Những thời điểm NPH khiến game thủ Việt “mừng rơn”
Những lý do dưới đây là những minh chứng hoàn hảo cho nhận định rằng game thủ Việt tương đối dễ chiều một khi game online đã thu hút được sự chú ý của họ
Tiến hành phát GiftCode
Có thể thấy, hình thức phát GiftCode hỗ trợ dành cho game thủ tham gia đã và đang được hầu như tất cả các NPH Việt, từ lớn đến bé, từ già đến trẻ áp dụng triệt để nhằm thu hút thêm người chơi đến với tựa game của mình mỗi khi ra mắt server mới hoặc đến dịp đặc biệt nào đó. Cứ sau một khoảng nhất định, các loại GiftCode hỗ trợ mang giá trị cực lớn (tiền in-game, trang bị khủng, vật phẩm đặc biệt…) sẽ được tung ra và ngay lập tức, người chơi sẽ chỉ còn biết gắng sức chầu chực hay thậm chí là bỏ tiền túi ra dinh những chuỗi kĩ tự này về cho nhân vật của mình.
Tất nhiên, cứ mỗi đợt phát GiftCode như vậy, cộng đồng game thủ sẽ sôi sục hẳn lên, trái ngược lại với tình trạng cày kéo im ắng như thường ngày. Đơn giản bởi chẳng ai lại đi bất bình hay chê trách việc tự nhiên có thêm cả đống tiền bạc cũng như trang bị khủng để mặc trong người. Gamer thì nô nức, hồ hởi trong khi NPH lại chẳng phải tốn nhiều công sức (việc phát Code đơn giản hơn rất nhiều so với việc tổ chức hẳn một event in-game).
Ngoài ra việc phát GiftCode còn giúp nhà phát hành tăng tính cộng đồng cho những game thủ tham gia chơi bởi nơi phát code chủ yếu là các fanpage facebook và trên diễn đàn. Do đó những người muốn nhận được quà tặng đều phải theo dõi các trang này, từ đó trở nên gắn kết với nhiều người chơi khác cũng như gắn kết với trò chơi hơn.
Tuy nhiên GiftCode cũng chính là nguyên nhân khiến cho đồ đạc trong thế giới ảo mau chóng bị mất giá và đóng vai trò làm “mồi” dẫn dụ game thủ nạp thêm ngày càng nhiều tiền vào trò chơi.
Giảm giá phẩm trong cash shop
Sau một thời gian game hoạt động, dễ thấy, người chơi sẽ bắt đầu kêu gào về việc “giá cả trong cash shop quá đắt đỏ”. Biểu hiện ở của hành động này rất dễ thấy được qua các topic trên diễn đàn hay những câu bình luận vô thưởng vô phạt theo kiểu “giá đắt quá ta bỏ game”.
Tất nhiên, cứ sau đúng một chu kì (tùy vào từng loại game), NPH sẽ bắt đầu giảm giá vật phẩm trong shop nhưng cũng… không quên thêm vào đó các loại vật phẩm mới hấp dẫn hơn. Khi thấy các mặt hàng thiết yếu được giảm giá, gamer nào mà chả háo hức mua lấy mua để, tích trữ với nỗi lo biết đâu một ngày giá sẽ trở lại như cũ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều thường thấy là một khi giá vật phẩm nào được NPH giảm xuống thì sau này, nó vẫn sẽ mãi như vậy. Thế nhưng, ta có thể khẳng định là số tiền bỏ ra của gamer là không hề giảm đi tí nào. Rất đơn giản, có giảm giá thì cũng chỉ giảm đi độ 10% là cùng và tất nhiên, cũng chỉ giảm giá cho khoảng 1, 2 vật phẩm (chưa kể một số vật phẩm mới được thêm vào).
Mở thêm server mới
Ai chẳng muốn làm hàng khủng, muốn đứng top, muốn bang hội của mình khỏe nhất server nhưng nhiều lúc, lực bất tòng tâm do server mình đang chơi đã có những đối thủ sừng sỏ tiếm ngôi trước đó đã lâu và không thể bị đánh bại. Lúc này, chuyển sang một server mới để “làm lại từ đầu” là quyết định đúng đắn nhất vì cho dù có ở lại, chúng ta cũng khó có thể vượt mặt được những đàn anh đã bỏ rất xa mình.
