Những thiết bị độc đáo trên xe hơi cổ
Có một số đồ vật thiết bị đã biến mất hoàn toàn trên các xe hơi hiện đại ngày nay, nhưng cũng có một số thiết bị đã liên tục được cải tiến với công nghệ mới. Cùng xem lại 10 đồ vật gắn trên xe cổ ngược dòng lịch sử
1.Đầu ngựa gỗ
Nằm trong danh sách “50 chiếc xe hơi tệ nhất mọi thời đại”, chiếc xe hơi đời cổ gắn đầu ngựa gỗcó tên Horsey Horseless do nhà phát minh Uriah Smith thiết kế năm 1899, tại thành phố Battle Creek, bang Michigan, Mỹ. Mặc dù không được thiết kế và sử dụng rộng rãi, nhưng chiếc xe hơi Horsey Horseless đã từng xuất hiện trong những cảnh đầu của bộ phim “Bố già” (1972) nổi tiếng.
2. Ôtô hai bánh lái
Với ý tưởng thay thế bánh lái lớn cho xe hơi, kỹ sư hàng không Robert J. Rumpf đã thiết kể hệ thống hai bánh lái đường kính 13cm có thanh ngang ở giữa cho hãng xe hơi Ford năm 1965.Với thiết kế này,Robert J. Rumpf tin rằng hai bánh lái có thể giúp người điều khiển xe hạn chế được chuyển động của tay khi quay xe và phụ nữ có thể sử dụng chúng dễ dàng. Tuy nhiên, chiếc xe có hai bánh vô-lăng nhỏ này chưa từng được trưng bày ở showroom của hãng Ford.
3. Lồng chó
Từ những năm 1930, vì muốn đảm bảo an toàn cho các chú cún và không phải bận tâm với những chiếc lông dính trên nệm ghế xe, người ta đã phát minh ra một cái lồng có các thanh chắn sắt ở phần dưới xe cho các chú chó đi xa cùng chủ nhân. Với chiếc lồng đặc biệt này, các chú chó vừa có thể ngắm đường phố, vừa được đảm bảo sạch sẽ và thoáng khí.
Video đang HOT
4. Logo đầu lâu
Hình ảnh chiếc đầu lâu có 2 xương vắt chéo là biểu tượng mà người dân ở thành phố Memphis (thuộc tiểu bang Tennessee, Mỹ) đưa ra trong những năm 1930 để chỉ những tay lái ẩu, vi phạm luật giao thông. Logo đầu lâu này được gắn vào ôtô hoặc bằng lái của những tay lái nguy hiểm để cảnh báo cho người dân. Tuy nhiên, ý tưởng này không trở thành hiện thực vì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu cảnh sát thu hồi giấy phép lái xe của những người đi ẩu, hay vi phạm.
5. Chuông
Vào những năm 1930, để đánh thức giúp những người lái xe chẳng may ngủ gật, người ta đã phát minh ra một chiếc chuông nhỏ bằng kim loại, gắn ngay dưới cằm của người lái xe. Mỗi khi ngủ gật, chiếc chuông sẽ reo lên và đánh thức tài xế.
6. Đèn pha tự động
Vào thập kỷ 60, hãng xe hơi General Motors (Mỹ) đã giới thiệu hệ thống đèn pha tự động có tên Twilight Sentinel. Với hệ thống này, đèn pha có thể tự bật sáng khi trời tối. Thậm chí, chúng còn được lắp đặt thêm hệ thống hẹn giờ, giúp cho chủ nhân có đủ ánh sáng và thời gian để đóng/mở cửa nhà.
7. Máy hát
Để quãng đường lái xe bớt nhàm chán, ngay từ những năm 1950, kỹ sưPeter Goldmarkcủa hãng Chrysler (Mỹ) đã lên ý tưởng và thiết kế bộ đĩa hát trong xe hơi để tài xế cảm thấy thoải mái.Độ dài của mỗi mặt đĩa hát là 45 phút. Máy hát này được sử dụng từ năm 1956 đến 1959, sau khi các hệ thống nghe nhạc hiện đại mới được thay thế dần.
8. Dây an toàn tự động
Trước đây, việc sản xuất dây an toàn của xe hơi (seatbelt) không được coi trọng vì quan niệm nó là phụ kiện xa xỉ và vì người sử dụng không để tâm đến.Vào cuối những năm 1970, dây an toàn tự động ra đời vì sự an toàn khi lái xe bắt đầu được đề cao. Khi người lái mở cửa xe và ngồi vào ghế, seatbelt sẽ tự động gài. Nhược điểm của chiếc dây này là khiến lái xe ngồi vào xe không dễ dàng, thuận tiện.
9. Hệ thống định vị Iter Avto
Iter Avto được xem là hệ thống định vị đầu tiên của xe hơi, là “phiên bản” đời cũ của chiếc GPS hiện đại ngày nay. Chiếc Iter Avto được phát minh năm 1930. Nguyên tắc hoạt động của Iter Avto khá đơn giản. Với chiếc màn hình cuộn giấy bản đồ gắn với một dây cáp tương tự như một chiếc đồng hồ đo tốc độ. Khi đó, tỉ lệ di chuyển của bản đồ tỉ lệ thuận với tốc độ của xe. Nhược điểm của Iter Avto là khi quay xe, tài xế phải thay bản đồ và để lại đúng vị trí mình đang đứng.
