Những thời điểm nào dễ bị đột quỵ?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, biến thiên của huyết áp và độ đặc của máu trong 24 giờ có tác động đến sự hình thành đột quỵ, dẫn đến bệnh dễ khởi phát vào một số thời điểm nhất định trong ngày.
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu não bị tắc nghẽn, bị vỡ, gây gián đoạn việc vận chuyển máu để nuôi dưỡng não bộ khiến các tế bào thiếu hụt dinh dưỡng, oxy; các tế bào sẽ chết đi sau vài phút nếu vấn đề thiếu hụt này không được khắc phục.
Đối với bệnh đột quỵ, thời điểm phát bệnh là một yếu tố không thể chủ quan. Biết được các biểu hiện của đột quỵ, đặc biệt là thời điểm xảy ra đột quỵ là bạn đã làm chủ được cuộc sống của mình.
BS.CK2. Nguyễn Hữu Hậu, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng – Bệnh viện Gia An 115 (TPHCM) thông tin trên báo phụ nữ Việt Nam, khuyến cáo đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, trong độ tuổi nào nên mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân bằng cách khám sức khỏe tổng quát định kỳ và tầm soát các yếu tố nguy cơ.
Những người có nguy cơ cao mắc phải đột quỵ cần đặc biệt cẩn trọng là người trên 50 tuổi; người đang mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ trong máu, bệnh tim; người hút thuốc lá, nghiện rượu, người béo phì, ít vận động… và người có tiền sử đột quỵ.
Nếu có các dấu hiệu khởi phát cơn đột quỵ, cần cấp cứu ngay tại bệnh viện có chức năng điều trị đột quỵ. Các dấu hiệu của đột quỵ não bao gồm: Đột ngột tê cứng, méo mặt; tê yếu hoặc khó cử động tay chân, một bên cơ thể; khó phát âm, nói không rõ chữ, nói ngọng bất thường; đột ngột choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác; thị lực bỗng nhiên giảm, mắt mờ, không nhìn rõ; đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Mới đây, bệnh viện đã tiếp nhận và can thiệp điều trị cho một bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bị tắc hoàn toàn động mạch thân nền và hẹp trên 90% động mạch đốt sống.
Thông tin đăng tải trên báo SKĐS, đột quỵ gây nhiều hậu quả nặng nề về chi phí điều trị. Sau đột quỵ, bệnh nhân thường khó hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường, gây nhiều ảnh hưởng về kinh tế, chi phí thuốc, điều trị, hồi phục…
Với người nhà bệnh nhân, đột quỵ tạo gánh nặng kinh tế trực tiếp, thông qua việc mất sức lao động. Ảnh hưởng kinh tế gián tiếp thông qua việc chăm sóc, điều trị cũng như những áp lực về mặt tinh thần.
Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng dần lên và tăng nhanh lúc người ta thức dậy vào buổi sáng.
Lúc này cơ thể tiết ra hoóc-môn Adrenaline và các hoóc-môn gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu oxy. Sau một đêm, cơ thể đã mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu trở nên keo đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi.
Một nguyên nhân khác liên quan đến đột quỵ buổi sáng là do lượng nitric oxit thấp vào lúc đó. Nitric Oxit (gọi tắt là NO) có vai trò quan trọng trong việc cầm máu. Nó tham gia vào hầu hết quá trình sinh học trong cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, cảm giác đau, hài lòng, điều tiết máu và các chất dinh dưỡng…
NO có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vào ban đêm, NO bị tiêu thụ nhiều nhất nên khi sáng sớm cơ thể dễ bị thiếu NO, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Khoảng thời gian từ 18 đến 19 giờ cũng là thời điểm huyết áp tăng cao. Qua thực tế, nhiều bệnh nhân nhập viện vào các thời điểm này. Tăng huyết áp khiến thành mạch máu bị tổn thương, thậm chí có thể vỡ ở những mạch máu nhỏ như mạch máu não, gây xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu và dẫn đến đột quỵ.
Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, các mảng xơ vữa động mạch vành có nguy cơ tổn thương, dễ bị rách vỡ, bong. Khi đó chúng kích hoạt tiểu cầu gây ra nhồi máu cơ tim cấp.
