Những thi thể không nguyên vẹn trong khu rừng vắng: Sát thủ từng dâm ô bạn của em gái
Các chuyên gia cho rằng chính những uất ức bị dồn nén từ khi còn nhỏ đã góp phần hình thành nên một nhân cách quái dị ở trong con người Cary Stayner – một kẻ cực đoan và thèm muốn giết phụ nữ.
Vườn quốc gia Yosemite là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, nơi đây cũng từng chứng kiến một kẻ giết người hàng loạt cướp đi 4 mạng người với những chiêu thức vô cùng dã man. Thảm kịch từng làm rung chuyển nước Mỹ vào năm 1999 và cho tới bây giờ, đây vẫn là câu chuyện mà lực lượng FBI thường nhắc lại trong những bài học phá án của mình.
Steven Stayner trở về sau nhiều năm bị bắt cóc càng khiến Cary cảm thấy ganh ghét và muốn được chú ý.
Quá khứ đầy sóng gió
Cary Stayner sinh ngày 13/8/1961 tại Merced, California (Mỹ). Hắn có một người em trai tên là Steven Stayner. Năm 1972, khi Cary 11 tuổi, cậu em trai 7 tuổi bị một kẻ lạm dụng tình dục trẻ em tên là Kenneth Parnell bắt cóc và giam giữ 8 năm trước khi trốn thoát và đoàn tụ với gia đình của mình. Vụ bắt cóc nhận được sự quan tâm của cả nước. Trong suốt những năm này, Cary Stayner gần như bị lãng quên và luôn cảm thấy bị ruồng bỏ bởi cha mẹ mình luôn dằn vặt về sự mất tích của em trai.
Đến khi Steven trở về nhà năm 1980, cậu đã trở thành tâm điểm chú ý từ giới truyền thông. Thậm chí người ta còn viết sách và làm phim truyền hình về quá trình bị bắt cóc của Steven. Tất cả càng khiến Cary Stayner trở nên bực bội, ganh ghét và thèm muốn được chú ý.
Mặc dù về sau, người ta cho rằng những điều này đã ảnh hưởng lớn đến Cary và thậm chí có thể đóng vai trò biến Cary thành kẻ giết người, nhưng trên thực tế Cary đã thể hiện một số dấu hiệu đáng lo ngại trước khi Steven biến mất.
Ở tuổi lên ba, Cary được chẩn đoán mắc bệnh trichotillomania hay còn gọi là hội chứng nghiện giật tóc. Dù được điều trị nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm và khi bước vào trung học, một cái đầu hói do giật tóc quá nhiều đã khiến Cary bị trêu chọc và bắt nạt. Khi lên bảy, Cary đã bắt đầu có những suy nghĩ bạo lực về việc bắt cóc và giết phụ nữ.
Tháng 9/1989, Steven đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông. Một năm sau đó, Jesse Stayner – người chú mà Cary đang sống cùng – bị sát hại. Sau vụ việc, người ta mới phát hiện ra Cary đã bị người chú này lạm dục tình dục từ năm 11 tuổi. Cary trở thành nghi phạm sát hại người chú nhưng vụ án sau đó bị khép lại vì không thể tìm ra bằng chứng rõ ràng về hung thủ.
Ở tuổi thiếu niên, Cary thường xuyên tưởng tượng về những phụ nữ bị hãm hiếp, thậm chí còn có hành vi dâm ô một người bạn của em gái mình khi cô bé đang ngủ.
Các chuyên gia cho rằng chính những uất ức bị dồn nén từ khi còn nhỏ đã góp phần hình thành nên một nhân cách quái dị ở trong con người Stayner – một kẻ cực đoan và thèm muốn giết phụ nữ. Đôi khi, Cary cũng cảm thấy sợ hãi chính nhân cách này của mình. Hắn đã từng cố tự tử vào năm 1991 nhưng không thành. Năm 1995, Cary được đưa vào viện tâm thần và cho về sau khi kết thúc điều trị. Năm 1997, anh ta bị bắt vì tàng trữ cần sa và ma tuý đá nhưng sau đó bản án đã bị huỷ bỏ.