10. Bộ ly cocktail
Nước Mỹ những năm 1950 là thời điểm Martini và các loại cocktail được ưa chuộng rộng rãi. Với quan điểm vừa lái xe vừa nhấm nháp ly cocktail ngon tuyệt mà giới trẻ sành điệu thích thể hiện, các nhà sản xuất xe của Mỹ đã sản xuất chiếc Cadillac Eldorado Brougham năm 1957 có thiết kế một bộ ly đựng coctail nhỏ bên trong ngăn chứa đồ của xe. Ý tưởng này ra đời trước khi dây an toàn và túi khí được sản xuất vào những năm 1970.
Theo Infonet
'Cứu tinh' của dòng xe đô thị
Với những người thường ôm vô lăng, lái xe trong đô thị cần sự kiên nhẫn gấp bội. Thao tác đạp phanh, mớm côn, nhồi ga... trên những chiếc xe số sàn sẽ làm họ nhanh chóng mệt mỏi...
Ưu điểm lớn nhất của số tự động là giảm thiểu thao tác của người lái, phù hợp di chuyển phải thường xuyên giảm ga, phanh, chuyển số. Không chỉ chị em mới ưng ý với hộp số tự động, ngay cả cánh mày râu cũng coi số tự động là thiết bị hấp dẫn khi di chuyển trong thành phố vì không còn phải kìm chân côn (ambraya), tay liên tục chuyển số nên kể cả khi lưu thông vào giờ cao điểm, người cầm lái vẫn thấy thoải mái khi điều khiển xe. Chính vì vậy, hộp số tự động trở thành cứu tinh và dần được ưa chuộng, nhất là với những khách hàng sống hoặc thường xuyên phải sử dụng xe hơi nơi đô thị.
Nhiều mẫu xe nhập khẩu trên thị trường được khách hàng lựa chọn khi sử dụng hộp số tự động.
Lệ Chi, chủ doanh nghiệp phân phối mỹ phẩm, thừa nhận sử dụng xe có trang bị hộp số tự động giúp chị cảm thấy thoải mái và tiện lợi hơn. "Trước đây, khi đi xe số sàn, mình phải thuê tài xế, rồi mất thời gian đưa rước, chờ đợi. Từ khi chuyển sang xe số tự động mình tự lái luôn vì xe dễ sử dụng. Bây giờ mình rất chủ động, thoải mái khi đi gặp đối tác, bạn bè, không phải boăn khoăn chuyện xe cộ nữa", chị chia sẻ.
Không chỉ chị em mới ưng ý với hộp số tự động, ngay cả cánh mày râu cũng coi số tự động là thiết bị hấp dẫn khi di chuyển trong thành phố vì không còn phải kìm chân côn (ambraya), tay liên tục chuyển số nên kể cả khi lưu thông vào giờ cao điểm, người cầm lái vẫn thấy thoải mái khi điều khiển xe.
Hộp số tự động đầu tiên trên thế giới được sử dụng năm 1940, khi hãng xe Oldsmobile - Mỹ sản xuất hàng loạt xe mang tên Hydra-Matic. Loại xe này có ưu điểm giúp người lái giảm bớt thao tác đạp chân côn và chuyển số. Ưu điểm lớn nhất của số tự động là giảm thiểu thao tác của người lái, phù hợp với những người mới tập đi hay phụ nữ vốn không thành thạo khi sử dụng số sàn và di chuyển trên những đường phố đông đúc, thường xuyên phải giảm ga, phanh, chuyển số. Ngoài ra, số tự động có tỷ số truyền biến đổi một cách tối ưu theo điều kiện vận hành nên giúp động cơ hoạt động ổn định, xe chạy êm ái. Nhược điểm duy nhất của nó là tiêu hao nhiều nhiên liệu.
Tiêu biểu nhất cho dòng xe trang bị hộp số tự động tại Việt Nam thuộc phân khúc xe sedan hạng C - phù hợp nhất đối với đô thị động đúc, cũng là nơi có sự góp mặt đông đảo và cạnh tranh gay gắt nhất, với những cái tên như Toyota Altis, Honda Civic, Mazda3, Ford Focus, Kia Forte, Hyundai Elantra...
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua, đơn cử như nhà sản xuất Toyota tại Việt Nam, bán ra 2.456 chiếc Altis thì có tới 1.993 chiếc xe số tự động, còn lại 663 chiếc xe số tay. Tương tự, trong số 546 chiếc Honda Civic bán ra trong nửa đầu năm thì có tới 468 chiếc xe số tự động
Theo VNE
SH Việt sơn chóa đèn màu xanh Pepsi Mẫu xe tay ga SH 2012 màu trắng tinh khôi, với điểm nhấn sơn chóa đèn, vành xe, logo tạo nét cứng cáp, mạnh mẽ. Chiếc SH 2012 150cc vẫn chưa gắn biển số được đưa thẳng từ nhà máy của Honda Việt Nam về một xưởng độ ở Sài Gòn. Đây được xem như là phiên bản sporty của SH Việt, với...