Những thời điểm cấm phụ nữ mang thai
Để thai nhi phát triển bình thường và khoẻ mạnh thì phụ nữ cần cân nhắc thời điểm thụ thai vì có những thời điểm thụ thai sẽ không tốt cho cả mẹ và con.
Sức khoẻ yếu
Sức khoẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định xem khi nào là thời điểm hai bạn nên thụ thai và khi nào là không nên. Đối với phụ nữ, người mang bầu thì sức khoẻ lại càng quan trọng hơn.
Nếu chị em phụ nữ có sức khoẻ đang yếu, đang mắc các bệnh bệnh mãn tính có khả năng ảnh hưởng đến kế hoạch có thai như tiểu đường, động kinh, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, bệnh tim mạch.
Nếu đang điều trị các bệnh trên, cần được bác sĩ điều trị đánh giá lại tình trạng sức khỏe trước khi có thai hoặc điều trị cho thể trạng sức khoẻ tốt hơn rồi mới nên quyết định có thai. Vì trong thời gian trị bệnh, người phụ nữ phải uống nhiều loại thuốc, trong đó có những thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể làm cho thai nhi bị dị tật, ốm yếu…. cho nên, trước khi muốn có con, các cặp vợ chồng hãy chuẩn bị sức khoẻ thật tốt.
Ngoài ra, nếu gia đình, họ hàng gần bị dị tật hoặc mắc các bệnh về gen, các cặp vợ chồng hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn và có hướng sử trí thích hợp trước khi có thai để thai nhi được phát triển mạnh khoẻ nhất
Tiếp xúc với môi trường độc hại
Nếu bạn đang phải làm việc trong môi trường ô nhiễm không an toàn, phải tiếp xúc nhiều với hoá chất độc hại như môi trường nhiễm Cytomegalo virus, Rubella, kim loại nặng, thủy ngân, dung môi hữu cơ, những hóa chất trong thuốc trừ sâu… thì không nên mang thai lúc này. Bởi, khi bà mẹ mang thai tiếp xúc với hoá chất rất dễ làm cho thai nhi bị dị tật, thể trạng cơ thể yếu, hoặc gây sinh non, sẩy thai…Nếu có quyết định mang thai, bạn nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.
Video đang HOT
Phụ nữ không nên có thai ngay sau khi ngừng thuốc tránh thai. (ảnh minh họa)
Sau khi ngừng thuốc tránh thai
Phụ nữ không nên có thai ngay sau khi ngừng thuốc tránh thai, vì trong thời gian dùng thuốc tránh thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi về hormone, dù sau khi ngừng thuốc, việc tránh thai không còn hiệu quả nhưng những sự thay đổi do thuốc tránh thai gây ra vẫn có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì vậy, sau khi ngừng thuốc tránh thai khoảng 3 tháng thì bạn hãy nên có thai.
Sau khi tháo vòng tránh thai
Vòng tránh thai được đặt vào tử cung với thời gian dài hay ngắn đều có thể ảnh hưởng đến tử cung của người phụ nữ. Nếu có thai ngay sau khi tháo vòng tránh thai, sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nếu muốn có thai thì thời điểm sau 2 -3 tháng tháo vòng tránh thai để tử cung ổn định sẽ là thời điểm tốt hơn cho phụ nữ.
Sau khi sẩy thai, đẻ non
Sau khi sẩy thai và đẻ non thì tử cung của người phụ nữ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu có thai ngay sau thời điểm tử cung chưa được phục hồi thì rất dễ có thể dẫn đến tiếp tục để xảy ra tình trạng giống như lần trước. Bởi sau khi bị sẩy thai, đẻ non cơ thể người phụ nữ rất yếu do mất nhiều máu, tinh thần hay buồn rầu, lo lắng, bị suy sụp nghiêm trọng…
Với những ảnh hưởng đó, phụ nữ mang thai ngay sau lúc này là không tốt. Tuỳ vào thể trạng của từng phụ nữ sẽ được bác sĩ đưa ra mức thời gian kiêng cữ tốt nhất.
Khampha
Thói xấu của mẹ dễ gây sẩy thai
Rất nhiều thói quen xấu của mẹ như uống thuốc bừa bãi, xoa bụng quá nhiều, vận động mạnh... khiến mẹ mất con.
Sảy thai là điều chẳng ai mong muốn trong thai kỳ. Tuy nhiên, theo thống kê có đến 25% mẹ bầu kết thúc thai kỳ bằng sảy thai. Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý thì có rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ thói xấu của mẹ như uống thuốc bừa bãi, xoa bụng quá nhiều, vận động mạnh... Vậy để giảm nguy cơ này, khi mang bầu mẹ cần tránh những hoạt động sau:
Uống thuốc bừa bãi
Trong quá trình mang thai nên tránh tối đa việc sử dụng thuốc. Nguyên nhân là do trong thành phần một số thuốc có những dược liệu có liên quan làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Khi biết mình có thai, trong trường hợp bạn đang phải uống thuốc điều trị bệnh nào đó thì việc đầu tiên là bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để bác sĩ có thể xem xét và điều chỉnh, hay thế những thuốc có thể gây tác động xấu lên thai nhi.