Video đang HOT
Tội ác được củng cố
Cary sau đó đã được nhận vào làm nhân viên sửa chữa ở nhà nghỉ Cedar Lodge, nằm ngay bên đường dẫn vào Vườn quốc gia Yosemite. Ở đây, hắn được yêu mến bởi có thể làm được tất cả các công việc khác nhau, từ dọn dẹp đến sửa chữa các sự cố về điện và cơ khí. Và cũng chính tại đây, Cary Stayner đã ra tay giết hại 4 người phụ nữ.
Cảnh sát không mất nhiều thời gian để kết nối những bằng chứng tìm thấy trong các vụ án với lời khai của hung thủ và thấy các tình tiết hoàn toàn ăn khớp. Điều này đồng nghĩa với việc hai đối tượng tình nghi trước đó là Machael Larwick và Eugene Dykes hoàn toàn vô can trong vụ giết hại ba mẹ con bà Carole Sund.
Các thám tử liên bang tin chắc rằng lần này họ đã bắt “đúng người, đúng tội”, bởi Cary Stayner đã cung cấp cho cảnh sát những tiểu tiết mà “chỉ hung thủ mới có thể biết rõ đến vậy”.
Các bằng chứng cảnh sát tìm thấy sau đó cũng củng cố thêm tội ác của sát thủ này. FBI đã tìm thấy những con dao được sử dụng trong vụ giết hại ba mẹ con bà Carole Sund và Joie Armstrong. Ngoài ra, cảnh sát cũng đối chiếu ADN và phát hiện nhiều vết máu của Cary tại căn nhà gỗ của Joie Armstrong, cùng nhiều dấu vân tay của hắn trên xe nạn nhân.
(Còn nữa…)
Theo Danviet
Vì sao người Nhật Bản luôn đúng giờ đến mức khắc nghiệt?
Nhật Bản tháng trước chấn động bởi việc Bộ trưởng An ninh mạng và Thế vận hội Nhật Bản Yoshitaka Sakurada đến muộn họp 3 phút, khiến ông này phải lên tiếng xin lỗi.
Đúng giờ đến mức tuyệt đối ở Nhật Bản đã trở thành nét văn hóa.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), đó không chỉ là bê bối xảy ra với quan chức cấp cao. Dù là công việc hay bất cứ điều gì trong cuộc sống bình thường, đúng giờ là điều quan trọng nhất ở Nhật.
Nhưng vì sao người Nhật lại đúng giờ đến mức tuyệt đối như vậy? Đó là vì ngay từ nhỏ, người Nhật được dạy về việc phải đúng giờ.
"Cha mẹ luôn nhắc tôi về việc không được muộn giờ, nghĩ về những người gặp rắc rối khi mình đến muộn, dù chỉ muộn một chút. Tôi cảm thấy việc đến muộn thật tồi tệ", Issei Izawa, một sinh viên 19 tuổi nói.
Kanako Hosomura, 35 tuổi sống ở Saitama, nói cô rất ghét việc muộn giờ, dù chỉ là một phút. "Tôi muốn đến sớm hơn là đến muộn vì đợi người khác tốt hơn là để người khác đợi mình", cô nói, nhấn mạnh rằng mình sẽ không chơi với người nào đến muộn hay làm phiền người khác.
Nhưng đối với một số người, nét văn hóa này cũng tạo ra phiền toái. "Bạn gái tôi làm việc ở công ty đường sắt. Tuần trước, cô ấy đến muộn 10 giây và bị quản lý cảnh cáo", người đàn ông nói. "Thật quá hà khắc".
Việc người Nhật tuân thủ văn hóa đúng giờ góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.
