Những thiết bị công nghệ độc đáo nhưng thất bại
Sử dụng những công nghệ độc đáo cùng tham vọng cạnh tranh lớn nhưng một số sản phẩm công nghệ đã thất bại, thậm chí bị “khai tử” sớm.
RED Hydrogen One được ra mắt năm 2018 với những tính năng táo bạo như “màn hình 3 chiều holographic”, khả năng kết nối phụ kiện dạng module kiêm màn hình phụ cho máy quay phim chuyên nghiệp RED. Sau nhiều tháng chậm trễ, RED Hydrogen One gây thất vọng lớn do kích thước cồng kềnh, cấu hình lỗi thời, khó sử dụng, chất lượng camera không tương xứng, khả năng hiển thị kém bên cạnh giá bán cao. Dự án smartphone màn hình 3D bị RED chấm dứt chỉ sau một thế hệ. .
Khi ra mắt năm 2016, Samsung Galaxy Note7 trang bị cấu hình mạnh mẽ, màn hình viền cong sang 2 bên tương tự một số mẫu Galaxy S và camera nâng cấp mạnh. Đây được xem là đối thủ xứng tầm của iPhone 7 Plus ra mắt cuối năm 2016, tuy nhiên sự cố nổ pin diện rộng khiến Samsung phải 2 lần thu hồi, cuối cùng ngừng bán mẫu máy này sau hơn 2 tháng ra mắt. Theo The Verge, đây là bài học lớn cho công ty Hàn Quốc bởi quy trình kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng nhất cũng có thể tồn tại lỗ hổng.
Fire Phone là thiết bị mở đầu và kết thúc tham vọng gia nhập thị trường smartphone của Amazon, dựa trên thành công của dòng Fire Tablet. Chạy hệ điều hành Android nhưng Fire Phone được tùy biến với hàng loạt dịch vụ của Amazon. Mặt trước máy chứa 4 camera nhận diện chuyển động đầu, phục vụ giao diện 3D có tên Dynamic Perspective. Tuy nhiên, việc không có Play Store, trong khi Dynamic Perspective gần như vô dụng khiến Amazon Fire Phone trở thành thiết bị thất bại sau vài tháng ra mắt.
Máy chơi game Ouya ra đời cùng tham vọng cạnh tranh với Nintendo, Microsoft và Sony – những cái tên thống trị thị trường console. Thiết bị sử dụng chip ARM, chạy Android nên có thể cài game di động để chơi trên màn hình lớn. Tuy nhiên, sản phẩm nhanh chóng thất bại khi phần mềm chưa hoàn thiện, lượng game ít ỏi và tham vọng quá xa vời. Điểm sáng duy nhất của Ouya nằm ở tựa game bắn cung TowerFall, sau này được phát hành trên các mẫu máy chơi game thành công hơn như Nintendo Switch.
Video đang HOT
Trước khi có smartphone Pixel, thiết bị nhà thông minh Nest hay Chromecast, Google từng thất bại với Nexus Q. Với hình dạng quả cầu độc đáo, tính năng chính của Nexus Q là phát nội dung từ smartphone, tablet lên dàn âm thanh hay TV bằng kết nối không dây. Ý tưởng này đã thành công với Chromecast, tuy nhiên điểm yếu của Nexus Q nằm ở kích thước lớn, giá đắt và chỉ hỗ trợ một số dịch vụ Google. Trừ các nhà phát triển được tặng khi tham gia hội nghị I/O 2012, Nexus Q bị “khai tử” khi còn chưa lên kệ.
BlackBerry Playbook ra đời để cạnh tranh với iPad và tablet chạy Android. Máy trang bị màn hình 7 inch, hệ điều hành được chỉnh sửa cho phù hợp với màn hình lớn cùng kho ứng dụng mới, được ra mắt vào năm 2011. Tuy nhiên, phần mềm và kho ứng dụng là 2 yếu tố bị đánh giá kém ngay từ đầu trên Playbook. Đây được xem là một trong những thất bại lớn của BlackBerry trên thị trường di động, trong bối cảnh thị phần smartphone đã rơi vào tay iPhone và các hãng Android.
Lumia 950 được Microsoft ra mắt năm 2015 với hệ điều hành Windows 10 Mobile. Từng dẫn đầu thị phần hệ điều hành smartphone trước khi iOS và Android ra đời, nhưng Microsoft đã thua cuộc khi không tập trung tốt vào kho ứng dụng. Kể cả mua lại mảng di động của Nokia nhằm tận dụng lợi thế phần cứng, ra mắt Lumia 950 cũng không thể giúp Microsoft giành lại thị phần. Tuy vẫn còn một số smartphone Lumia ra mắt sau đó, thất bại của Lumia 950 cho thấy Microsoft không còn khả năng cạnh tranh trước iOS, Android nữa.
Với mục đích làm mỏng nhẹ laptop, tuy nhiên bàn phím Butterfly Keyboar d của Apple không được người dùng đón nhận như mong muốn. Sử dụng cơ chế mới giúp giảm đáng kể độ mỏng, bàn phím “cánh bướm” bị phàn nàn về độ bền sau một thời gian sử dụng với hàng loạt lỗi như lọt bụi, kẹt phím hoặc gãy khi người dùng tháo ra vệ sinh. Ngay cả các nâng cấp sau đó cũng không thể loại bỏ hoàn toàn vấn đề. The Verge nhận xét bàn phím “cánh bướm” của Apple là một trong những thiết kế phần cứng tệ nhất 10 năm qua, ảnh hưởng đến hàng triệu người mua MacBook giai đoạn 2015-2020.
