Những thói quen khó bỏ từ thời Liên Xô của người Nga
Lịch sử gần 70 năm tồn tại của Liên Xô đã để lại một di sản khó phai trong tiềm thức nhiều thế hệ người dân sau này và trở thành thói quen không thể từ bỏ dù nước Nga ngày càng phát triển hơn.
Dù giai đoạn Liên Xô đã qua đi gần 30 năm và nước Nga cũng đã “thay da đổi thịt” sau ngần ấy thời gian, song nhiều người dân Nga cho đến nay vẫn không từ bỏ những thói quen nhất định. Đây được xem là di sản khó phai từ thời Liên Xô đối với nhiều thế hệ người Nga. Trong ảnh: Bữa ăn của một gia đình người Nga thời Liên Xô. (Ảnh: RIA Novosti)
Người Nga hiện nay vẫn giữ thói quen tiết kiệm do trong thời kỳ Liên Xô, việc vứt bỏ đồ đạc được xem là hành động lãng phí. Các gia đình Liên Xô rất hiếm khi trút đồ ăn thừa vào thùng rác và họ thường tích trữ nhiều món đồ ngay cả khi không còn sử dụng chúng. Có thể do trải qua nhiều năm khó khăn thiếu thốn nên người Nga hiện nay vẫn luôn có tư tưởng không muốn vứt bất kỳ thứ gì đi. (Ảnh: TASS)
Một thói quen khó bỏ từ thời Liên Xô của người Nga hiện nay là quan tâm quá mức tới những gì người khác nói. Các bậc cha mẹ Liên Xô thường khá nghiêm khắc khi dạy dỗ con cái của họ phải cảnh giác với người lạ, hàng xóm, bạn bè… Hiện nay vẫn có những người Nga nhìn người nước ngoài với ánh mắt nghi ngại vì cho rằng họ có thể là điệp viên ngầm. (Ảnh: RIA Novosti)
Video đang HOT
Nhiều người Nga có thói quen để dành những thứ tốt nhất cho tương lai. Thói quen này bắt nguồn từ thời Liên Xô khi mọi người thường mơ về tương lai tươi sáng, và tiết kiệm những món đồ quý giá để dùng khi cần thiết. Họ có thể sở hữu những món đồ hoặc được tặng những món quà như đồ dùng, quần áo nhưng không dùng chúng ngay mà đem cất đi. Sau một thời gian, họ bỏ chúng ra sử dụng nhưng có thể những món đồ đó đã lỗi thời. (Ảnh: RIA Novosti)
Người Liên Xô trước đây và người Nga hiện nay không thích nhận lời khen. Người Nga cũng cảm thấy không thoải mái khi có ai đó quan tâm bất thường đến họ. Từ thời Liên Xô, việc ai đó thể hiện bản thân quá mức thường không được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khiêm tốn, nhún nhường vẫn được xem là đức tính tốt nhất ở Nga. (Ảnh: TASS)
Người Nga ít khi cười với người lạ. Giữ cho khuôn mặt luôn nghiêm nghị là một quy tắc trong cuộc sống của người dân từ thời Liên Xô. Ngạn ngữ Nga cũng từng nói “cười mà không có lý do là biểu hiện của sự ngốc nghếch”. Tuy nhiên, người Nga không cười không có nghĩa là họ thiếu thân thiện. (Ảnh: TASS)
Từ thời Liên Xô đến nay, người Nga vẫn giữ sở thích tổ chức các bữa tiệc lớn kéo dài nhiều giờ với bạn bè và người thân. Họ muốn dành hàng giờ để thưởng thức những món ăn truyền thống của Nga bên cạnh những người thân yêu. (Ảnh: RIA Novosti)
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga âm thầm phát triển vũ khí dưới nước cực mạnh
Quân đội Nga được cho là đang phát triển thiết bị di chuyển tự động dưới nước (AUV) có khả năng triển khai các tên lửa với sức công phá 100 megaton, hay gấp hơn 6.500 lần sức công phá của quả bom nguyên tử đã thả xuống Hiroshima năm 1945.
Nga được cho là đang phát triển vũ khí dưới nước cực mạnh. (Ảnh minh họa: Dailymail)
Hãng tin The Sun dẫn báo cáo của Lầu Năm Góc nói rằng Nga đang tìm cách vượt mặt Mỹ về năng lực hạt nhân.
"Cùng với việc hiện đại hóa hệ thống hạt nhân huyền thoại từ thời Liên xô, Nga đang phát triển và triển khai các đầu đạn hạt nhân cùng với bệ phóng mới. Các nỗ lực này bao gồm nâng cấp bộ ba hạt nhân chiến lược gồm máy bay ném bom tầm xa, tên lửa phóng từ biển và tên lửa phóng từ đất liền. Nga cũng đang phát triển ít nhất hai hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa mới gồm vũ khí siêu thanh và ngư lôi tự động dưới đáy biển liên lục địa có trang bị hạt nhân", báo cáo của Lầu Năm Góc nhận định.
Trong khi đó, theo tờ Defense News thiết bị không người lái dưới nước của Nga hay còn gọi là hệ thống đa nhiệm trên đại dương Status-6 hay Kanyon. Thiết bị này được cho là đã được thử nghiệm vào tháng 11/2016.
Status-6 được cho là có tầm hoạt động khoảng hơn 10.000km, tốc độ khoảng 100km/h và có khả năng mang các đầu đạn hạt nhân có tầm bắn vươn tới Mỹ.
Về phía Mỹ, báo cáo cũng nói rằng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc kế hoạch tăng cường năng lực hạt nhân của Mỹ. Hồi tháng 10 năm ngoái, hãng tin NBC dẫn nguồn thạo tin nói rằng, Tổng thống Trump muốn tăng kho vũ khí hạt nhân thêm 10 lần.
Mỹ hiện sở hữu khoảng 1.000 đầu đạn hạt nhân hạng nhẹ. Trong khi đó, hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân có thể ngốn của Mỹ ít nhất 41 tỷ USD.
Minh Phương
Theo Dantri
Uy lực 'quái thú thép' giúp Liên Xô chặn đứng phát xít Đức Những xe tăng KV-1 với giáp dày và hỏa lực mạnh đã chặn đà tiến công của Đức, giúp Liên Xô có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng. Xe tăng KV-1 được lưu giữ sau chiến tranh. Ảnh: Wikipedia. Trong 6 tháng đầu chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô, các đơn vị tăng thiết giáp phát xít Đức vượt qua hàng...