Những thói quen không tốt trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là chỗ nương náu của hàng triệu vi khuẩn độc hại gây nên các căn bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa và hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm khác.
Những thói quen trong nhà vệ sinh dưới đây bạn nên loại bỏ.
1. Cọ rửa nhà vệ sinh bằng xà phòng. Rất nhiều nhà cho rằng, vệ sinh bồn cầu chỉ cần bằng xà phòng là đủ. Theo PGS.TS Đỗ Quang Huy (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì nước lã và xà phòng không thể tẩy trôi các loại vi khuẩn, mà chỉ đẩy trôi các chất thô mắt thường thấy trên bề mặt. Nước rửa cũng chưa đảm bảo sạch vi khuẩn do các mảng bám, cặn bẩn và lưu cữu trong bể nước, két nước… là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, chưa kể nhiều loại vi khuẩn bám dính vào bề mặt thành bồn cầu.
Bồn cầu là nơi hàng triệu vi khuẩn các chủng loại có thể gây nên các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa… Dù rửa sạch khi quan sát bằng mắt thường thì vẫn còn hơn 189 loài vi khuẩn sinh sống, ẩn chứa những hiểm họa khó lường nếu mọi người không nhận thức đúng.
Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ khuyến cáo: Nhà vệ sinh, bồn cầu cần dùng các chất tẩy rửa đặc dụng để làm sạch ít nhất một ngày hai lần vào sáng và chiều tối. Rửa bồn cầu đúng là xịt nước chất rửa chuyên dụng lên mặt thành và sàn cầu, để ngâm 5 phút mới đánh rửa, xả sạch. Rửa nhà vệ sinh xong cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, không nên dùng xà phòng giặt để rửa vì không đảm bảo độ diệt khuẩn.
2. Đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện. Vì những việc này sẽ khiến bạn phải ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Trong khi tư thế ngồi bệt này khiến cơ thể ở trạng thái căng thẳng, tăng nguy cơ bị trĩ, viêm ruột thừa. Theo nhiều nghiên cứu của các bác sĩ chuyên về bệnh trực tràng và đại tràng thì ngồi xổm (trên loại bồn cầu được thiết kế thấp) tốt cho sức khỏe hơn. Bởi đây là tư thế tự nhiên, thoải mái, thúc đẩy việc bài tiết nhanh, dễ dàng hơn. Nếu ngồi xổm khi đi đại tiện chỉ mất 1 – 2 phút, không mất khoảng 8-10 phút như ngồi bệt.
3. Xả nước không đậy nắp. Hành động này sẽ khiến vi khuẩn trong bồn cầu tản ra không khí, gây bệnh.
4. Há miệng khi tắm gội. Bởi nước từ đầu vòi tắm hay bình nóng lạnh là nơi vi khuẩn gây bệnh ẩn náu, nếu há miệng, vi khuẩn sẽ theo nước đột nhập vào trong cơ thể. Vi khuẩn có thể được “bốc” lên cao 6m trong không khí rồi rơi xuống các đồ vật. Do đó, bạn không nên để bàn chải đánh răng ở trong ngăn kéo hoặc trong tủ, mà hãy để bàn chải đánh răng trên bồn rửa mặt.
Bạn cũng không nên kéo rèm che phòng tắm vì chúng sẽ tạo ra môi trường ưa thích cho vi khuẩn. Sau khi tắm, gội nên kéo rèm ra, bật quạt thông gió để cho ánh sáng và không khí lưu thông.
5. Nhịn tiểu, nhịn tiêu. Thói quen nhịn tiểu tiện nếu không “giải tỏa” kịp thời sẽ dẫn tới bệnh đau buốt khi đi tiểu, tiết rắt, nước tiểu đục, gây hại cho sức khỏe. Thói quen nhịn đi vệ sinh, hoặc chỉ đi khi không thể nhịn được sẽ gây bệnh. Đừng đợi “buồn” mới đi tiểu tiện vì trong nước tiểu có chất có thể xâm hại, phá hỏng tế bào bàng quang, thúc đẩy phát triển thành bệnh ung thư. Tốt nhất cách 1 giờ nên đi tiểu 1 lần sẽ tránh mắc bệnh cho bàng quang, giảm nguy cơ ung thư bàng quang.