Ở Anh, việc đi muộn đã khiến nền kinh tế tổn thất tới 9 tỷ bảng Anh vào năm 2017. Hơn một nửa số người được hỏi nói họ thường xuyên đi muộn.
Bộ trưởng An ninh mạng và Thế vận hội Nhật Bản Yoshitaka Sakurada đã phải xin lỗi vì đi họp muộn 3 phút.
Ở Mỹ, việc đi muộn cũng gây ảnh hưởng đến kinh tế, Ước tính thành phố New York tổn thất 700 triệu USD/năm và bang California tổn thất 1 tỷ USD/năm vì vấn đề đi muộn, theo báo cáo năm 2018.
Vậy văn hóa đúng giờ của Nhật Bản có từ bao giờ? Trước thời công nghiệp hóa, người Nhật tỏ ra khá dễ tính với chuyện đi muộn.
Willem Huyssen van Kattendijke, một sỹ quan người Hà Lan đến Nhật Bản vào những năm 1850, nói người địa phương chẳng bao giờ đến đúng giờ. Ở thời điểm đó, có đoàn tàu còn đến ga chậm 20 phút.
Vào thời kỳ Minh Trị (1868-1912), Thiên Hoàng Nhật đã áp dụng các biện pháp cải cách toàn diện, đưa Nhật Bản trở thành nước công nghiệp hóa.
Khi đó, đồng hồ trở thành thứ phổ biến. Người Nhật bắt đầu nhận ra "thời gian là tiền bạc". Đến những năm 1920, thói quen đúng giờ được tuyên truyền khắp đất nước.
Người dân Nhật được dạy cách vặn đồng hồ sớm 5 phút, thậm chí nhiều hơn để đối phó với tình trạng đi muộn.
Việc đi làm đúng giờ thể hiện kỷ luật trong môi trường công sở Nhật Bản.
Kể từ đó, đúng giờ đã trở thành nét văn hóa ở trong các công ty, tổ chức. "Nếu công nhân đi làm muộn, cả công ty sẽ phải hứng chịu hậu quả. Nói một cách đơn giản, nếu không đến đúng giờ thì không thể làm xong được việc", Makoto Watanabe, giáo sư tại Đại học Hokkaido Bunkyo nói.
Watanabe cũng nhấn mạnh rằng, việc đúng giờ không đồng nghĩa với hiệu suất làm việc.
Năm 1990, thảm kịch xảy ra khi học sinh 15 tuổi bị cánh cửa trường học chèn chết vào lúc 8 giờ 30 phút. Người bấm nút đóng cửa khi học sinh này băng qua bị sa thải và vụ việc trở thành tâm điểm tranh cãi suốt nhiều năm.
"Những cuộc họp quá dài mà chẳng giải quyết được việc gì hay việc cứ ngồi vào bàn làm việc lúc 9 giờ sáng cũng không tạo ra sự khác biệt", Mieko đến từ Đại học Waseda nói.
Cuối cùng, văn hóa đúng giờ và không có ranh giới cho làm việc quá giờ đã ảnh hưởng đến chất lượng sống của người Nhật.
"Ở Nhật có thực trạng là khi mọi người làm gì thì người khác cũng phải làm theo. Điều này dẫn đến những trường hợp tự tử vì làm việc quá sức", Yukio, công dân mang hai quốc tịch Canada và Nhật nói.
"Nhiều bạn bè tôi đến Canada và họ không muốn quay về Nhật. Ở đây, mọi người về nhà lúc 5 giờ chiều. Nhưng ở Nhật thì không như vậy", Yukio nói.
Theo Danviet
Những thi thể không nguyên vẹn trong khu rừng vắng: Hành vi của "quỷ" Tất cả những nạn nhân của của Cary Stayner đều không hề quen biết tên sát nhân nhưng dù chẳng vì lý do gì, họ vẫn bị sát hại một cách dã man. Vườn quốc gia Yosemite là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, nơi đây cũng từng chứng kiến một kẻ giết người hàng loạt cướp...