây là những thói quen không tốt chúng ta nên bỏ khi nấu ăn.
Không rửa tay khi chế biến thực phẩm
Rửa tay là điều quan trọng là phải làm trước khi bắt đầu xử lý bất kỳ thực phẩm nào, nhất là thời điểm dịch COVID-19. Rửa tay sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
Rửa tay sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. Ảnh: Internet
Vì vậy, cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
Không dùng thớt riêng khi nấu ăn
Nhiều người hay có thói quen dùng chung thớt để cắt thực phẩm chín và thực phẩm sống. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vì chúng có thể gây lây nhiễm chéo.
Dùng chung thớt là một sai lầm vì chúng có thể gây lây nhiễm chéo. Ảnh: Internet
Trên thực phẩm tươi sống như thịt, cá đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, dù chúng ta đã rửa nhưng không thể nào sạch được mà phải qua quá trình nấu chín. Chính vì thế, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn này có thể sẽ bám vào thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa.
Rã đông thực phẩm không đúng cách
Rất nhiều người có thói quen bảo quản thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu rã đông không đúng cách, thực phẩm sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông.
Nếu rã đông không đúng cách, thực phẩm sẽ rất dễ bị ôi thiu. Ảnh: Internet
Cách rã đông an toàn là nên lấy thịt từ ngăn đá để lên ngăn lạnh cho đến khi khối thịt mềm ra. Nên bỏ thịt vào trong chén để tránh làm ảnh hưởng đến những thực phẩm khác.
Không kiểm tra màu sắc của thịt trước khi chế biến
Nhiều người vẫn thường có thói quen mang thịt ở tủ lạnh ra là chế biến nhưng không kiểm tra xem chúng có bị hư hỏng không, nếu ăn phải thịt bị hư hỏng, có mùi lạ thì rất có hại đến sức khỏe.
Nên kiểm tra màu sắc và đảm bảo thịt không bị hư trước khi nấu. Ảnh: Internet
Vì vậy, chúng ta nên kiểm tra màu sắc và đảm bảo thịt không bị hư trước khi nấu, vì có thể chúng ta bảo quản thịt không đúng cách dẫn đến thịt không còn an toàn.
NGUYÊN VÕ
4 kiểu bữa sáng mà các tế bào ung thư vô cùng yêu thích, nếu ăn mỗi ngày thì ung thư sẽ có cơ hội tiến gần đến bạn hơn Bữa sáng tưởng chỉ cần đơn giản, qua loa là xong nhưng thực tế, nó lại là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày mà bạn không nên chủ quan bỏ qua. Tất cả chúng ta đều biết rằng, bữa sáng cần ăn no và đủ để có nhiều năng lượng hoạt động xuyên suốt cả ngày. Tuy nhiên, nếu không chú trọng...