Trong giai đoạn mang thai, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ, điều này áp dụng với cả các loại thuốc bổ, các viêm bổ sung vitamin vì trong khi khám thai, bác sĩ đã căn cứ vào tình hình sức khoẻ cũng như các kết quả xét nghiệm để chỉ định loại thuốc bổ/vitamin bổ sung cho bạn, nếu tự ý sử dụng thêm thì có thể lại gây tác dụng ngược.
Có đến 25% mẹ bầu kết thúc thai kỳ bằng sảy thai. (ảnh minh họa)
Ăn thực phẩm tái, sống
Nếu thịt, cá chưa được làm chín (như phở bò tái, gỏi cá, món sushi...) thì cũng không nên ăn cho dù đó là món ăn khoái khẩu của bạn trước đây vì các loại thực phẩm chưa được làm chín kỹ có thể chứa các loại vi khuẩn như E.coli, listeria, campylobactor, salmonella gây nguy cơ sảy thai, sinh non, thai lưu.
Cần đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm đã được nấu chín, chế biến kỹ để loại trừ các vi khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra sữa tươi nếu chưa được qua khâu tiệt trùng thì không nên uống vì có thể trong sữa có chứa khuẩn listeria có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Hút thuốc, sử dụng rượu, bia
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa hút thuốc, sử dụng rượu bia khi mang thai dẫn đến nguy cơ sẩy thai, sinh non, bé nhẹ cân.... Trong quá trình mang thai, tuyệt đối không nên hút thuốc (ngay cả trường hợp hút thuốc thụ động cũng có hại cho thai nhi), không nên uống quá nhiều rượu bia, cà phê. Bạn nên nhớ rằng tất cả những gì bạn ăn, uống đều đi qua nhau thai đến bào thai, con bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng nên hãy suy nghĩ kỹ để chọn cho bản thân những thức uống, thực phẩm tốt cho em bé trong bụng.
Xoa bụng nhiều
Với nhiều bà mẹ, xoa bụng như một hành động giao tiếp, thể hiện tình cảm trìu mến với con nên lúc nào cũng xoa, còn nhiều bà mẹ thì lo ngại quá trình rạn da khi mang thai nên sử dụng các loại kem dưỡng da xoa, massage kỹ để kem thấm sâu hơn, bảo vệ da hiệu quả hơn mà không biết rằng điều này gây tác động đến thành bụng, có thể làm động thai do tử cung bị co lại.
Tuy nhiên không có nghĩa là bạn không thể xoa bụng, bạn có thể xoa bụng nhưng nên lưu ý rằng xoa nhẹ, không xiết mạnh, không nên xoa lâu quá và không xoa nhiều lần trong ngày. Nếu trước đây đã từng bị động thai, sảy thai... thì không nên xoa, vỗ bụng.
Vận động thể lực mạnh
Nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng đi bộ nhiều sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn nhưng thực tế là nếu đi bộ quá nhiều thì có thể gây áp lực cho vùng chậu và bụng, có thể gây sinh non, sảy thai đặc biệt là những phụ nữ có tử cung bị hở. Do đó bạn có thể bắt đầu tập luyện nhưng tập nhẹ nhàng, đi bộ từ từ, không quá gắng sức. Nếu đã quen dần thì có thể tăng dần dần cường độ. Không tham gia các môn thể thao vận động mạnh, tốn sức, bê nặng, hay vận động thể lực nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục trong khi mang thai là hoàn toàn có thể, nó chỉ trở thành nguy cơ cao gây sảy thai đối với một số phụ nữ từng bị sảy thai, động thai trước đây thì không nên quan hệ để tránh các cơn co thắt tử cung, va chạm vùng bụng trong 3 tháng đầu mang thai để thai nhi ổn định. Sau đó bạn có thể gặp bác sĩ để có những lời khuyên, tư vấn chi tiết hơn cho những tháng về sau có thể quan hệ được hay không. Còn đối với những phụ nữ có sức khoẻ bình thường thì có thể quan hệ, tuy nhiên động tác phải nhẹ nhàng, khi có bất cứ biểu hiện nào khác thì phải dừng lại ngay và đi khám bác sĩ.
Theo Khám Phá
Điểm danh nỗi ám ảnh của thai phụ Mang thai, sinh con là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bà mẹ. Thế nhưng bản thân thai phu cũng không thể tránh khỏi lo sợ những điều dưới đây. Sảy thai Rất nhiều phụ nữ mang thai sợ hãi điều này. Tỉ lệ xảy thai cao nhất ở phụ nữ tuổi từ 40 - 45, tiếp đến là phụ nữ ở...