Những thiết kế trang bìa Harry Potter kỳ lạ, gây ám ảnh cho trẻ em
Các phiên bản tiểu thuyết Harry Potter ở Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển có thiết kế bìa kỳ lạ, chứa nhiều hình ảnh bị nhận xét gây ảnh hưởng đến tâm lý, trí tưởng tượng của trẻ em.
Harry Potter là bộ tiểu thuyết của nữ nhà văn người Anh J.K. Rowling, gồm có 7 phần. Sau lần đầu tiên được phát hành bởi nhà xuất bản Bloomsbury vào năm 1997, bộ truyện ngày càng nổi tiếng. Tính đến thời điểm hiện tại, Harry Potter đã được dịch ra 80 ngôn ngữ và trở thành “hiện tượng văn hóa đại chúng” suốt 2 thập kỷ. Bên cạnh nội dung hấp dẫn, cách minh họa cho trang bìa ở mỗi bản dịch tại các quốc gia cũng là chủ đề khiến người đọc quan tâm.
“Harry Potter và Hoàng tử lai” xuất bản tại Đan Mạch là tập truyện có thiết kế bìa gây nhiều tranh cãi. Người họa sĩ đã xây dựng khung cảnh Harry phải đối mặt với lũ Inferius (xác chết được hồi sinh) – một trong những chi tiết đáng sợ nhất của cuốn sách. Việc miêu tả Inferius giống như vẻ ngoài của con người, ngoại trừ làn da nhợt nhạt và đôi mắt trắng chết chóc khiến các bậc phụ huynh ở nước này đặc biệt lo ngại. Họ cho rằng những hình ảnh trên có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và trí tưởng tượng của những đứa trẻ.
Bản “Harry Potter và Hội Phượng hoàng” của Phần Lan được minh họa bởi nghệ sĩ Mika Launis. Bố cục bìa bị nhận xét lộn xộn, gương mặt của Giáo sư Umbridge trông giống một con cóc xấu xí. Điều kỳ lạ về các phiên bản Harry Potter được xuất bản tại Phần Lan là tất cả nhân vật đều có chiếc mũi khổng lồ và bị cắt ở phần đầu mũi.
“Harry Potter và Bảo bối Tử thần” là tập được bán hết nhanh nhất mọi thời đại. Nguyên bản tiếng Anh của tập cuối cùng trong bộ truyện được phát hành đồng thời tại Anh, Mỹ, Cannada và một số nước khác. Bản dịch tiếng Đan Mạch nhận nhiều khen ngợi vì minh họa bối cảnh hay nhất của Trận chiến Hogwarts. Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng nhà xuất bản đã làm hỏng cả trang bìa khi tạo hình Harry trông giống một người đàn ông 40 tuổi.
Video đang HOT
“Harry Potter và Hòn đá Phù thủy” tính đến nay vẫn là cuốn sách bán chạỵ nhất trong cả 7 cuốn. Đặc biệt, phiên bản tiếng Albania còn thu hút sự chú ý của độc giả thế giới vì trang bìa chứa đựng ý tưởng sáng tạo độc đáo. Ngoài bìa, Harry đội chiếc mũ chuột lớn và chơi một ván cờ với một loài gặm nhấm khổng lồ, mặc dù trong tập truyện không hề có chi tiết này. Cậu có nhiệm vụ đánh bại con chuột Matthias để cứu thế giới của mình khỏi sự hủy diệt. Các quân cờ là thành viên bị bắt cóc trong gia đình Slender Man.
Bìa “Harry Potter và Hòn đá Phù thủy” xuất bản tại Phần Lan nhận nhiều đánh giá không tốt vì chia sai bố cục. Trang bìa gây tranh cãi khi Ron trông như nhân vật trong bức họa phân biệt chủng tộc của một người Ailen đã được xuất bản trên một tờ báo thời xưa. Trong khi Hermione giống Alfred E. Newman – một cậu bé gầy gò với hàm răng lệch từng xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Mad (Mỹ).
“Harry Potter và Hội Phượng Hoàng” phiên bản Thụy Điển có trang bìa được thiết kế dựa trên ý tưởng từ những video kinh dị giống như bộ phim The Exorcist (tạm dịch: Quỷ ám). Trẻ em trên khắp Thụy Điển đã rất ám ảnh mỗi khi nhìn vào Thestral – con ngựa có cánh, thân hình gầy dơ xương và đôi mắt đáng sợ.