Hơn thế nữa, một server mới còn thu hút rất đông số lượng các gamer đã từng phải bỏ game do bận học thi hay có việc cần phải tập trung. Ngoài ra, số lượng những người chơi muốn bắt đầu lại để có thể cùng bạn bè hay anh chị em trong nhà cùng chung một server cũng không hề nhỏ tí nào.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc cứ mỗi đợt tung ra một server mới, gamer lại nô nức đua nhau tạo tài khoản mới, trong khi trên thực tế thì có khi các server cũ cũng chẳng phải là đông lắm.
Tuyên bố sắp có big update
Các phiên bản big update luôn là một trong những chiến lược được ưu tiên hàng đầu hay thậm chí là tối quan trọng để giữ vững vị thế và phát triển, mở rộng tầm ảnh hưởng, lôi kéo thêm người chơi đến với game. Tung ra một phiên bản big update là chuyện lớn nhưng tuyên bố rằng phiên bản “hồi xuân” này sẽ đến với người chơi lại là điều… khá đơn giản đối với các NPH.
Có lẽ, chúng ta đã quá quen thuộc với những phiên bản update… họ “Hứa”. Đầu tiên, NPH cứ mạnh miệng tuyên bố sẽ có big update trong nay mai nhưng liệu nó có về đúng hẹn và có đúng là “big” hay không thì… có trời mới biết. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tuyên bố này lại tác động rõ rệt lên tâm lý gamer. Các đoạn Video quảng bá hoành tráng hay những bài giới thiệu về những tính năng mới đầy sức thuyết phục dễ khến cho người chơi phải ngây ngất và chắc mẩm rằng tựa game mình đang chơi sẽ trở nên cực kì cuốn hút trong tương lai… xa lắc.
Truy quét hack cheat
“Cứ vào game là gặp hack. Phòng nào cũng có hack, làm như không hack là không chơi được game vậy,” Nam Phương, sinh viên năm 4 Đại Học Bách Khoa và là game thủ Đột kích bức xúc nói. Đã có thời điểm, gần như bất kỳ phòng thi đấu nào của Đột kích cũng xuất hiện bóng dáng của hack/cheat, đặc biệt là khi các chương trình hack/cheat được rao bán công khai và dễ dàng tải về từ những diễn đàn game hoặc có liên quan đến game.
Chính vì thế, mỗi khi nhà phát hành game online Việt Nam có những động thái cứng rắn trong việc truy quét và tiến hành khóa vĩnh viễn những tài khoản hack luôn khiến game thủ gỡ gạc lại được đôi chút niềm tin vào đơn vị phát hành game, cho dù có thể chắc chắn tới 90% phiên bản hack kế tiếp sẽ lộ diện gần như cùng lúc với bản nâng cấp của NPH.
Theo Gamek
Chống hack game online bằng thu phí, nên chăng?
Hack/cheat luôn là một bài toán khó giải của Nhà phát hành. Thu phí tài khoản là cách làm hữu hiệu và đơn giản nhất để ngăn chặn tình trạng này. Nhưng giải pháp này liệu có khả thi?
Hack/cheat trong game online đang và sẽ tiếp tục là trở ngại cho sự phát triển của bất kỳ tự game online nào. Thế nhưng, vì những nguyên nhân về mặt công nghệ, các biện pháp phòng ngừa hack/cheat của hầu hết trò chơi hiện có trên thị trường Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Nhiều tựa game sở hữu lượng người chơi lớn như Đột kích, Audition, Boom online, MU online,... đều phải đau đầu vì tình trạng hack/cheat dù đã "gồng mình" cập nhật bản vá lỗi liên tục.
Trên thực tế, có nhiều biện pháp phòng chống hack/cheat đạt hiệu quả nhất định như xử lý tất cả dữ liệu trên máy chủ, sử dụng chương trình chống hack/cheat tại client (như Game Guard), mã hóa client... Tuy nhiên, những biện pháp này đa phần đều liên quan đến cấu trúc trò chơi và khó thực hiện được nếu thiết kế ban đầu của game không đáp ứng, hoặc có thể bị vượt qua nếu gặp game thủ có kinh nghiệm.
Đó là chưa kể, những giải pháp này có thể sẽ làm tăng chi phí vận hành sản phẩm của nhà phát hành. Trong khi đó, có một giải pháp đơn giản và hiệu quả nhưng lại rất ít được áp dụng tại Việt Nam, đó là yêu cầu người chơi trả phí để kích hoạt tài khoản hoặc trả phí thời gian chơi.