Mặt khác, độ đặc của máu cũng là một trong những tác nhân cơ bản hình thành đột quỵ. Độ đặc của máu có tăng theo một quy luật nhất định, từ 4 đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất, sau đó loãng ra.
12 giờ đêm là thời điểm máu loãng nhất rồi dần đặc lại. Vì vậy, những cơn đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm, là thời điểm máu đặc nhất.
Các chuyên gia y tế lưu ý, những người có nguy cơ cao chẳng hạn như cao tuổi, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…, không nên rời khỏi giường ngay lúc thức giấc buổi sáng, và cần nhận được sự trợ giúp nếu xuất hiện các dấu hiệu của đột quỵ.
CLIP: Camera ghi lại khoảnh khắc người đàn ông đột quỵ khi đang sạc điện thoại
Một người đàn ông có triệu chứng đột quỵ trước đó mà không hay biết để phòng ngừa, đến lần thứ 2 thì bị nặng hơn. Camera gia đình ghi lại khoảnh khắc ông đột quỵ trước mặt những người nhà trong lúc đang sạc điện thoại.
Sáng 19-3, Bệnh viện Gia An 115 TP HCM cho biết vừa cứu kịp người đàn ông bị đột quỵ lần 2 nặng do không phát hiện lần đột quỵ trước đó để phòng ngừa.
Bệnh nhân là ông N.V.T (71 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP HCM), nhập viện trong tình trạng yếu nửa người bên trái, liệt mặt bên trái, nói đớ, tăng huyết áp- các triệu chứng khởi phát trước khi nhập viện 1 giờ 30 phút.
Tại Bệnh viện Gia An 115, kết quả chụp cắt lớp sọ não xác định bệnh nhân bị nhồi máu não vùng cầu não, tắc hoàn toàn động mạch thân nền đoạn 1/3 giữa, có nhồi máu não cũ vùng đầu nhân đuôi bên trái, hẹp trên 90% tại gốc động mạch đốt sống bên trái.
Người đàn ông đang sạc điện thoại đột quỵ trước mặt người nhà
Bệnh nhân được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để tái thông mạch máu nhỏ xung quanh và làm mềm cục huyết khối đang gây tắc động mạch thân nền. Với cục huyết khối, bắt buộc phải được lấy ra bằng dụng cụ cơ học nhưng gốc động mạch đốt sống bị hẹp trên 90% là một trở ngại vì không thể đưa dụng cụ vào để lấy huyết khối.
Các bác sĩ phải đặt stent Optimax tái thông động mạch đốt sống để mở đường luồn dụng cụ lấy huyết khối, tái thông động mạch thân nền. May mắn được can thiệp điều trị sớm nên bệnh nhân phục hồi tốt, không phải chịu di chứng nào.
Ảnh minh họa
Theo BS.CK2 Nguyễn Hữu Hậu, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng Bệnh viện Gia An 115, bệnh nhân này có vết nhồi máu não cũ, nghĩa là đã từng bị đột quỵ mà không biết. Nhiều trường hợp bệnh nhân không hề hay biết mình đã từng bị tai biến nhồi máu não do nhồi máu nhẹ không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh chủ quan bỏ qua.
"Nếu người bệnh không biết và/hoặc không chú ý kiểm soát, điều trị các bệnh lý nền để làm giảm các nguy cơ gây tái phát thì khả năng xảy ra tái phát đột quỵ rất cao. Khi tái phát đột quỵ lần 2, lần 3... hậu quả có thể nặng nề hơn, khả năng phục hồi thấp hơn, chi phí điều trị cũng tăng lên so với đột quỵ lần đầu", BS Hậu khuyến cáo.
Cứu nữ bệnh nhân bị xuất huyết não thoát khỏi 'cửa tử' trong gang tấc 6 tháng sau khi ông ngoại bị xuất huyết não do dị dạng động tĩnh mạch não, người phụ nữ 29 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu với lý do tương tự. Bệnh nhân được can thiệp cứu sống kịp thời Ngày 18/2, Bệnh viện Gia An 115 (TPHCM) cho biết, vừa can thiệp kịp thời, cứu một bệnh nhân nữ bị...