Bản dịch tiếng Trung Quốc của “Harry Potter và Phòng chứa bí mật” là tập truyện sử dụng nhiều bối cảnh khác nhau trong cuốn sách để minh họa bìa. Tuy nhiên điều này lại khiến người nhìn rối mắt vì thông thường khi một họa sĩ thiết kế bìa, họ sẽ được cung cấp chi tiết về một cảnh cụ thể. Chi tiết thú vị, kịch tính và thu hút độc giả luôn phải ưu tiên hàng đầu.
Hồ nước xanh bạc hà kỳ lạ bao quanh 'Mắt quỷ' giữa sa mạc
Nơi này hội tụ đầy đủ các yếu tố như vừa rùng rợn bí hiểm vừa quá đỗi xinh đẹp.
Mang Nhai là thị trấn phía Bắc thành phố Thanh Hải, ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Đây cũng là thị trấn nằm trên con đường dẫn tới vùng đất Tây Tạng nổi tiếng. Nơi ít có người biết đến, nhưng lại là một vùng đất chứa nhiều điều kỳ diệu.
Khi lái xe tới nơi này, du khách chỉ có thể nhìn thấy những hồ muối màu xanh bạc hà trên đường đi. Nhưng khi ngắm nhìn từ trên cao, mọi người sẽ thấy một con mắt như quỷ dữ nổi bật giữa một vùng đất rộng lớn.
Bắt đầu từ Huatugou (một địa điểm ở Hải Tây, Thanh Hải, Trung Quốc), du khách đi thêm 40km nữa mới tới Mắt quỷ. Trên đường đi, du khách sẽ thấy rất nhiều cỗ máy đang hoạt động, có rất nhiều tài nguyên khoáng sản ở sa mạc Gobi nên nhiều người đã tới đây khai thác. Ở một nơi hoang vắng như thế này, cuộc sống thực sự không hề dễ dàng một chút nào.
Mắt quỷ trong tiếng Mông Cổ là Aikenquan, có nghĩa là "khủng khiếp". Khu vực Mắt quỷ hình thành do lượng lưu huỳnh quá cao, khiến môi trường xung quanh không có sinh vật nào có thể sinh sống được.
Nhìn từ trên cao, Mắt quỷ giống như một con mắt của loài chim bất tử, nhưng khi tiến lại gần thì chỉ thấy nó chỉ có mỗi nhãn cầu. Càng xoáy sâu nhìn vào khoảng không bên dưới, mọi người sẽ cảm nhận được sự ma quái đầy ám ảnh, nhiều người còn ví như này giống như bị một thứ ma thuật nào đấy phù phép.
Mùa xuân là thời điểm nồng độ lưu huỳnh tăng cao, phải trong một thời gian dài thì khí lưu huỳnh mới bốc hơi dần. Nhìn kỹ Mắt quỷ, du khách sẽ thấy có những đường vân hoa văn như máu hình thành ở 2 bên mắt, không phải cường điệu khi nói rằng nó giống như một viên đá quý.
Để đảm bảo Mắt quỷ không gây hại cho mọi người, nó được chính quyền cử người tới túc trực và bảo vệ cả ngày lẫn đêm.
Xung quanh Mắt quỷ được vây quanh bởi những hồ nước màu xanh bạc hà Emerald. Đây là hồ muối magiê sunfat màu xanh được tạo thành do sự khúc xạ ánh sáng mặt trời và đặc trưng muối. Đứng trước hồ muối nước trong mắt, nổi bật với màu xanh bạc hà, mọi người đều muốn đi một vòng xung quanh để ngắm nhìn.
Thị trấn Mang Nhai có hồ muối Emerald có Mắt quỷ độc đáo, có núi tuyết Côn Lôn xa xa... hội tụ đầy đủ những yếu tố hấp dẫn để quyến rũ khách du lịch tới. Nếu may mắn đi vào những ngày nắng đẹp, thời tiết tốt, mọi người có thể ngắm nhìn trọn vẹn mọi thứ.
Kỳ lạ tập tục an táng trên cây giúp linh hồn lên thiên đường Tại Tây Tạng, những đứa trẻ không may qua đời sớm sẽ được mộc táng (tức quan tài treo trên cây). Người Nyingchi và Kangbei thực hiện tập tục mộc táng vì quan niệm điều này sẽ giúp linh hồn đứa trẻ thuận lợi lên thiên đường. Người Nyingchi và Kangbei sống ở Tây Tạng (Trung Quốc) duy trì tập tục mộc táng...