Người trẻ trải nghiệm Galaxy Z Fold3, Z Flip3 tại Samsung68
Sau thời gian tạm đóng, Samsung68 mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan, trải nghiệm thiết bị công nghệ cao cấp.
Ngày 20/10, Samsung chính thức mở lại Samsung68 (quận 1, TP.HCM) và chuỗi cửa hàng trải nghiệm của hãng sau thời gian tạm đóng để phòng chống dịch. Người đến tham gia trải nghiệm thiết bị công nghệ mới cần thực hiện khai báo y tế trước khi vào cửa hàng.
Nhiều bạn trẻ đến cửa hàng để tận tay trải nghiệm hai mẫu smartphone flagship Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3. Sau khi hoàn tất đợt giao hàng đầu tiên, Samsung tiếp tục giao 10.000 chiếc Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 trong đợt pre-order thứ 2 đến tay người dùng toàn quốc. Nhiều đơn trong số đó được giao đến khách hàng tại Samsung68.
Ngày mở cửa trở lại, Samsung68 có nhiều hoạt động chào đón những vị khách đầu tiên. Trong ngày 20/10, khách nữ đến tham quan, trải nghiệm được nhận một phần quà gồm bánh ngọt và nước trái cây. Ngoài ra, từ 20/10 đến 22/10, khách hàng mua Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 tại Samsung68 được tặng thêm Galaxy Buds2 và phiếu mua hàng phụ kiện trị giá 1 triệu đồng. Chương trình diễn ra suốt thời gian trên cho đến khi hết số lượng quà.
Tất cả khách hàng đến Samsung68 đều đeo khẩu trang cẩn thận, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch.
Gia đình anh Nghĩa - chị Trân (quận 10, TP.HCM) có mặt tại cửa hàng từ sớm để nhận máy Galaxy Z Flip3. Anh Nghĩa cho biết chiếc điện thoại này anh đã đặt trước hơn 2 tuần nay đã có hàng, vừa đúng dịp 20/10 để tặng vợ. "Nhà tôi khá chờ mong vì biết chiếc điện thoại mới có nhiều tính năng thú vị để trải nghiệm. Chúng tôi còn được tặng tai nghe và voucher giảm giá phụ kiện khi mua", anh cho biết.
Vợ chồng chị Thư (quận 4, TP.HCM) cũng dành thời gian đến showroom để làm thủ tục nhận máy Galaxy Z Fold3. "20/10 của nhà tôi hơi ngược, chiếc điện thoại là món quà tôi tặng cho chồng mình. Nhà tôi chờ gần 2 tuần mới có máy, cảm giác cầm trên tay rất hài lòng", chị Thư chia sẻ.
Các bạn trẻ thích thú so sánh sự khác biệt giữa chiếc Flip3 và Fold3. Nếu chiếc Fold3 mang đến hiệu năng cao với chip xử lý Snapdragon 888, RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256/512 GB, dung lượng đến 4.400 mAh, hỗ trợ mạng 5G thì Galaxy Z Flip3 lại gây ấn tượng với người dùng bởi vẻ ngoài, với 4 màu sắc thời trang. Ngoài ra, mặt lưng của máy trang bị 2 camera sau 12 MP, gồm camera chính và camera góc siêu rộng. Máy hỗ trợ chuẩn kháng nước IPX8.
Theo chị Thảo Đặng (quận 5, TP.HCM), Z Flip3 có kiểu dáng thanh thoát, thời thượng và dễ dàng gập lại, phù hợp cho phái nữ bỏ vào túi xách nhỏ. Bên cạnh đó, chiếc điện thoại cũng tích hợp nhiều chức năng phục vụ cho công việc và sở thích của giới trẻ. "Tôi thích nhất tính năng chụp hình có camera sau của máy. Chiếc điện thoại cũng có thể gập lại như một giá đỡ, tôi dễ dàng chủ động quay chụp mà không cần người hỗ trợ hay có thêm tripod để cố định máy", chị nói.
Ngoài hai mẫu điện thoại mới nhất, fan yêu mến Samsung còn đến trải nghiệm những thiết bị hiện đại khác như smartwatch Galaxy Watch4, tai nghe Galaxy Buds, TV Neo QLED 8K hay Galaxay Tab S...
Trung tâm triển lãm công nghệ Samsung68 là mô hình showcase hàng đầu châu Á, đặt tại quận 1, TP.HCM. Nơi đây tập hợp những thiết bị công nghệ mới nhất như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, TV, gia dụng thông minh... của gã khổng lồ Hàn Quốc. Qua màn "trình diễn" tại Samsung68, người dùng Việt có cơ hội trải nghiệm sớm những công nghệ mới của hãng, hiểu được cách ứng dụng vào đời sống hàng ngày.
Ghi nhận trường hợp Galaxy Z Fold3 bốc cháy đầu tiên, người dùng có nên lo lắng hay không? Liệu sự cố của Galaxy Note7 có lặp lại hay không? Một người dùng tại Mỹ mới đây đã chia sẻ những hình ảnh và video về một chiếc Galaxy Z Fold3 bốc cháy. Đây được coi là trường hợp đầu tiên mà chiếc smartphone màn hình gập cao cấp của Samsung gặp sự cố. Cụ thể, trên Twitter, người dùng Chad Christian...