Thói quen nhịn đi đại tiện sẽ nhanh chóng gây bệnh táo bón bởi đại tràng thường xuyên rút bớt nước từ chất thải đường tiêu hóa nên để càng lâu, phân càng khô cứng và khó ra ngoài. Trẻ nhỏ thường cố rặn sẽ gây rách hậu môn, chảy máu và nhiễm trùng. Do đau nên trẻ càng ngại đi đại tiện nên càng cố trì hoãn, khiến táo bón càng nặng thêm (một số người lớn cũng lâm vào vòng luẩn quẩn này). Táo bón lâu dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Nhịn đại tiện còn ép cơ thể phải tiếp nhận lại những chất độc trong phân và nước tiểu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy, nên tạo ra thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất là đi vào buổi sáng.
Video đang HOT
6. Để nhiều hóa mỹ phẩm trong nhà vệ sinh. Độ ẩm và nhiệt độ trong nhà vệ sinh khá cao, có khi còn không có cửa sổ thông khí nên dễ gây ra ô nhiễm không khí. Vì vậy không nên để quá nhiều hóa mỹ phẩm trong nhà vệ sinh, các loại nước tẩy rửa nên cất riêng để tránh nhầm lẫn.
Theo Gia đình
6 loại trà tốt nhất cho sức khỏe
Không phải loại chè nào cũng tốt, 6 loại chè hàng đầu dưới đây chứa đựng nhiều giá trị lợi ích nhất cho sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Trà là thức uống phổ biến nhất trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng với những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải loại trà nào cũng tốt, 6 loại chè hàng đầu dưới đây chứa đựng nhiều giá trị lợi ích nhất cho sức khỏe của bạn và cả gia đình. Tìm hiểu và cập nhật từng loại thức uống hữu ích đó nhé!
Trà đen
Thông tin
Trà đen là loại chè phổ biến nhất và chiếm khoảng 75% lượng chè tiêu thụ toàn cầu. Giống như nhiều loại trà, nó được làm từ lá của cây Camellia sinensis, thường được cuộn lại và lên men, sau đó sấy khô và nghiền nát. Trà đen có một vị hơi đắng và chứa khoảng 40mg caffeine mỗi cốc (một cốc khoảng 50 - 100ml)
Lợi ích sức khỏe
Trà đen có chứa nồng độ cao các hợp chất chống oxy hóa như theaflavins và thearubigins, có liên quan tới mức độ cholesterol thấp. Rebecca Baer, một chuyên gia dinh dưỡng ở thành phố New York đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những người uống khoảng 3 tách trà đen mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ tới 21%.
Trà xanh
Thông tin
Trà xanh có hương vị tinh tế hơn so với trà đen. Các lá khô được xử lý nhiệt ngay sau khi được chọn nhưng chỉ dừng lại ở quá trình lên men. Nó chứa khoảng 25 mg caffeine mỗi chén.
Lợi ích sức khỏe
Trà xanh có đầy đủ các chất chống oxy hóa gọi là catechin, một nhóm khác được gọi là EGCG có thể ngăn chặn tất cả mọi thứ từ ung thư đến bệnh tim, Karen Collins, một chuyên gia và cố vấn dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, ở Washington DC đã nghiên cứu và cho thấy tiêu thụ mỗi cốc trà xanh hàng ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch 10 %.
Trà Ô long
Thông tin
Trà Ô Long tương tự như trà đen nhưng được lên men trong thời gian ngắn hơn, do đó cung cấp một hương vị phong phú hơn. Nó chứa khoảng 30 mg caffeine mỗi cốc.
