Những thị trấn kỳ quái khiến bạn không thể tin chúng tồn tại
Mỗi thành phố, mỗi thị trấn trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, có một số nơi đặc biệt đến nỗi khiến người ta khó mà hình dung nó thực sự tồn tại.
Hãy cùng khám phá những thị trấn kỳ quái dưới đây để có thêm gợi ý cho một chuyến du lịch đầy thú vị.
Chefchaouen – Thị trấn một màu xanh
Chefchaouen là một thị trấn nhỏ ở miền bắc Marốc. Thị trấn này là vùng đất giàu lịch sử, có khung cảnh thiên nhiên cực đẹp và kiến trúc tuyệt vời. Nhưng điều thực sự làm nên tên tuổi và khiến du khách mê mẩn ở Chefchaouen chính là những ngôi nhà màu xanh đặc trưng ở trong khu vực Medina (khu phố cổ của thị trấn).
Thậm chí tại khu vực này màu xanh còn được phủ cả trên đường đi. Cũng bởi màu xanh có ở khắc mọi nơi cộng với những ngôi nhà kết hợp giữa kiến trúc Tây Ban Nha và Marốc na ná như nhau mà với nhiều du khác khu vực Medina giống như mê cung vậy.
Thị trấn Longyearbyen – Nơi con người “không thể chết”
Thị trấn Longyearbyen trên quần đảo Svalbard ở Bắc Cực là nơi người dân không thể chết. Nơi đây có một nghĩa trang, nhưng nó không được sử dụng trong suốt 70 năm. Lý do đơn giản là vì khí hậu tại thị trấn rất lạnh, khiến xác không thể hủy và thu hút sự chú ý của động vật hoang dã. Những người ốm yếu hay sắp chết sẽ được vận chuyển vào đất liền ở Na Uy bằng máy bay.
Bsingen am Hochrhein – Thị trấn nằm ở hai quốc gia
Một thị trấn trực thuộc cả hai quốc gia dường như là một hiện tượng khá phổ biến, nhưng thị trấn Bsingen am Hochrhein còn trở nên “vô cùng kỳ lạ” ở nhiều khía cạnh khác nhau. Xét về mặt kinh tế, nơi này là một phần của Thụy Sĩ nhưng về mặt hành chính nó lại thuộc quyền quản lý của Đức.
Video đang HOT
Thị trấn “Địa ngục”
Bang Michigan ở Mỹ là nơi bạn có thể tìm thấy thị trấn Hell (Địa ngục). Nguồn gốc của tên này chưa được làm rõ, nhưng người dân tại đây hài lòng với hình ảnh tại nơi họ sống. Du khách thường háo hức chụp ảnh với tấm biển “Welcome to Hell” tại lối vào thị trấn và đồ lưu niệm ở đây được bán rất chạy.
Thị trấn Slab – nơi người dân vô pháp luật, đầy tự do
Được xây dựng trên một căn cứ quân sự bỏ hoang ở giữa sa mạc Sonoran của California, thị trấn Slab không có nhiều tiện nghi hiện đại. Không có đường dây điện, đường ống mang điện hoặc nước ngọt đến thành phố. Người dân phải tự sắp xếp hệ thống riêng để xử lý nước thải hoặc rác.
Nhưng với những người dân ở Slab City, ở đây cung cấp một thứ thậm chí còn quan trọng hơn cả sự thoải mái: đó là tự do.
Thị trấn Colma – nơi người chết nhiều hơn người sống
Thị trấn Colma nằm ở California, có đến 17 nghĩa trang. Trên thực tế, số người chết ở đây còn nhiều hơn số người sống một ngàn người. Sở dĩ có điều kỳ lạ này là vì chính quyền đã từng quyết định di chuyển tất cả các nghĩa trang gần San Francisco đến đây.
Dân số của thị trấn chỉ bao gồm những người người trồng hoa và các nhà sản xuất vật tưởng niệm. Phương châm của thị trấn hiện nay là “Thật tuyệt khi vẫn còn sống ở Colma!”.