Tại sao lại yêu cầu người chơi trả phí?
Trả phí chắc chắn không phải là lựa chọn yêu thích của đại đa số người chơi, trong đó có game thủ Việt Nam. Thực tế là số lượng game miễn phítrên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đều đang chiếm tỉ trọng lớn hơn hẳn so với những sản phẩm thu phí. Thế nhưng, chính bởi tài khoản được tạo dễ dàng, miễn phí nên người chơi cũng không hề ngại ngần nếu sử dụng hack/cheat.
Đặc biệt, với các game casual mang tính giải trí nhanh gọn không yêu cầu cày cuốc như Đột kích, Audition, Avatar star... hiện tượng người chơi tạo tài khoản mới để... hack/cheat giải trí là chuyện "thường ngày ở huyện". Nhà phát hành khóa tài khoản? Chẳng mấy hữu dụng khi tạo tài khoản mới chỉ trong vài thao tác.
Trong khi đó, nếu phải trả phí để kích hoạt tài khoản hoặc trả phí thời gian chơi, game thủ sẽ ít nhiều "chùn tay" khi muốn hack/cheat. Tài khoản bị khóa đồng nghĩa với việc mất luôn số tiền đã "đầu tư". Tạo tài khoản mới để hack/cheat? Bỏ tiền ra để kích hoạt và sẵn sàng chấp nhận bị... mất trắng nếu nhà phát hành phát hiện.
Rõ ràng, việc áp dụng chính sách trả phí cho tài khoản có thể giúp Nhà phát hành dễ dàng hơn trong kiểm soát hack/cheat. Thế nhưng, thực tế là số lượng game thu phí ngày càng ít, trong khi nạn hack/cheat vẫn tiếp tục hoành hành, còn nhà phát hành liên tục bị chê trách vì... bất lực.
Thu phí: nói dễ, làm khó
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định miễn phí của nhà phát hành khi ra mắt game tại Việt Nam nhưng lý do lớn nhất, chủ yếu nhất vẫn là... tâm lý thích hàng "chùa" của game thủ. Một trò chơi miễn phí có thể tiêu tốn bình quân 400.000 đồng/ tháng để "bằng chị bằng em" vẫn thu hút hơn tựa game thu phí chỉ yêu cầu 120.000 đồng/ tháng.
Đứng về khía cạnh doanh thu, các nhà phát hành sẽ ưu tiên hơn cho hình thức miễn phí chơi game. Chính tâm lý thích hàng miễn phí này của phần đông game thủ đã ảnh hưởng đến cả những người chơi sẵn sàng trả phí. Cách đây gần 10 năm, Gunbound đã từng thử áp dụng việc khống chế hack/cheat qua thu phí tài khoản bằng cách mở thêm cụm máy chủ "chỉ dành riêng cho các tài khoản trả phí".
Thế nhưng, kế hoạch này nhanh chóng phá sản vì cụm máy chủ này... không đủ người chơi, bất chấp các máy chủ miễn phí còn lại vẫn đang bị nạn hack/cheat hoành hành. Thực tế cho thấy, dù hiệu quả của thu phí trong việc phòng chống hack/cheat có hiệu quả nhất định, song rào cản... tiền, dù lớn hay nhỏ đều đem lại những khó khăn cực lớn cho nhà phát hành khi muốn áp dụng biện pháp này.
Lời kết
Đương nhiên phòng chống hack/cheat không thể chỉ là trách nhiệm của người chơi. Vì vậy, game thủ hoàn toàn có quyền từ chối nếu nhà phát hành yêu cầu thu phí chỉ để... phòng chống hack/cheat. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh trả phí để được chơi trong một môi trường trong sạch, lành mạnh hơn, được thoát khỏi những thành phần "bất hảo" khi chơi game thì thiết nghĩ, bỏ thêm một số tiền không lớn cũng là một giải pháp hoàn toàn chấp nhận được.
Theo Gamek
Những nỗi khổ kinh niên của game thủ Việt Tưởng chừng như game thủ Việt đã hết khổ, thế nhưng vẫn không ít những người chơi game online vẫn phải chịu tình cảnh bi đát được mô tả dưới đây. Luôn luôn phải sống chung với hack Có thể khẳng định rằng, ở bất cứ tựa game online nào trên mảnh đất hình chữ S, từ game thể loại casual, game bắn...