Lợi ích sức khỏe
Nó có thể hỗ trợ tốt việc giảm cân. Trà Ô Long kích hoạt một enzyme chịu trách nhiệm về hòa tan các chất béo trung tính, một loại chất béo được lưu trữ trong các tế bào. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng những phụ nữ uống trà Ô Long có thể đốt cháy calo nhiều hơn một chút trong khoảng thời gian hai giờ so với những người chỉ uống nước.
Trà trắng
Thông tin
Những là trà được chọn khi chúng còn đang rất non. Do đó, trà trắng có một hương vị nhẹ hơn rất nhiều so với các giống cây trồng khác. Chúng chứa khoảng 15 mg caffeine mỗi cốc. Loại trà này cũng chứa nhiều chất oxy hóa hơn trà trong túi vì lá ít chế biến.
Lợi ích sức khỏe
Trà trắng là một loại trà đa chức năng cho sức khỏe. Nó cung cấp các lợi ích tiềm năng cho bệnh tim mạch và chống ung thư như các loại trà khác. Ông Joe Simrany, chủ tịch của Hiệp hội Trà Hoa Kỳ, tại thành phố New York đã có một số nghiên cứu và cho thấy rằng nó có thể cung cấp nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu trên động vật được công bố trên tạp chí Phytomedicine phát hiện ra rằng trà trắng cải thiện dung nạp glucose và giảm giảm lượng cholesterol LDL.
Trà hương liệu
Thông tin
Loại trà này có chứa nhiều tính năng bổ sung hương thơm, chẳng hạn như quế, vỏ cam, hoa oải hương kết hợp với màu đen, màu xanh lá cây hoặc lá trà trắng.
Lợi ích sức khỏe
Trà hương liệu cũng cung cấp chất chống oxy hóa và các lợi ích sức khỏe tương tự như những "bạn bè" của nó. Những hương vị trái cây, chẳng hạn như quả việt quất, có thể chứa nhiều hơn các chất chống oxy hóa, Lisa Boalt Richardson, một chuyên gia trà và là tác giả của cuốn sách Thế giới trong tách trà, trụ sở tại Atlanta nói.
Nhưng bỏ qua các loại trà ngọt đóng chai bởi vì nó sẽ chỉ bổ sung thêm lượng đường không cần thiết cho cơ thể. Các chuyên gia cảnh báo rằng uống nhiều loại trà này thường xuyên thậm chí sẽ khiến cơ thể mất nước. Chúng cung cấp hàm lượng chất oxy hóa thấp mà thay vì bỏ ra số tiền uống 20 chai thì bạn có thể nhận hàm lượng tương đương trong một chén trà pha duy nhất.
Trà thảo dược
Thông tin
Về mặt kỹ thuật, trà thảo dược không phải là loại trà tổng hợp bao gồm tất cả các loại trà mà chúng là sự kết hợp các loại trái cây khô, hoa và thảo dược. Các loại thảo dược không chứacaffeine. Không nên dùng trà thảo dược để giảm cân, vì ngược lại chúng chứa các chất nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa.
Lợi ích y tế
Trà thảo dược được nghiên cứu ít hơn so với các loại trà truyền thống nhưng một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy uống ba tách trà dâm bụt mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp ở những người cao huyết áp. Và bằng chứng cho thấy trà hoa cúc có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon và trà bạc hà lại giữ ổn định cho dạ dày.
Theo PLXH
Ngăn chặn ngay "hiểm họa" cho tim và não Lôi sông không lanh manh va tinh trang tăng cân không kiêm soat đang lam ganh năng cho tim va nao. Phai nhanh chong co biên phap giai cưu cơ thê khoi nguy cơ tiêu đương va bênh tim mach Hội chứng chuyển hóa là sự hiện diện cùng lúc một số yếu tố nguy cơ như đường huyết, mỡ trong máu và...