Đến với thị trấn Oymyakon, nơi lạnh nhất trên Trái đất có người ở
Bạn có bao giờ tự hỏi đâu là nơi lạnh nhất trên Trái đất? Có một thành phố ở Nga, nơi có nhiệt độ dưới -50 độ C, cư dân đã quá đỗi quen thuộc trước thời tiết khắc nghiệt đó.
Một ngôi làng nhỏ trong vùng lãnh thổ Siberia mang tên Oymyakon. Nguyên nhân do địa hình ở đây là cao nguyên Trung Xibia, lại có nhiều ngọn núi chắn gió ấm từ phía Nam thổi đến. Những điều này khiến Oymyakon trở thành khu vực lạnh giá nhất thế giới có người sinh sống.
Làng Oymyakon ở Siberia chỉ có 500 người dũng cảm chọn đây làm nhà. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở Oymyakon là âm 50 độ C, còn nhiệt độ lạnh nhất đã được ghi nhận xuống đến âm 68 độ C.
Cư dân ở Oymyakon ăn chủ yếu là thịt do các thực phẩm khác khó có thể tìm thấy vào mùa đông. Hầu hết mọi người dành nhiều thời gian ở trong nhà để tránh nhiệt độ băng giá. Bên ngoài tối và vắng vẻ.
Nếu ô tô không được chạy, nó sẽ được giữ trong garage nhiệt để tránh hư hại. Ai đi bộ đều cố gắng đi thật nhanh để có thể thoát khỏi cái lạnh.
Nếu trong thành phố có người chết, trước khi tang lễ, người dân bắt buộc phải làm băng tan chảy, vì thực tế không thể đào xuống mặt đất đang đóng băng. Cái lạnh quá dữ dội đến mức khiến các con vật nuôi đôi lần bị mắc kẹt lưỡi trong thùng nước.
Trong suốt mùa đông, Oymyakon chỉ có ba giờ có ánh sáng mặt trời. Mặt đất luôn bị bao phủ bởi một lớp băng, ở đây có rất ít hệ thống ống nước và hầu hết các phòng tắm ở ngoài; điện thoại di động và xe ô tô liên tục trong tình trạng đóng băng. Chính vì vậy những ngôi nhà sẽ được sưởi ấm thông qua một trạm than nhiệt chạy 24 giờ một ngày.
Giao thông hàng không cũng bị hạn chế khi nhiệt độ giảm mạnh.
Đường liên bang Kolyma được sử dụng để đưa nguồn cung cấp vào khu vực.
Người dân địa phương chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, cũng như chăn nuôi ngựa và gia súc.
Đối với những người không quen với cái lạnh, chắc hẳn sẽ rất khó để nghĩ tới việc sống hay thậm chí là đến thăm một nơi băng giá như vậy.
Oymyakon là một trong những trung tâm quan trọng nhất của ngành khai thác kim cương, cung cấp khoảng 1/5 sản lượng kim cương khai thác trên toàn thế giới.
40% sản lượng vàng của Nga cũng được khai thác trong khu vực này. Chính vì thế, bất kể điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thành phố Oymyakon vẫn có lượng dân cư khoảng 270.000 người.
Bên cạnh đó, thị trấn cũng thu hút nhiều du khách tìm đến để trải nghiệm cái lạnh khắc nghiệt.
Những điểm đến kỳ quái nhất trên thế giới Cầu Quỷ, Tam giác Bermuda hay Cấu trúc Richat là những nơi mà giới xê dịch không thể bỏ qua nếu muốn khám phá sự bí ẩn và ma mị hàng ngàn năm qua của chúng. Cầu Quỷ Ở miền Đông nước Đức có một cây cầu mang tên Rakotzbrucke hay còn được mệnh danh là Cầu Quỷ bởi vẻ đẹp cũng như...